Hack and slash

Hack and slash hoặc hack and slay (tạm dịch: Chặt và chém), viết tắt là H&S hay HnS hoặc slash 'em up,[1][2] đề cập đến thể loại trò chơi videolối chơi nhấn mạnh đến tính chiến đấu bằng vũ khí cận chiến (chẳng hạn như kiếm hoặc đao). Cũng có thể có một số vũ khí dựa trên đạn (chẳng hạn như súng) làm vũ khí phụ. Đây là một thể loại phụ của beat 'em up, tập trung vào chiến đấu cận chiến thường bằng nắm đấm. Các trò chơi hành động hack-and-slash đôi khi được gọi là trò chơi hành động đặc trưng.

Thuật ngữ "hack and slash" ban đầu được sử dụng để mô tả một kiểu chơi trong trò chơi nhập vai trên bàn, rồi chuyển từ đó sang MUD, MMORPGtrò chơi điện tử nhập vai. Đối với trò chơi điện tử hành động trên máy chơi game tại giamáy game thùng, thuật ngữ này có cách sử dụng hoàn toàn khác, cụ thể là đề cập đến các trò chơi tập trung vào hành động thời gian thực, chiến đấu với vũ khí cận chiến thay vì dùng súng hoặc nắm đấm. Hai thể loại trò chơi hack và slash phần lớn không liên quan đến nhau, mặc dù trò chơi nhập vai hành động có thể kết hợp các yếu tố của cả hai. Cả hai biến thể của thuật ngữ này thường được viết dưới dạng gạch nối và kết hợp với các liên từ rút gọn, ví dụ như hack-and-slash, hack 'n' slay.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ "hack and slash" có nguồn gốc từ RPG "bút và giấy" chẳng hạn như Dungeons & Dragons, biểu trưng cho chiến dịch tấn công bạo lực mà không có yếu tố cốt truyện hoặc mục tiêu quan trọng nào khác. Người chơi không có lựa chọn hay giải pháp nào khác ngoài chiến đấu không ngừng để đánh bại quái vật, nhận điểm kinh nghiệm và kho báu, dùng để tăng sức mạnh cho nhân vật của người chơi. Bản thân thuật ngữ này ít nhất cũng có từ thập niên 1980 và là một từ được của Hoa Kỳ, như trong bài báo viết cho tạp chí Dragon của Jean WellsKim Mohan, cả hai tuyên bố như sau : "Có nhiều thứ mở rộng hơn việc chỉ đơn giản là chặt và chém trong D&D hoặc AD&D; thể loại này ẩn chứa các khả năng, âm mưu, bí mật và tình cảm liên quan đến cả hai giới tính, tất cà vì lợi ích của tất cả các nhân vật trong chiến dịch".[3]

Thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Là sự kết hợp của các từ "hack" và "slash" cho thấy rõ ràng nó là một thuật ngữ được sử dụng cho phong cách trò chơi mang đậm tính chiến thắng trong các trận chiến và đánh bại kẻ địch, hơn là thể hiện câu chuyện và thế giới quan bên ngoài.

Với sự lan rộng của các trò chơi thông dụng và sự ra đời của các trò chơi nhập vai trên máy tính, vốn bị ảnh hưởng bởi các game nhập vai trên bàn, thuật ngữ hack and slash cũng được sử dụng cho các game nhập vai trên máy tính. Các tác phẩm RPG được đánh giá cao trên máy tính thời kỳ đầu như WizardryDungeon Master có hệ thống lần lượt đánh bại kẻ địch và khám phá dungeon. Hack and slash đã được sử dụng như một từ thể hiện đặc điểm của tác phẩm, chẳng hạn như nhấn mạnh việc đánh kẻ địch liên tục.

Mặc dù đây là một thuật ngữ chủ yếu được sử dụng cho trò chơi nhập vai trên bàn, trò chơi nhập vai trên máy tính và trò chơi hành động nhập vai ở các nước nói tiếng Anh, nhưng đôi khi nó cũng được các game thủ Nhật Bản sử dụng.

Các loại trò chơi hack-and-slash

[sửa | sửa mã nguồn]

Trò chơi điện tử hành động

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trò chơi điện tử hành động, thuật ngữ "hack and slash" hoặc "slash 'em up"[1][2] đề cập đến các trò chơi hành động dựa trên vũ khí cận chiến là một thể loại phụ của beat' em up. Các ví dụ về trò chơi cuộn bên 2D truyền thống như bao gồm The Legend of Kage (1985)[2]Rastan (1987)[1][4] của Taito, loạt trò chơi điện tử arcade của SegaShinobi (ra mắt năm 1987)[1][5]Golden Axe (ra mắt năm 1989),[6][7] trò chơi arcade của Data EastCaptain Silver (1987),[1] các trò chơi 2D đầu tiên của TecmoNinja Gaiden (Shadow Warriors) (ra mắt năm 1988),[1] Strider (1989) của Capcom,[2][8] trò chơi Danan: The Jungle Fighter (1990)[1] của Sega Master System, Saint Sword (1991) của Taito,[1] trò chơi máy tính tại nhà của Vivid ImageFirst Samurai (1991),[2]Dragon's Crown (2013) của Vanillaware.[5] Thuật ngữ "hack-and-slash" dùng để chỉ các trò chơi phiêu lưu hành động có từ năm 1987, khi Computer Entertainer đánh giá The Legend of Zelda, họ nói rằng nó còn "hơn cả hack-and-slash điển hình".[9]

Vào đầu thế kỷ 21, các bài báo chí về ngành công nghiệp trò chơi điện tử thường sử dụng thuật ngữ "hack and slash" để chỉ một thể loại riêng biệt của 3D, người thứ ba, dựa trên vũ khí, trò chơi hành động cận chiến. Các ví dụ như là dòng Devil May CryOnimusha của Capcom, Dynasty Warriors của Koei Tecmo và trò chơi 3D Ninja Gaiden, God of WarGenji: Dawn of the Samurai của Sony, cũng như No More Heroes, Bayonetta, Darksiders, Dante's Inferno,[10][11][12]Sengoku BASARA.[13] Thể loại này đôi khi được gọi là "hành động đặc trưng" và đại diện cho sự phát triển hiện đại của trò chơi hành động arcade truyền thống. Phân nhóm này phần lớn được Kamiya Hideki định hình nên, ông chính là tác giả của Devil May CryBayonetta .[14] Lần lượt sau đó Devil May Cry (2001) bị ảnh hưởng bởi các trò chơi hack-and-slash trước đây như Onimusha: Warlords (2001),[15]Strider.[16][17] Các trò chơi khác được gọi là trò chơi "hack-and-slash" bao gồm loạt game Souls, Sekiro: Shadows Die Twice, và Middle-Earth: Shadow of Mordor.[5]

Trò chơi nhập vai

[sửa | sửa mã nguồn]

Hack and slash đã thực hiện quá trình chuyển đổi từ trò chơi trên bàn sang trò chơi điện tử nhập vai, thường bắt đầu trong một thế giới giống như D&D.[18] Hình thức chơi trò chơi này đã ảnh hưởng đến một loạt các trò chơi hành động nhập vai, bao gồm cả các trò chơi như Lineage,[19] Xanadu[20] and Diablo.[21][22]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h “Complete Games Guide”. Mean Machines (20 (28 April 1992)): 6, 14, 18, 20, 22, 26. tháng 5 năm 1992.
  2. ^ a b c d e “First Samurai”. Computer and Video Games (121 (Tháng 12 năm 1991)): 28–30. 15 tháng 11 năm 1991.
  3. ^ Wells, Jean; Mohan, Kim (tháng 7 năm 1980). “Women want equality - and why not?”. Dragon #39. TSR Hobbies, Inc. V (1): 16.
  4. ^ Reed, Kristan (4 tháng 1 năm 2007). “Taito Legends Power-Up”. Eurogamer. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ a b c Gass, Zach (11 tháng 5 năm 2020). “10 Awesome Hack and Slash Games That Aren't God of War”. Screen Rant. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ Greg Kasavin (30 tháng 11 năm 2006). “Golden Axe Review”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2008.
  7. ^ Patrick Shaw (16 tháng 5 năm 2008). “Golden Axe: Beast Rider”. GamePro. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2008.
  8. ^ Weiss, Brett (9 tháng 7 năm 2018). Classic Home Video Games, 1989-1990: A Complete Guide to Sega Genesis, Neo Geo and TurboGrafx-16 Games. McFarland & Company. tr. 206. ISBN 978-0-7864-9231-2.
  9. ^ “Nintendo Software” (PDF). Computer Entertainer. 6 (5): 12. tháng 8 năm 1987.
  10. ^ Is Dante's Inferno Divine or a Comedy of Errors?, UGO Networks, February 9, 2010
  11. ^ Heavenly Sword Review, VideoGamer.com, 04/09/2007
  12. ^ Pementel, Michael (7 tháng 1 năm 2019). “A Timeless Hack And Slash Historical Adventure: Remembering 'Onimusha: Warlords'. Bloody Disgusting. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2021.
  13. ^ “CAPCOM | The Story behind Development of "Sengoku BASARA". www.capcom.co.jp (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  14. ^ Hovermale, Chris (10 tháng 3 năm 2019). “How Devil May Cry's arcade inspirations shaped character action games”. Destructoid. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ Electronic Gaming Monthly, December 2001 issue, p. 56.
  16. ^ Fahey, Rob (1 tháng 1 năm 2007). “Strider 1/2 •”. Eurogamer.net. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  17. ^ Jones, Darran (24 Apr 2010). "The Making of... Strider". Retro Gamer (76). pp. 48-53.
  18. ^ David Myers. “The attack of the backstories (and why they won't win)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2008.
  19. ^ Huhh, Jun Sok; Park, Sang Woo. “Game Design, Trading Markets, and Playing Practices” (PDF). Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  20. ^ “Hack and Slash: What Makes a Good Action RPG?”. 1UP.com. 18 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2011.
  21. ^ “Games Like Diablo”. Games Finder. 6 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2017.
  22. ^ Cord Kruse (5 tháng 9 năm 2008). “Diablo III: Timeline, Expanded RPG Elements, iTunes D3 Music”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2008.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đặc điểm Sức mạnh Titan - Shingeki no Kyojin
Đặc điểm Sức mạnh Titan - Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan (巨人の力 Kyojin no Chikara) là khả năng cho phép một người Eldia biến đổi thành một trong Chín Titan
Nhân vật Gamma - The Eminence in Shadow
Nhân vật Gamma - The Eminence in Shadow
Gamma (ガンマ, Ganma?) (Γάμμα) là thành viên thứ ba của Shadow Garden, là một trong Seven Shadows ban đầu
Giới thiệu anime: Hyouka
Giới thiệu anime: Hyouka
Hyouka (氷菓 - Băng Quả) hay còn có tên là "Kotenbu" (古典部 - Cổ Điển Hội) là 1 series light novel được sáng tác bởi nhà văn Honobu Yonezawa và phát hành bởi nhà xuất bản Kadokawa Shoten
Đứa con của thời tiết (Weathering with You)
Đứa con của thời tiết (Weathering with You)
Nếu là người giàu cảm xúc, hẳn bạn sẽ nhận thấy nỗi buồn chiếm phần lớn. Điều này không có nghĩa là cuộc đời toàn điều xấu xa, tiêu cực