Viện Hàn lâm Khoa học Hungary

Viện hàn lâm Khoa học Hungary
Magyar Tudományos Akadémia
Tên viết tắtMTA
Thành lập3 tháng 11 năm 1825; 199 năm trước (1825-11-03)[1]
LoạiViện hàn lâm quốc gia
Trụ sở chínhBudapest
Vùng phục vụ
 Hungary
Chủ tịch
Tamás Freund [2]
Trang webMTA Official website

Viện Hàn lâm Khoa học Hungary viết tắt theo tiếng HungaryMTA (Magyar Tudományos Akadémia) là một viện nghiên cứu khoa học quan trong hàng đầu và có uy tín của Hungary. Viện có trụ sở trên bờ sông Donau tại Budapest.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử của Viện hàn lâm Khoa học Hungary bắt đầu từ năm 1825, khi bá tước István Széchenyi tặng khoản thu nhập ruộng đất của ông trong một năm để lập ra một "Hội học giả" trong một kỳ họp nghị việnPressburg (Pozsony, nay là Bratislava, nơi có trụ sở của Nghị viện Hungary thời đó), và sau đó một số đại biểu cũng noi gương ông hiến tặng tài sản cho Hội. Nhiệm vụ đặc biệt của Hội là phát triển ngôn ngữ Hungary, nghiên cứu và truyền bá khoa học, nghệ thuật ở Hungary. Năm 1845, hội đổi tên thành "Viện hàn lâm Khoa học Hungary" như hiện nay. Tòa nhà trụ sở trung ương của Viện được xây dựng theo phong cách kiến trúc tân Phục Hưng và được khánh thành năm 1865.

Các ban ngành của Viện hàn lâm Khoa học Hungary

[sửa | sửa mã nguồn]
Count István Széchenyi offers one year's income of his estate for the purposes of a Learned Society.

Ngày nay, Viện có 11 ban ngành chính sau đây:

Các chủ tịch của Viện

[sửa | sửa mã nguồn]
József Teleki 17.11.1830 - 15.2.1855
Emil Dessewffy 17.4.1855 – 10.1.1866
József Eötvös 18.3.1866 – 2.2.1871
Menyhért Lónyay 17.5.1871 – 3.11.1884
Ágoston Trefort 28.5.1885 – 22.8.1888
Loránd Eötvös 3.5.1889 – 5.10.1905
Albert Berzeviczy 27.11.1905 – 22.3.1936
Joseph Habsburg 22.3.1936 – tháng 10 năm 1944
Gyula Kornis 7.3.1945 – 29.10.1945
Gyula Moór 29.10.1945 – 24.7.1946
Zoltán Kodály 24.7.1946 – 29.11.1949
István Rusznyák 29.11.1949 – 5.2.1970
Tibor Erdey-Grúz 5.2.1970 – 16.8.1976
János Szentágothai 26.10.1976 – 6.5.1977
János Szentágothai 6.5.1977 – 10.5.1985
Iván Berend 10.5.1985 – 24.5.1990
Domokos Kosáry 24.5.1990 – 9.5.1996
Ferenc Glatz 9.5.1996 – 4.5.2002
Szilveszter Vizi 5.5.2002 – 6.5.2008
József Pálinkás 6.5.2008 - tới nay

Các viện nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • ATOMKI, Viện nghiên cứu hạt nhân
  • Viện nghiên cứu Hạt và Vật lý hạt nhân
  • Viện nghiên cứu Năng lượng nguyên tử KFKI
  • Viện Vật lý chất rắn và Quang học
  • Viện Vật lý kỹ thuật và Khoa học Vật liệu
  • Viện nghiên cứu Máy tính và Tự động hóa (SZTAKI)
  • Viện Toán học Alfréd Rényi
  • Trung tâm nghiên cứu Sinh học
    • Viện Hoá sinh học
    • Viện Lý sinh học
  • Viện Di truyền học
    • Viện Sinh học thực vật
  • Trung tâm nghiên cứu Hóa học
    • Viện Hoá sinh phân tử
    • Viện Vật liệu và Hóa học Môi trường
    • Viện Hóa học Nano và xúc tác
    • Viện Hóa học cấu trúc
  • Viện nghiên cứu Địa hóa học
  • Viện nghiên cứu Nông nghiệp
  • Viện nghiên cứu Hóa học Nông nghiệp và nghiên cứu Đất
  • Viện nghiên cứu ao, hồ
  • Viện Enzym học
  • Trung tâm nghiên cứu khu vực, vùng
  • Trung tâm nghiên cứu xã hội
  • Viện nghiên cứu Địa vật lý và Trắc địa
  • Viện nghiên cứu Địa lý
  • Viện Khảo cổ học
  • Viện Sinh thái học và Thực vật học
  • Viện Kinh tế học
  • Viện Dân tộc học
  • Viện Y học thực nghiệm
  • Viện Lịch sử
  • Viện nghiên cứu chất đồng vị
  • Viện nghiên cứu Luật pháp
  • Viện nghiên cứu Ngôn ngữ học
  • Viện nghiên cứu Văn học
  • Viện nghiên cứu Triết học
  • Viện Tâm lý học
  • Viện Âm nhạc học
  • Viện Khoa học chính trị
  • Viện Tâm lý học
  • Viện Xã hội học
  • Viện Kinh tế học thế giới
  • Viện Thiên văn học
  • Viện bảo vệ thực vật
  • Viện nghiên cứu lịch sử Nghệ thuật
  • Viện nghiên cứu sắc tộc và sắc tộc thiểu số quốc gia
  • Viện nghiên cứu Thú y

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “A Magyar Tudományos Akadémiáról” (bằng tiếng Hungary). MTA. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2011.
  2. ^ MTA Governing Board, 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan