Hoàng Sầm 黃岑 | |
---|---|
Hoàng Phúc hầu | |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1512 |
Nơi sinh | Kinh Bắc |
Rửa tội | |
Mất | không rõ |
An nghỉ | |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Học vấn | Tiến sĩ Nho học |
Chức quan | Tả thị lang bộ Lễ |
Quốc tịch | Đại Việt |
Thời kỳ | nhà Mạc |
Truy phong | |
Thụy hiệu | |
Tước hiệu | |
Tước vị | |
Chức vị | |
Thần vị | |
Nơi thờ tự | |
Hoàng Sầm (黃岑, 1512 - ?) là một tiến sĩ, đại quan dưới thời nhà Mạc. Ông sinh năm Nhâm Thân, niên hiệu Hồng Thuận thứ 8 (1512), người xã Thù Sơn[1], tổng Quế Trạo, huyện Hiệp Hòa, xứ Kinh Bắc (nay thuộc xóm Giếng, xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang). Năm ông 27 tuổi thi đỗ Hội nguyên, vào thi Đình đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh (Thám hoa), khoa thi Mậu tuất, niên hiệu Đại chính thứ 9 (1538) đời Mạc Đăng Doanh. Ông là bạn đồng khoa với Trạng nguyên Giáp Hải[2]. Hoàng Sầm làm quan cho vương triều nhà Mạc tới chức Lễ bộ Tả thị lang, tước Hoàng Phúc hầu.
Hoàng Sầm được xem là một con người đặc biệt trong lịch sử thi cử phong kiến Việt Nam, được chọn để chép trong sách "Tang thương ngẫu lục" của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án. Điểm đặc biệt của ông là năm 24 tuổi ông vẫn là một anh bần nông mù chữ, nhưng vì yêu một cô tiểu thư con quan nên quyết chí học hành, chỉ sau 3 năm đèn sách ông đã đỗ Thám hoa.
Trong sách Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án có câu chuyện kể như sau: Hoàng Sầm ở Thù Sơn đời đời làm nghề cày ruộng. Cha mất sớm, để lại cho mấy sào ruộng, mẹ con nương nhờ vào nhau sinh sống. 24 tuổi Hoàng Sầm vẫn chưa biết chữ. Năm ấy, cùng quan huyện nhà có quan thượng Nguyễn Công Doãn (thực ra là Nguyễn Doãn Địch)[3] trí sĩ[4] về quê. Quan huyện bắt dân ra đón rước. Hoàng Sầm cũng ở trong số ấy sung vào chân khiêng kiệu tiểu thư (con gái quan thượng). Khi khiêng, ông liếc mắt nhìn trộm thấy tiểu thư xinh đẹp thì trong lòng rung động. Về nhà, ông nói với mẹ muốn lấy người con gái ấy. Mẹ ông cho rằng chuyện hão, nhưng ông không nghe mà đi mua sắm đồ sính lễ bắt mẹ phải đi dạm hỏi. Quan thượng lấy làm lạ, hỏi thì mẹ kêu xin tha tội và kể đầu đuôi câu chuyện. Quan thượng nghe rồi cười bảo:
- Không hề gì.
Quan thượng sai người đến gặp chàng trai:
Con gái nhà quan không lẽ gả cho người dân thường. Sau này anh làm nên sự nghiệp mới lấy con gái ta được.
Hoàng Sầm lạy hai lạy rồi nói:
- Xin vâng theo lệnh, nhưng mong quan lớn đừng sai lời.
Về nhà, ông bán đi một sào ruộng được 30 quan tiền, rồi tìm thầy xin học. Học được ba năm đã giỏi lắm, đi khảo khóa trúng ở huyện Hòa Hòa, đi thi Hương đỗ Giải nguyên (đỗ đầu).
Đỗ đầu thi Hương rồi, ông nhờ người làng đến nói với quan thượng xin đừng sai lời hẹn cũ, rồi lên kinh đô thi Hội. Bấy giờ con gái quan thượng có mấy đám hỏi nhưng chưa thành đám nào nên vẫn còn ở nhà.
Quả nhiên, năm Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính, nhà Mạc, ông thi đậu Thám hoa. Hôm vinh quy và cũng là ngày làm lễ cưới ngay sân nhà quan thượng. Người làng đều cho là sự vẻ vang vốn có.