Loài này được nhà tự nhiên học người Thụy Điển Carl Peter Thunberg mô tả lần đầu tiên dưới danh pháp Olea fragans năm 1784 theo mẫu thu thập tại tỉnh Nagasaki, Nhật Bản.[4][5][6] Tên gọi thông thường tại Nhật Bản theo Thunberg là moksei (= mộc tê).[5]
Năm 1790, nhà thực vật học người Bồ Đào Nha João de Loureiro thiết lập chi Osmanthus,[7][8] với loài được ông mô tả Osmanthus fragans sinh sống trong vườn tại Nam Kỳ.[1] Tên gọi thông thường mà Loureiro ghi nhận là α) Hoa mouc tây (= hoa mộc tê). β) Mŏ sī hōa (= mộc tê hoa), Guéi hōa (= quế hoa).[1] Ông cũng cho rằng nó là cùng một loại cây như Thunberg gọi là moksei.[1]
Osmanthus có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ ὀσμή (osmḗ, “mùi”) và ἄνθος (ánthos, "hoa").[8] Tính từ định danh fragans là tiếng Latinh nghĩa là hương, hương thơm.
Hoa mộc là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường xanh, có thể cao 3–12 m. Lá dài 7–15 cm và rộng 2,6–5 cm. Hoa có thể có các màu bao gồm màu trắng, vàng nhạt, vàng hoặc vàng cam, dài khoảng 1 cm, mùi từ thơm nhẹ tới thơm nồng. Ở Việt Nam thường gặp hoa màu trắng. Quả màu tím đen, dài 10–15 mm, chín vào mùa xuân, khoảng sáu tháng sau khi hoa nở.[2][3][11][12]
Hoa mộc dùng để ướp trà, dùng làm nguyên liệu chính cho món bánh quế hoa, một số bộ phận khác của cây cũng được dùng làm các vị thuốc trong đông y.[13]
^ abHuxley, A., ed. (1992). New RHS Dictionary of Gardening. Macmillan ISBN 0-333-47494-5.
^ abNguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 1172. {{Chú thích sách}}: Chú thích có tham số trống không rõ: |đồng tác giả= (trợ giúp)
Hiểu một cách khái quát thì công nghệ thực phẩm là một ngành khoa học và công nghệ nghiên cứu về việc chế biến, bảo quản và phát triển các sản phẩm thực phẩm