Hoàng Trinh

Hoàng Trinh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Hồ Tôn Trinh
Ngày sinh
28 tháng 9, 1920
Nơi sinh
Hà Tĩnh
Mất19 tháng 3, 2011
Giới tínhnam
Quốc tịchViệt Nam
Nghề nghiệpnhà văn, nhà lý luận văn học, nhà ký hiệu học
Sự nghiệp nghệ thuật
Thành viên củaHội Nhà văn Việt Nam, Viện Văn học Việt Nam
Giải thưởngGiải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng ba, Huân chương Lao động hạng 1

Hồ Tôn Trinh (28 tháng 9 năm 192019 tháng 3 năm 2011) tên thường được biết đến là Giáo sư Hoàng Trinh, là nhà nghiên cứu văn học phương Tây, nhà lý thuyết và lịch sử văn học, nhà ký hiệu học Việt Nam. Ông trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1968[1].

Ông sinh ra và lớn lên tại xã Đại Nài, huyện Thạch Hà, nay thuộc phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Ông từng giữ các chức vụ: Trưởng Ti Tuyên truyền văn nghệ tỉnh Hà Tĩnh. Từ 1954 đến 1959 ông lần lượt công tác tại Bộ tuyên truyền, Ban tuyên huấn, Ban văn giáo Trung ương và Ban văn xã Phủ thủ tướng. Từ 1959 ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Thư ký khoa học Viện Văn học (1960–1967), Phó viện trưởng Viện Văn học, Phó viện trưởng Viện Khoa học Xã hội miền Nam (1968–1982); Phó tổng biên tập tạp chí Vietnam Sciens Sociàles (1982–1985); Viện trưởng Viện Văn học kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn học (1985–1988); Chủ tịch hội đồng khoa học Viện Văn học (1985–1988, 1996–2000). Ngoài ra ông còn là Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hiệp hội Ký hiệu học Quốc tế, Phó chủ tịch Hiệp hội các Hội đồng Khoa học xã hội Châu ÁThái Bình Dương, Phó chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO.

Các tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phương Tây văn học và con người (tập 1, 1969, tập 2, 1971) chuyên luận
  • Văn học ngọn nguồn và sáng tạo (1979) nghiên cứu – phê bình
  • Văn học, cuộc sống nhà văn (chủ biên, 1979)
  • Ký hiệu, nghĩa và phê bình văn học(1979) tiểu luận
  • Ra sức phấn đấu sáng tạo theo đường lối văn nghệ của Đảng (1980)
  • Về khoa học và nghệ thuật trong phê bình văn học (1980) chuyên luận
  • Phấn đấu để có những thành tựu mới trong văn nghệ (chủ biên, 1980)
  • Đối thoại văn học (1986) chuyên luận
  • Tiếp cận văn học dưới góc độ thông tin (1990)
  • Từ ký hiệu học đến thi pháp học (1992) chuyên luận
  • Phương pháp luận về văn hoá và phát triển (1995)
  • Chủ nghĩa xã hội với tư cách một chủ nghĩa nhân văn và văn hoá (1995)
  • Trên những dặm đường khoa học (bút ký, 1995)

Ngoài ra có một số tiểu luận viết bằng tiếng Pháptiếng Anh, đăng trong kỉ yếu hoặc tạp chí khoa học quốc tế như:

  • Những công trình lớn như Lịch sử của Arnold Toynbee (Anh)
  • Làn sóng thứ ba của Alvin Toffler (Mỹ)
  • châu Âu năm 2000 (cùng nhiều tác giả người Pháp)
  • Những biến đổi xã hội và động thái văn hóa (Pháp)

Danh hiệu và giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo "Nhà văn Việt Nam hiện đại" xuất bản tháng 4/1997
  2. ^ Các tư liệu về Giáo sư Viện sĩ Hồ Tôn Trinh[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Việt Nam được nâng hạng thị trường thì sao?
Việt Nam được nâng hạng thị trường thì sao?
Emerging Market – Thị trường mới nổi là gì? Là cái gì mà rốt cuộc người người nhà nhà trong giới tài chính trông ngóng vào nó
Một số Extensions dành cho các dân chơi Visual Code
Một số Extensions dành cho các dân chơi Visual Code
Trước khi bắt tay vào cốt thì bạn cũng nên tự trang trí vì dù sao bạn cũng sẽ cần dùng lâu dài hoặc đơn giản muốn thử cảm giác mới lạ
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Bản vị vàng hay Gold Standard là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của đơn vị tiền tệ tại các quốc gia khác nhau được đảm bảo bằng vàng (hay nói cách khác là được gắn trực tiếp với vàng.
Tóm tắt sự kiện Chiến tranh với Đế Quốc Phương Đông trong Slime Tensei
Tóm tắt sự kiện Chiến tranh với Đế Quốc Phương Đông trong Slime Tensei
Sau khi Guy thả Yuuki chạy về Đế Quốc không lâu thì anh Yuuki lên làm trưởng quan của một trong ba quân đoàn của Đế Quốc