Henri de Toulouse-Lautrec

Henri de Toulouse-Lautrec
Henri de Toulouse-Lautrec.
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Henri Marie Raymond de Toulouse-Lautrec-Monfa
Ngày sinh
(1864-11-24)24 tháng 11 năm 1864
Nơi sinh
Albi, Tarn, Pháp
Mất
Ngày mất
9 tháng 9 năm 1901(1901-09-09) (36 tuổi)
Nơi mất
Château Malromé, Pháp
Nguyên nhân
giang mai
An nghỉVerdelais
Giới tínhnam
Quốc tịchPháp
Gia đình
Bố
Alphonse de Toulouse-Lautrec-Monfa
Mẹ
Adèle Zoë Tapié de Céleyran
Hôn nhân
không có
Thầy giáoLéon Bonnat, Fernand Cormon
Lĩnh vựcHọa sĩ
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động1879 – 1901
Đào tạoLycée Condorcet
Trào lưuHậu ấn tượng, Art Nouveau
Thể loạichân dung, tranh động vật, tranh đời thường
Có tác phẩm trongÖsterreichische Galerie Belvedere, Minneapolis Institute of Art, Viện Nghệ thuật Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Phòng triển lãm Tāmaki Auckland, Thyssen-Bornemisza Museum, Finnish National Gallery, J. Paul Getty Museum, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, Phòng triển lãm Quốc gia Victoria, Tate, Phòng triển lãm quốc gia Washington, Nationalmuseum, National Gallery of Canada, Städel Museum, Musée national des beaux-arts du Québec, Palais des Beaux-Arts de Lille, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Museum of Fine Arts Ghent (MSK), Kröller-Müller Museum, Bảo tàng Van Gogh, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, Musée Toulouse-Lautrec, Bảo tàng Quốc gia Luân Đôn, Courtauld Gallery, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Paris, São Paulo Museum of Art, Fogg Museum, Bảo tàng Nghệ thuật Harvard, Hiroshima Museum of Art, Bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis, Musée des Augustins, Foundation E.G. Bührle Collection, Albertina, Staatliche Kunstsammlungen Dresden, Artizon Museum, Bảo tàng Brooklyn, Los Angeles County Museum of Art, Museu Nacional d'Art de Catalunya, The Phillips Collection, Abelló Museum, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia, Museum of Fine Arts, Houston, Barnes Foundation, Hammer Museum, Museum of Fine Arts, Budapest, Ohara Museum of Art, Bavarian State Painting Collections, Princeton University Art Museum, Bảo tàng Ermitazh, Carnegie Museum of Art, Fitzwilliam Museum, Kunsthalle Bremen, Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, Tehran Museum of Contemporary Art, National Museum of Serbia, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Milwaukee Art Museum, Dixon Gallery and Gardens, Thiel Gallery, Ny Carlsberg Glyptotek, Buffalo AKG Art Museum, Dallas Museum of Art, Pola Museum of Art, Barber Institute of Fine Arts, Bảo tàng Orsay, Fred Jones Jr. Museum of Art, Columbus Museum of Art, Fondation Bemberg, Mead Art Museum, Mohamed Mahmoud Khalil Museum, Virginia Museum of Fine Arts, San Diego Museum of Art, Wadsworth Atheneum Museum of Art, Museum collection Am Römerholz, Villa Flora, Hamburger Kunsthalle, Minnesota Marine Art Museum, Vanderbilt Museum of Art, Clark Art Institute, Phòng trưng bày Quốc gia Hungary, Royal Museums of Fine Arts of Belgium, Aberdeen Art Gallery, Bảo tàng Stedelijk Amsterdam, Ashmolean Museum, Denver Art Museum, Alte Nationalgalerie, Mougins Museum of Classical Art, Botero Museum, Musea Brugge, Kunstmuseum Bern, Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Praha, Wallraf–Richartz Museum, Print Collection, Museum Boijmans Van Beuningen, Tel Aviv Museum of Art, Von der Heydt Museum, Norton Simon Museum, Kunsthaus Zürich, Queensland Art Gallery & Gallery of Modern Art, Musée des Beaux-Arts de Tournai

Ảnh hưởng bởi
Chữ ký

Henri Marie Raymond de Toulouse-Lautrec-Monfa hay gọi tắt Henri de Toulouse-Lautrec (24 tháng 11 1864 - 9 tháng 9 1901) là một danh họa người Pháp nổi tiếng với các tác phẩm mô tả cuộc sống sôi động và đầy màu sắc ở Paris cuối thế kỷ 19. Toulouse-Lautrec cùng với Cézanne, Van Gogh, và Gauguin được coi là những họa sĩ vĩ đại nhất của trường phái Hậu ấn tượng. Trong cuộc đấu giá năm 2005, họa phẩm "La blanchisseuse", vẽ về một nữ thợ giặt, đã được bán với giá kỉ lục 22.4 triệu USD tại nhà đấu giá Christie's.[1]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Henri Marie Raymond de Toulouse-Lautrec-Monfa sinh tại Albi, Tarn, thuộc vùng Occitanie, Pháp, là con cả trong gia đình bá tước Alphonse và nữ bá tước Adèle de Toulouse-Lautrec. Ông là thành viên của một gia đình quý tộc (con cháu của bá tước vùng Toulouse và Lautrec và tử tước vùng Montfa). Người em trai của ông sinh ngày 28 tháng 8 năm 1867 nhưng qua đời một năm sau đó.

Sau cái chết của người em trai, cha mẹ ông chia tay và đến năm 8 tuổi ông tới sống với mẹ ở Paris. Tại đây ông bắt đầu vẽ các tác phẩm phác họa và biếm họa đầu tiên. Gia đình nhanh chóng nhận ra tài năng hội họa của ông và một người bạn của cha ông tên là Rene Princeteau đôi khi tới nhà để chỉ dạy cho ông những bài học cơ bản về hội họa.

Cha mẹ của Henri là họ hàng gần của nhau (bà nội và bà ngoại ông là chị em ruột) vì vậy ngay từ nhỏ ông đã phải chịu các căn bệnh bẩm sinh do hôn nhân cận huyết của cha mẹ.

Năm 13 tuổi, Henri bị rạn đùi phải và đến năm 14 tuổi đùi trái của ông gặp tình trạng tương tự[2] và không thể lành hẳn. Các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân là do sự rối loạn gen.[3] Ngoài ra, ông cũng bị chấn đoán mặc bệnh còi xương. Đôi chân không phát triển, đến tuổi trưởng thành, chiều cao của Henri chỉ đạt 1.52 m,[2][4] phần thân trên thì phát triển bình thường như người trưởng thành còn đôi chân thì chỉ có kích cỡ chân của trẻ em.

Không thể tham gia vào các hoạt động thể chất như các người con trai cùng lứa khác. Ông chìm đắm vào nghệ thuật và trở thành một họa sĩ quan trọng của trường phái Hậu ấn tượng và Art nouveau.

Sau khi thi trượt đại học lần đầu, ông đỗ đại học trong lần thứ hai. Trong thời gian ở Nice, các tác phẩm của Henri đã gây ấn tượng với Princeteau, người đã thuyết phục cha mẹ Henri để ông trở lại Paris và theo học họa sĩ chân dung Léon Bonnat. Mẹ của Henri muốn ông trở thành một họa sĩ nổi tiếng và đã sử dụng ảnh hưởng của gia đình để đưa Henri vào studio của Bonnat.

Sau khi Bonnat chuyển nghề, Henri chuyển tới studio của Fernand Cormon năm 1882 và học ở đây thêm 5 năm, tại đây ông đã kết bạn với nhiều người trong đó có Emile Bernardvan Gogh.

Sau khi học xong năm 1887, ông tham dự một triển lãm ở Toulouse dưới nghệ danh "Tréclau". Sau đó ông có cuộc triển lãm ở Paris với van Gogh và Louis Anquetin.[5]

Từ 1889 tới 1894, ông tham dự Hiệp hội các nghệ sĩ tự do. Ông vẽ vài bức họa phong cảnh về Montmartre. Khi tiệm hát Moulin Rouge mở cửa, Toulouse-Lautrec được mời vẽ poster. Mẹ Henri đã rời Paris trước đó trong khi ông vẫn phụ thuộc vào nguồn trợ cấp từ gia đình, nên Henri buộc phải kiếm sống bằng các tác phẩm poster. Tiệm hát đã giữ một suất cho Henri và trưng bày các tác phẩm của ông.[6] Trong số các tác phẩm nổi tiếng ông vẽ cho Moulin Rouge và các tiệm đêm ở Paris khác có bức họa về ca sĩ Yvette Guilbert và vũ công Louise Weber.

Việc kinh doanh poster đã đưa ông tới London, tại đây ông sáng tác ra các tác phẩm như 'Confetti'[7] hay 'La Chaîne Simpson'[8]. London cũng là nơi Henri gặp Oscar Wilde,[9] khi Wilde đối mặt với án tù ở London, Henri là người ủng hộ rất mạnh mẽ. Bức chân dung Oscar Wilde của Toulouse-Lautrec được ra đời cùng năm vụ xử án của Wilde.[9][10]

Trong suốt cuộc đời mình, Toulouse-Lautrec thường xuyên bị trêu ghẹo vì ngoại hình của ông. Henri tìm đến rượu để giải sầu[11] và trở thành một người nghiện rượu nặng.

Năm 1893, khi gia đình và bạn bè của Henri nhận thấy tình trạng sức khỏe ngày càng xấu của Henri cũng là lúc có tin đồn ông bị nhiễm bệnh giang mai.[12] Năm 1899, gia đình và một nhóm bạn bè đã ép ông cai rượu, tuy vậy thì ông vẫn lén lún thường xuyên uống rượu.[9]

Một thời gian ngắn trước khi qua đời, Henri được đưa vào viện điều dưỡng. Ông qua đời do các biến chứng của rượu và giang mai tại ngôi nhà của gia đình ở tuổi 36. Henri được chôn cất tại Verdelais, Gironde, chỉ cách vài km so với Château Malromé, nơi ông qua đời.

Sau khi Henri mất, mẹ ông, nữ bá tước Adèle Toulouse-Lautrec và Maurice Joyant, một thương gia nghệ thuật đã quảng bá các tác phẩm của Henri. Mẹ ông đã góp quỹ để xây một bảo tàng ở Albi, nơi sinh của Henri, để trưng bày các tác phẩm của ông.

Các tác phẩm tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The New York Sun 11/02/2005”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2010.
  2. ^ a b “Why Lautrec was a giant”. London: The Times. 10 tháng 12 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2007.
  3. ^ Angier, Natalie (6 tháng 6 năm 1995). “What Ailed Toulouse-Lautrec? Scientists Zero In on a Key Gene”. The New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2007.
  4. ^ Fermigier, André, Toulouse-Lautrec, Presses Pocket, 1992
  5. ^ Author Unknown, "Toulouse-Lautrec" – published Grange Books. ISBN 1-84013-658-8 Bookfinder – Toulouse Lautrec Lưu trữ 2014-02-02 tại Wayback Machine
  6. ^ Blake Linton Wilfong Hooker Heroes
  7. ^ “Confetti - San Diego Museum Of Art”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2010.
  8. ^ “La Chaîne Simpson - San Diego Museum Of Art”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2010.
  9. ^ a b c “Toulouse Lautrec: The Full Story”. UK: Channel 4. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.
  10. ^ 'Oscar Wilde' 1895 by Toulouse-Lautrec
  11. ^ Lautrec.info biography [1] Lưu trữ 2015-10-05 tại Wayback Machine.
  12. ^ “Biography: Art Blog”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2010.

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Những loại kỹ làm nên sức mạnh của một nhân vật trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Baemin từ
Baemin từ "tân binh" đầy nổi bật thành "tàn binh" bên bờ vực dừng hoạt động ở Việt Nam
Thương hiệu "viral" khắp cõi mạng nhưng "không bao giờ có lãi", liệu có lặp lại câu chuyện của những chú gà vàng đen Beeline?
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
Trinity in Tempest mang đến cho độc giả những pha hành động đầy kịch tính, những môi trường phong phú và đa dạng, cùng với những tình huống hài hước và lôi cuốn
Vì sao vẫn cứ mãi là cẩu độc thân
Vì sao vẫn cứ mãi là cẩu độc thân
Sống hơn 20 năm rồi, quả là càng sống càng hiểu, hãy thử tổng kết lại vài nguyên nhân nào.