Hoa Kỳ xâm lược Afghanistan

Hoa Kỳ xâm lược Afghanistan
Một phần của Chiến tranh AfghanistanChiến tranh chống khủng bố

Bản đồ các hoạt động chính của lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 2001 đến tháng 3 năm 2002, bao gồm cả các đường biên giới của Afghanistan
Thời giantháng 10 7 – tháng 12 17, 2001 (2001-10-07 – 2001-12-17)
Địa điểm
Kết quả

Chiến thắng do Hoa Kỳ lãnh đạo

Tham chiến

 Hoa Kỳ
 United Kingdom
 Canada
 Úc
Liên minh phương Bắc
Hỗ trợ:

 Afghanistan
Al-Qaeda

Phong trào Hồi giáo Uzbekistan
Đảng Hồi giáo Đông Turkistan
Tanzeem-e-Nifaz-e-Shariat-e-Mohammadi
Chỉ huy và lãnh đạo
George W. Bush
Tony Blair
Jean Chrétien
John Howard
Burhanuddin Rabbani
Mohammed Omar
Osama bin Laden
Mohammed Atef 
Juma Namangani 
Sufi Muhammad
Binh lính Hoa Kỳ Andrew Holmes tạo dáng bên xác Gul Mudin ngay sau khi cậu bé bị giết.
Cậu bé Gul Mudin, 15 tuổi, bị quân đội Hoa Kỳ, Jeremy Morlock và PFC Andrew Holmes giết tại chỗ vào ngày 15 tháng 1 năm 2010.

Quá trình can thiệp của Hoa Kỳ vào Afghanistan xảy ra sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 vào cuối năm 2001[1] và được các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ hỗ trợ. Cuộc chiến này đã chính thức bắt đầu Chiến tranh chống khủng bố. Cuộc xung đột này còn được gọi là cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Afghanistan[2] hoặc sự can thiệp Afghanistan năm 2001. Mục tiêu công khai của cuộc chiến này là tiêu diệt al-Qaeda và không cho nó cơ sở hoạt động an toàn ở Afghanistan bằng cách loại bỏ Taliban ra khỏi vị trí nắm quyền lực.[3] Vương quốc Anh là đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ và đã ủng hộ hành động quân sự ngay từ khi bắt đầu chuẩn bị cho cuộc xâm lược. Cuộc chiến diễn ra sau cuộc Nội chiến Afghanistan giai đoạn 1996–2001 giữa Taliban và các nhóm Liên minh phương Bắc, mặc dù Taliban đã kiểm soát 90% đất nước này vào năm 2001. Sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Afghanistan trở thành giai đoạn đầu tiên của Chiến tranh ở Afghanistan (2001 - nay).

Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush yêu cầu Taliban giao nộp Osama bin Laden và trục xuất al-Qaeda; bin Laden đã bị FBI truy nã từ năm 1998. Taliban từ chối dẫn độ bin Laden trừ khi Hoa Kỳ đưa ra bằng chứng thuyết phục về việc bin Laden tham gia vào vụ tấn công 11/9,[4] và phớt lờ yêu cầu đóng cửa các căn cứ khủng bố và giao nộp các nghi phạm khủng bố khác ngoài bin Laden. Yêu cầu này đã bị Hoa Kỳ bác bỏ vì coi đó là một chiến thuật câu giờ vô nghĩa, và Hoa Kỳ đã tiến hành Chiến dịch Tự do Bền vững vào ngày 7 tháng 10 năm 2001, cùng với Vương quốc Anh. Các lực lượng khác, bao gồm cả quân đội Liên minh phương Bắc trên bộ đã tham gia cùng với liên quân Anh-Mỹ.[5][6] Mỹ và các đồng minh nhanh chóng đánh bật Taliban khỏi vị trí nắm quyền vào ngày 17 tháng 12 năm 2001 và xây dựng các căn cứ quân sự gần các thành phố lớn trên khắp Afghanistan. Hầu hết các thành viên của al-Qaeda và Taliban đều không bị bắt, họ trốn sang nước láng giềng Pakistan hoặc rút lui về các vùng núi xa xôi hoặc nông thôn trong Trận chiến Tora Bora.

Vào tháng 12 năm 2001, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thành lập Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) để giám sát các hoạt động quân sự trong nước và đào tạo Lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan. Tại Hội nghị Bonn vào tháng 12 năm 2001, Hamid Karzai được chọn làm người đứng đầu Chính quyền lâm thời Afghanistan, sau cuộc họp loya jirga (đại hội đồng) năm 2002 ở Kabul đã trở thành Chính quyền chuyển tiếp Afghanistan. Trong cuộc bầu cử phổ thông năm 2004, Karzai được bầu làm tổng thống của nước này, nay được đặt tên là Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan.[7] Vào tháng 8 năm 2003, NATO tham gia với tư cách là một liên minh, thay ISAF làm lãnh đạo.[8] Một phần lực lượng của Hoa Kỳ ở Afghanistan hoạt động dưới sự chỉ huy của NATO; phần còn lại vẫn nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Hoa Kỳ.

Thủ lĩnh Taliban Mullah Omar tổ chức lại Taliban, và vào năm 2002, ông phát động một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Afghanistan và ISAF.[9][10]. Đến năm 2021, sau 20 năm xung đột và Taliban chịu ký kết hiệp ước hòa bình, Hoa Kỳ tuyên bố rút quân thì Taliban phát động một loạt các cuộc tấn công dồn dập vào chính quyền dân chủ Afghanistan, và đến ngày 15 tháng 8 năm 2021, các lực lượng Taliban tiến vào thủ đô Kabull từ mọi hướng. Máy bay quân sự Mỹ đáp xuống Đại sứ quán Mỹ ở Kabull để sơ tán các nhân sự của Mỹ và những người cộng tác đang khẩn trương tiêu hủy tài liệu.[11][12][13].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Peter Dahl Thruelsen, From Soldier to Civilian: Disarmament Demobilisation Reintegration in Afghanistan, DIIS Report 2006:7, 12, supported by Uppsala Conflict Database Project, Uppsala University.
  2. ^ “U.S. War in Afghanistan: 1999-Present”. cfr.org. Council on Foreign Relations. 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.“U.S. War in Afghanistan”. NBCNews.com. NBC News Digital. 2015. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.Lamothe, Dan (ngày 6 tháng 1 năm 2015). “This new graphic shows the state of the U.S. war in Afghanistan”. Washington post. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.Matt Doeden; Blake Hoena (ngày 1 tháng 1 năm 2014). War in Afghanistan: An Interactive Modern History Adventure. Capstone. tr. 2. ISBN 978-1-4765-5221-7.David P. Auerswald; Stephen M. Saideman (ngày 5 tháng 1 năm 2014). NATO in Afghanistan: Fighting Together, Fighting Alone. Princeton University Press. tr. 87. ISBN 978-1-4008-4867-6.Michael Cox; Doug Stokes (ngày 9 tháng 2 năm 2012). US Foreign Policy. Oxford University Press. tr. 140. ISBN 978-0-19-958581-6.Robert M. Cassidy (Ph.D.) (2004). Peacekeeping in the Abyss: British and American Peacekeeping Doctrine and Practice After the Cold War. Greenwood Publishing Group. tr. 243. ISBN 978-0-275-97696-5.
  3. ^ Darlene Superville and Steven R. Hurst. “Updated: Obama speech balances Afghanistan troop buildup with exit pledge they killed over 4000 americans”. cleveland.com. Associated Press. and Arkedis, Jim (ngày 23 tháng 10 năm 2009). “Why Al Qaeda Wants a Safe Haven”. Foreign Policy. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ “Bush rejects Taliban offer to hand Bin Laden over”. The Guardian. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2015.
  5. ^ Vulliamy, Ed; Wintour, Patrick; Traynor, Ian; Ahmed, Kamal (ngày 7 tháng 10 năm 2001). “After the September Eleventh Terrorist attacks on America, "It's time for war, Bush and Blair tell Taliban – We're ready to go in – PM|Planes shot at over Kabul". The Guardian. London. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2011.
  6. ^ “Canada in Afghanistan: 2001”. National Post. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  7. ^ Felbab-Brown, Vanda (2012). “Slip-Sliding on a Yellow Brick Road: Stabilization Efforts in Afghanistan”. Stability: International Journal of Security and Development. 1 (1): 4–19. doi:10.5334/sta.af.
  8. ^ Rubin, Alyssa J. (ngày 22 tháng 12 năm 2009). “NATO Chief Promises to Stand by Afghanistan”. The New York Times. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2014.
  9. ^ “The Taliban Resurgence in Afghanistan”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2006.
  10. ^ Rothstein, Hy S (ngày 15 tháng 8 năm 2006). Afghanistan: and the troubled future of unconventional warfare By Hy S. Rothstein. ISBN 978-81-7049-306-8.
  11. ^ “Rash Report: In Kabul, shadows of Saigon”. Star Tribune.
  12. ^ “Editorial: President Biden's Saigon moment”. ngày 15 tháng 8 năm 2021.
  13. ^ “Kabul evacuations 'sequel to humiliating fall of Saigon in 1975'. www.aljazeera.com.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Jack Fairweather, The Good War: Why We Couldn't Win the War or the Peace in Afghanistan, Random House, 2014, ISBN 1448139724, 9781448139729
  • Leigh Neville, Special Operations Forces in Afghanistan, Osprey Publishing, Elite 163, Osprey, 2008. ISBN 9781846033100. Interesting account of early war operations, mostly before Operation Anaconda.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
5 Công cụ để tăng khả năng tập trung của bạn
5 Công cụ để tăng khả năng tập trung của bạn
Đây là bản dịch của bài viết "5 Tools to Improve Your Focus" của tác giả Sullivan Young trên blog Medium
Giới thiệu nhân vật Luka trong Honkai: Star Rail
Giới thiệu nhân vật Luka trong Honkai: Star Rail
Luka được mô tả là một chàng trai đầy nhiệt huyết, cùng trang phục và mái tóc đỏ, 1 bên là cánh tay máy
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Zenin Maki (禪ぜん院いん真ま希き Zen'in Maki?, Thiền Viện Chân Hi) là một nhân vật phụ quan trọng trong bộ truyện Jujutsu Kaisen và là một trong những nhân vật chính của bộ tiền truyện, Jujutsu Kaisen 0: Jujutsu High.
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Oreki Hōtarō (折木 奉太郎, おれき・ほうたろう, Oreki Hōtarō) là nhân vật chính của Hyouka