Hoàng Hạ (trống đồng)

Hoàng Hạ là một trong những chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn, có nhiều hoa văn phong phú, hiện được tàng trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Xuất xứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào khoảng tháng 3 năm 1937, dân công đào mương dẫn nước xóm Nội, thôn làng Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (Hà Nội ngày nay) đã tìm ra được trống này ở độ sâu 1,5 mét trong lòng đất.[1]

Tình trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống có đường kính mặt là 79 cm, chiều cao là 61,5 cm. Trống bị long mặt, rỉ gần khắp mặt và cả một phần thân trống.

Hình dáng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa văn trang trí, hình dáng và kích thước tương tự như trống Ngọc Lũ I.

Hoa văn trang trí

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa văn tại mặt trống

[sửa | sửa mã nguồn]
Bề mặt trống đồng Hoàng Hạ
Hoạ tiết chim trên mặt trống đồng
Trống đồng Hoàng Hạ, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

Chính giữa mặt trống có hình ngôi sao nổi 16 cánh, xen kẽ các cánh sao là những họa tiết trang trí kiểu lông công. Bao quanh ngôi sao là 15 vành hoa văn, gồm hai loại: hoa văn hình học và hình khắc người, động vật và vật.

Về hoa văn hình học, ngoài những hoa văn tương tự như hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ I như các chấm nhỏ thẳng hàng, chữ gãy nối tiếp, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến song song, văn răng cưa,...còn có thêm vành hoa văn hình xoắn ốc và vòng tròn đồng tâm ở vành thứ 7 từ trong ra ngoài.

Về hình khắc người và động vật thì có vành hươu nai, chim bay xem kẽ. Vành số 9 của trống Hoàng Hạ chỉ có 14 con chim bay. Đó là những hình chim mỏ dài, đuôi và chân dài, có mào, không có những hình chim đứng ngậm mồi.

Rìa mặt trống có 30 lỗ nhỏ cách đều nhau, là dấu vết con kê trên khuôn đúc trống.

Hoa văn ở thân trống

[sửa | sửa mã nguồn]
Trống đồng Hoàng Hạ, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

Bố cục trang trí và hình hoa văn giống như trống đồng Ngọc Lũ 1. Trên tang trống, ngoài các vành hoa văn hình học, cũng có hình 6 chiếc thuyền, xen giữa các thuyền là những hình chim có từ 2 đến bốn con. Về trang sức, tất cả thuyền trưởng cầm trống, vũ sĩ và người cầm lái đều đội mũ lông chim khá cao.

Trống có hai đôi quai kép trang trí văn bện thừng. Chân trống không có hoa văn.

  1. ^ Tạp chí của trường Bác cổ Viễn đông, 1937, tr.100

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Geto Suguru (夏げ油とう傑すぐる Getō Suguru?, Hạ Du Kiệt) là một phản diện trong bộ truyện Chú thuật hồi chiến và tiền truyện Chú thuật hồi chiến - Trường chuyên chú thuật Tokyo
Review phim Lật mặt 6 - Tấm vé định mệnh
Review phim Lật mặt 6 - Tấm vé định mệnh
Phần 6 của chuỗi series phim Lật Mặt vẫn giữ được một phong cách rất “Lý Hải”, không biết phải diễn tả sao nhưng nếu cắt hết creadit
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Tao Fa (Đào Hoa Pháp, bính âm: Táo Huā) là một nhân vật phản diện chính của Thiên đường địa ngục: Jigokuraku. Cô ấy là thành viên của Lord Tensen và là người cai trị một phần của Kotaku, người có biệt danh là Đại hiền triết Ratna Ratna Taisei).
Khu rừng bí mật - Nỗi đau lớn nhất của bậc làm cha mẹ
Khu rừng bí mật - Nỗi đau lớn nhất của bậc làm cha mẹ
Nỗi đau và sự tuyệt vọng của Yoon Se Won thể hiện rất rõ ràng nhưng ngắn ngủi thông qua hình ảnh về căn phòng mà anh ta ở