Heine được sinh ra trong một gia đình Do Thái đã có sự biến đổi về văn hoá ở Düsseldorf, Đức. Bố của ông là một thương gia. Khi việc kinh doanh của ông bị thất bại, Heine được gửi tới Hamburg, ở nơi đó, ông chú giàu có Salomon đang làm chủ ngân hàng, đã khuyến khích ông tham gia công việc kinh doanh. Sau khi Heiner thất bại trong lĩnh vực này, ông quay sang nghiên cứu về luật tại các trường Đại học Göttingen, Đại học Bonn và Đại học Humboldt, nhưng ông đã nhận ra rằng mình thích văn học hơn luật, mặc dù ông đã nhận được bằng tốt nghiệp vào năm 1825, cùng thời gian đó, ông đã quyết định chuyển từ đạo Do Thái sang đạo Tin Lành. Việc này cần thiết do sự đối xử khắt khe những người Do Thái tại nhiều vùng nước Đức; nhiều trường hợp, họ còn bị cấm làm việc ở một số vị trí. Điều này bao gồm cả cho những bài giảng tại trường đại học, là những tham vọng đặc biệt của Heine. Khi Heine tự biện minh cho mình trong cuộc đối thoại với người khác thì việc chuyển đổi đó là "cái vé cho việc được tham gia văn hoá châu Âu", mặc dù nó chẳng chứng minh được gì - và nhiều người khác ví dụ anh em họ và nhà soạn nhạc hảo tâm Giacomo Meyerbeer, thấy việc làm này không cần thiết để đạt được những điều đó. Phần lớn cuộc đời mình, Heine đấu tranh với những nhân tố không tương thích giữa con người Do Thái và Đức của ông.
Bài thơ đầu tay của Heine là Gedichte ("Những bài thơ"), sáng tác vào năm 1821. Mối tình cuồng si đơn phương của Heine với người em họ Amalie và Therese sau này đã truyền cảm hứng cho ông viết nên những vần thơ hay nhất; Buch der Lieder ("Quyển sách những lời hát", 1827) là tuyển tập đầu tiên có đầy đủ các bài thơ của ông.
Ông ở lại Paris đến cuối đời, ngoại trừ một lần quay lại Đức vào năm 1843. Tác phẩm của ông và những người khác mà bị coi như là có liên đới với cuộc cách mạng Young Germany vào năm 1835 đã bị cấm tại Đức.
Tuy nhiên, Heine vẫn tiếp tục viết về chính trị và xã hội của Đức. Heine viết Deutschland. Ein Wintermärchen (Nước Đức. Chuyện cổ tích mùa đông), một bản miêu tả chuyến tới Đức của ông năm trước và tình hình chính trị ở đó, vào năm 1844; người bạn của ông, Karl Marx, đã cho đăng bài này trong từ báo của ông Vorwärts ("Tiên tiến"). Heine cũng chỉ trích về chính trị không tưởng ở Đức trong bài Atta Troll: Ein Sommernachtstraum (Atta Troll: Một giấc mơ đêm hè) vào năm 1847.
Heine đã phải chịu đau ốm nằm giường trong tám năm cuối cuộc đời mình (vài người đoán rằng ông đã bị bệnh đa xơ cứng hoặc giang mai). Ông mất ở Paris và muốn được chôn cất ở Nghĩa trang Montmartre.
Trong số những quyển sách đã bị đốt cháy ở Quảng trường Opern, Berlin vào năm 1933, sau khi Đức Quốc xã lùng sục Viện Tình dục học (Institut für Sexualwissenschaft), nơi những quyển sách của Heine - như là một điềm báo, một trong những dòng thơ nổi tiếng, "Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người" (Almansor, 1821) - bây giờ đã được khắc sâu trên đất nơi đó.
Thật là thú vị khi nhận ra rằng, mặc dù đây chỉ là những câu nói, là việc Heine ban đầu chỉ muốn nhắc đến việc đốt kinh Koran của Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha (Spanish Inquisition), trong nỗ lực để nhổ rễ đạo Hồi ở bán đảo Iberia, trung tâm chính của văn hoá đạo Hồi trung cổ.
Với gần 10.000 nhạc phẩm thuộc đủ mọi thể loại, Heinrich Heine còn là một nhà thơ duy nhất của mọi thời đại và mọi nước có thơ được phổ nhạc nhiều nhất trên hành tinh này.
"Nếu một người lúc nào cũng có thể mỉm cười được trước tất cả mọi điều thì chắc chắn người đó trong lòng phải có một rạn nứt đau đớn"
"Cái người làm cho tôi ghét nhất, không phải người tôi yêu, cũng không phải người tôi ghét mà chính là người không làm cho tôi yêu mà cũng chẳng làm cho tôi ghét. Đó là con người nhạt".
The Complete Poems of Heinrich Heine. Phiên bản tiếng Anh do Hal Draper, Suhrkamp/Insel Publishers Boston, 1982. ISBN 3-518-03048-5
Đã có nhiều dịch giả Việt Nam dịch thơ Heinrich Heine sang tiếng Việt như Xuân Diệu, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Xuân Sanh, Quang Chiến, Trần Đương, Chu Thu Phương. Trong đó nữ dịch giả Chu Thu Phương đã dịch trọn vẹn tập "Khúc đệm trữ tình" trong bộ "Sách của những bài ca" và được đánh giá là đã giữ được nguyên nhịp điệu, cách chơi chữ, tính nhạc trong thơ Heine.
^Mẹ của Heine tên là Peira nhưng tất cả người thân đều gọi bà là Betty, tên khai sinh là Peira van Geldern (1771 – 1859), sau khi lấy chồng là Peira van Geldern Heine. Đây là bài thơ gồm hai bài sonnet có tựa đề là Gửi mẹ tôi,, B. Heine, tên khai sinh là v. Geldern (An meine Mutter, B. Heine, geborne v. Geldern) nhưng chúng tôi đặt theo tên gọi đã quen thuộc là “Thư gửi mẹ” - cũng là một bài thơ rất nổi tiếng ở Việt Nam của Esenin.
^!Thánh ngờ vực (Thomas) – tức Thánh Tô-ma tông đồ hay còn gọi là Tô-ma đa nghi hoặc Đi-đi-mô (Didymos). Là một trong 12 tông đồ của Giêsu, Ngài không tin bất cứ điều gì khi không chỉ nhìn tận mặt mà còn phải sờ tận tay (Tân Ước_Giăng, 20: 25-28). Đây là một tích trong Kinh Thánh nhưng phải nói rằng sự liên tưởng của Heine là quá hay