Hugo Chávez

Hugo Chávez
Hugo Chávez vào năm 2011
Chức vụ
Nhiệm kỳ2 tháng 2 năm 1999 – 5 tháng 3 năm 2013
14 năm, 31 ngày
Phó Tổng thốngJulián Isaías Rodríguez Diaz
Adina Bastidas
Diosdado Cabello
José Vicente Rangel
Jorge Rodríguez
Ramón Carrizales
Elías Jaua
Nicolás Maduro
Tiền nhiệmRafael Caldera
Kế nhiệmNicolas Maduro
Thông tin cá nhân
Sinh(1954-07-28)28 tháng 7 năm 1954
Sabaneta, Alberto Arvelo Torrealba, Barinas, Venezuela
Mất5 tháng 3 năm 2013(2013-03-05) (58 tuổi)
Caracas, Venezuela (do Ung thư)
Nghề nghiệpQuân nhân, Chính trị gia
Tôn giáoCông giáo La Mã
Đảng chính trịPhong trào Đệ ngũ Cộng hòa (1997–2006)
Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất (2006–2013)
VợNancy Colmenares (đã ly dị)

Marisabel Rodríguez (1997–2004)
Con cáiRosa Virginia
María Gabriela
Hugo Rafael y Rosinés
Alma materHọc viện Quân sự Venezuela
Chữ ký

Hugo Rafael Chávez Frías (phát âm tiếng Tây Ban Nha[ˈuɣo rafaˈel ˈtʃaβes ˈfɾi.as]; 28 tháng 7 năm 19545 tháng 3 năm 2013) là Tổng thống Venezuela từ năm 1999 cho đến khi qua đời vào năm 2013. Ông từng là lãnh đạo của Chính đảng Phong trào Đệ ngũ Cộng hòa từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 1997 cho đến khi nó giải thể, đồng thời ông trở thành lãnh đạo của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV). Tuân theo ý thức hệ chính trị chủ nghĩa Bolivar và "chủ nghĩa Xã hội thế kỷ 21" của mình, ông tập trung vào việc thực hiện các cải cách xã hội chủ nghĩa ở trong nước, xem chúng là một phần của một kế hoạch xã hội được gọi là cách mạng Bolivar, xây dựng một bản hiến pháp mới, các hội đồng Tham dự dân chủ chủ nghĩa, quốc hữu hóa một số ngành công nghiệp then chốt, tăng chi tiêu của chính phủ cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục, giảm đáng kể tỷ lệ đói nghèo theo số liệu của chính phủ.[1]

Hugo Chávez mô tả chính sách của ông là chủ nghĩa phản đế quốc, ông lớn tiếng chỉ trích chủ nghĩa tân tự dochủ nghĩa tư bản tự do kinh doanh. Nói theo một cách tổng quát hơn, Hugo Chávez là một đối thủ nổi bật với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.[2] Ông thiết lập liên minh mạnh mẽ với các chính phủ cộng sản của Fidel Castro và sau đó là Raúl Castro tại Cuba và các chính phủ xã hội của Evo Morales tại Bolivia, Rafael Correa tại EcuadorDaniel Ortega tại Nicaragua, nhiệm kỳ tổng thống của ông được nhìn nhận là một bộ phận của "trào lưu cách tả" xã hội chủ nghĩa đang có tác động sâu rộng đến Mỹ La tinh. Ông ủng hộ hợp tác Mỹ Latinh và Caribe và xem đây là phương tiện để thiết lập các tổ chức liên khu vực như Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ, Liên minh Bolivar cho châu Mỹ, và Ngân hàng Phương Nam, và hệ thống truyền hình khu vực TeleSur.

Cuộc sống ban đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời thơ ấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Hugo Chávez sinh vào ngày 28 tháng 7 năm 1954 tại nhà người bà nội Rosa Inéz Chávez, một ngôi nhà ba phòng nằm ở ngôi làng Sabaneta, bang Barinas. Gia đình Chávez có nguồn gốc từ thổ dân châu Mỹ, người Venezuela gốc Phi, và người Tây Ban Nha.[3] Phụ mẫu của ông, Hugo de los Reyes Chávez và Elena Frías de Chávez, là thầy cô giáo thuộc tầng lớp hạ trung lưu, sống tại ngôi làng nhỏ Los Rastrojos. Hugo Chávez là người con thứ hai trong số 7 người con, trong đó người anh cả là Adán Chávez.[4][5] Hai vợ chồng sống trong cảnh nghèo khó, vì thế họ đã gửi Hugo Chávez và Adán Adán Chávez đến ở với bà nội,[6] về sau Hugo Chávez mô tả bà nội của ông là "một con người đức hạnh..."[7] Bà là một tín hữu Công giáo La Mã mộ đạo, và Hugo Chávez là một lễ sinh tại một nhà thờ địa phương.[8] Hugo Chávez mô tả thời thơ ấu của ông là "nghèo túng...rất hạnh phúc", và đã trải qua "địa vị thấp kém, cảnh bần cùng, sự đau khổ, đôi khi không có bất kỳ thứ gì để ăn", và "sự bất công của thế giới này."[9]

Hugo Chávez nhập học tại trường tiểu học Julián Pino, các sở thích của ông khi đó bao gồm vẽ, bóng chày và lịch sử. Ông đặc biệt quan tâm đến vị tướng liên bang chủ nghĩa Ezequiel Zamora, kị của ông đã phục vụ trong đội quân dưới sự chỉ huy của vị tướng này.[10][11] Vào giữa thập niên 1960, Hugo Chávez cùng các anh em và bà chuyển đến thành phố Barinas để những cậu bé có thể theo học tại trường trung học Daniel O'Leary, trường trung học duy nhất tại bang vào thời điểm đó.[12]

Học viện quân sự: 1971–1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 17 tuổi, Hugo Chávez đã quyết định theo học tại Học viện Khoa học Quân sự Venezuela ở Caracas. Tại trường, ông là một thành viên trong lớp học đầu tiên trong Kế hoạch Andrés Bello, một chương trình giảng dạy được tái cơ cấu. Kế hoạch này do một nhóm các sĩ quan cấp tiến, dân tộc chủ nghĩa xây dựng nên, họ tin rằng sự thay đổi đó là cần thiết cho quân đội. Chương trình giảng dạy mới này khuyến khích sinh viên không chỉ học các thông lệ và chiến thuật quân sự mà còn học các chủ đề khác rộng lớn hơn, và đưa các giáo sư dân sự từ các trường đại học khác đến thuyết giảng cho các học viên quân sự.[13][14][15] Khi sống tại Caracas, ông đã chứng kiến nhiều cảnh bần cùng- đặc trưng của tầng lớp lao động Venezuela, đôi khi gặp phải những cảnh ông đã từng trải qua khi lớn lên, và ông xác nhận rằng sự từng trải này chỉ khiến ông quyết tâm hơn để đạt được công bằng xã hội.[16][17] Ông cũng bắt đầu tham gia vào các hoạt động địa phương bên ngoài trường quân sự, chơi cả bóng chàybóng mềm cùng đội Criollitos de Venezuela, cùng đội tiến vào Giải Vô địch Bóng chày Quốc gia Venezuela. Các sở thích khác mà ông thực hiện vào thời gian đó bao gồm làm thơ, viết truyện và kịch bản sân khấu, hội họa[18] và nghiên cứu cuộc đời và tư tưởng chính trị của nhà cách mạng thế kỷ 19 Simón Bolívar.[19] Ông cũng trở nên quan tâm đến nhà cách mạng Marxist Che Guevara sau khi đọc được cuốn tự truyện Nhật ký của Che Guevara, song ông cũng đọc các cuốn sách về nhiều nhân vật đa dạng khác.[20]

Năm 1974, ông được chọn làm một đại biểu đi dự lễ kỷ niệm 150 năm diễn ra trận Ayacucho tại Peru, một cuộc xung đột mà trong đó trung úy Antonio José de Sucre của Simon Bolívar đã đánh bại quân bảo hoàng trong chiến tranh giành độc lập Peru. Tại Peru, Chávez đã nghe được phát biểu của vị Tổng thống cánh tả Peru- Tướng Juan Velasco Alvarado (1910–1977), và được truyền cảm hứng từ ý tưởng của Velasco rằng quân đội phải hành động vì lợi ích của các tầng lớp lao động khi giai cấp thống trị tham nhũng,[21] ông "ôm lấy các quyển sách [Velasco viết], thậm chí ghi nhớ gần như hoàn toàn một số lời nói."[22] Ông kết bạn với công tử của Tổng thống Panama Omar Torrijos- một vị tướng cánh tả khác, Hugo Chávez sau đó đến thăm Panama và gặp Torrijos tại đây, Hugo Chávez thấy ấn tượng với chương trình cải cách ruộng đất nhằm giúp ích cho nông dân của vị Tổng thống này. Chịu ảnh hưởng lớn từ cả Torrijos và Velasco, ông nhận thấy tiềm năng về việc các tướng lĩnh quân sự giành quyền kiểm soát một chính phủ khi những nhà cầm quyền dân sự được nhìn nhận là chỉ quan tâm phục vụ lợi ích của các tầng lớp trên giàu có.[21][23] Tuy nhiên, trái ngược với các tổng thống quân sự như Torrijos và Velasco, Hugo Chávez hết sức phê phán Augusto Pinochet, vị tướng cánh hữu khi đó vừa đoạt lấy quyền kiểm soát Chile với sự trợ giúp của CIA.[24] Hugo Chávez sau này thuật lại rằng "Với Torrijos, tôi trở thành một người theo chủ nghĩa Torrijos. Với Velasco, tôi trở thành một người theo chủ nghĩa Velasco. Và với Pinochet, tôi trở thành một người theo chủ nghĩa chống Pinochet."[25] Năm 1975, Hugo Chávez tốt nghiệp học viện quân sự, được đánh giá là một trong những cử nhân hàng đầu của khóa (xếp thứ 8 trên 75).[26][27][28]

Sự nghiệp quân sự ban đầu: 1976–1981

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp, Hugo Chávez được phân công làm một sĩ quan thông tin tại một đơn vị chống phản loạn tại Barinas,[29] song hoạt động nổi dậy Marxist-Leninist đã bị tiệt trừ khỏi bang này từ trước đó, đơn vị của Hugo Chávez vì thế có nhiều thời gian rảnh rỗi. Hugo Chávez chơi trong một đội bóng chày địa phương, viết một mục cho báo địa phương, tổ chức trò chơi bingo và làm người đánh giá tại các cuộc thi sắc đẹp.[30] Ở một thời điểm, ông đã tìm thấy trong một chiếc ô tô bỏ hoang bị bắn thủng lỗ chỗ có cất giấu tài liệu Marxist và có vẻ như nó thuộc về quân nổi dậy nhiều năm trước. Ông đã đi vào để đọc những cuốn sách này, có cuốn đề tựa các thuyết gia nổi tiếng như Karl Marx, Vladimir LeninMao Trạch Đông, song ông thích nhất là một tác phẩm có đầu đề Thời giờ của Ezequiel Zamora , viết về vị tướng liên bang chủ nghĩa thế kỷ 19 mà ông hằng ngưỡng mộ khi còn là một đứa trẻ.[31] Những quyển sách này tiếp tục thuyết phục Hugo Chávez về sự cần thiết của một chính phủ cánh tả tại Venezuela, sau đó ông bình luận rằng "Khi tôi 21 hay 22, tôi đã tự biến mình thành một người cánh tả."[32]

Năm 1977, đơn vị của Hugo Chávez chuyển đến đóng quân tại Anzoátegui, ở đó họ tham gia chiến đấu với Đảng Cờ Đỏ, một nhóm nổi dậy Marxist-Hoxhaist.[33] Sau khi can thiệp để ngăn chặn những người lính khác đánh đập một phần tử bị cáo buộc là quân nổi dậy,[34] Hugo Chávez bắt đầu có những có những ngờ vực về quân đội và các phương pháp mà họ dùng trong tra khảo.[32] Đồng thời, ông ngày càng chỉ trích tham nhũng trong cả quân đội và chính phủ dân sự, trở nên tin tưởng rằng mặc dù sự giàu có đến từ nguồn tài nguyên dầu mỏ của đất nước, song quần chúng nghèo khổ của Venezuela đã không nhận phần của họ, điều mà ông cảm thấy vốn đã phi dân chủ. Do đó, ông bắt đầu có cảm tình với Đảng Cờ Đỏ và động cơ của họ, song không phải với phương pháp bạo lực của họ.[35]

Năm 1977, ông thành lập một phong trào cách mạng bên trong các lực lượng vũ trang, với hy vọng rằng vào một ngày nào đó ông có thể đem đến một chính phủ cánh tả cho Venezuela: Quân Giải phóng Nhân dân Venezuela (Ejército de Liberación del Pueblo de Venezuela, hay ELPV), là một chi bộ bí mật một trong lực lượng quân sự và gồm có ông cùng một số ít đồng đội của ông. Mặc dù biết rằng mình muốn một con đường trung dung giữa các chính sách cánh hữu của chính phủ và lập trường cực tả của Đảng Cờ Đỏ, song họ đã không có bất kỳ kế hoạch hành động nào trong thời gian này.[34][36][37] Tuy thế, do hy vọng có thể đạt được một liên minh với các nhóm cánh tả dân sự tại Venezuela, Hugo Chávez sau đó đã bí mật gặp gỡ nhiều nhân vật Marxist nổi bật khác nhau, bao gồm Alfredo Maneiro- người sáng lập Chính nghĩa Cấp tiến (La Causa Radical) và Douglas Bravo, mặc dù có rất nhiều khác biệt chính trị giữa họ.[38][39] Vào lúc này, Hugo Chávez kết hôn với một phụ nữ thuộc tầng lớp lao động tên là Nancy Colmenares, hai người sau đó có ba người con: Rosa Virginia (sinh tháng 9 năm 1978), Maria Gabriela (sinh tháng 3 năm 1980) và Hugo Rafael (sinh tháng 10 năm 1983).[40]

Giai đoạn trước đảo chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Chávez, một sĩ quan, thành lập Phong trào Cộng hòa thứ 5 phái tả sau khi âm mưu đảo chính cựu tổng thống Carlos Andrés Pérez không thành công năm 1992. Ông được bầu làm tổng thống năm 1998 vì hứa giúp đa số nghèo ở Venezuela,[41] và được bầu lại năm 20002006. Trong nước, ông thành lập các Công tác Bolivar (Missión Bolivar) có mục đích chống lại dịch bệnh, nạn mù chữ, sự kém dinh dưỡng, nghèo khổ, và những tệ nạn xã hội khác. Ngoài nước, ông chống lại Đồng thuận Washington (Washington Consensus) dùng mô hình phát triển kinh tế khác, và chủ trương về sự hợp tác giữa các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, nhất là những nước nghèo ở Mỹ Latinh.

Các cải cách của Chávez gây ra nhiều tranh cãi ở quốc nội lẫn quốc ngoại: kể cả các chỉ trích lẫn khen ngợi. Có người Venezuela cho rằng ông trao thêm quyền cho người nghèo và phát triển kinh tế, nhưng có người cho rằng ông chuyên quyền và quản lý kinh tế theo một cách tồi tệ.[42] Một số chính phủ, như là Hoa Kỳ, nghĩ Chávez đe dọa làm giá dầu tăng lên và làm vùng mất ổn định, trong khi một số nước khác, như là Brasil, Cuba, và Argentina, hoan nghênh các thỏa thuận trợ cấp chung. Theo những người phản đối, Hugo Chavez là một người độc tài, không đếm xỉa đến quá trình dân chủ, thâu tóm quyền lực chính trịkinh tế vào tay nhà nước, quân sự hóa chính trị.

Đảo chính năm 2002

[sửa | sửa mã nguồn]
Hugo Chávez đến thăm Mỹ năm 2002
Sản phẩm quà lưu niệm mang tính Bolivar hóa ở Venezuela, năm 2006
Cựu thổng thống Argentina Néstor Kirchner (bên trái) và Hugo Chávez

Tháng 4/2002, Phòng Doanh nghiệp Fedecamaras cùng với liên đoàn lao động CTV đã kêu gọi một cuộc xuống đường để phản đối khả năng điều hành kinh tế yếu kém của Hugo Chavez. Lần biểu tình đó đã dẫn tới một cuộc đảo chính lật đổ thành công Hugo Chavez, đưa ông Pedro Carmona lên làm nhà lãnh đạo mới của Venezuela. Đã xảy ra nổ súng vào một đám đông biểu tình khiến cho các tướng lĩnh đổ lỗi cho Chavez và yêu cầu ông phải từ chức, dù thực tế ai là hung thủ của vụ nổ súng thì đến nay vẫn chưa rõ.[43] Ngay sau đó, chia rẽ xuất hiện trong liên minh tân chính phủ và tướng Efrain Vasques - tư lệnh lục quân Venezuela đưa Chavez trở lại nắm quyền. Một đồng minh lâu năm của ông Chavez, William Farinas, đã gọi điện cho những người đứng đầu đảo chính, cả quân sự và dân sự: "Tôi quen họ cả. Khi nghe giọng nói của họ, tôi nhận ra họ đang sợ hãi và không biết phải làm gì. Họ không có kinh nghiệm điều hành chính quyền", ông kể lại.

Cuộc đảo chính cho thấy Hugo Chavez đã để mất đi nhiều sự ủng hộ của người dân. Phe đối lập cáo buộc ông đã không diệt trừ được tham nhũng. Họ cho rằng việc ông đưa lực lượng vũ trang vào "tiến trình phát triển tự do" và cho những nhân vật quân sự quản lý bộ máy ngân sách cồng kềnh, ông Chavez đã tạo điều kiện cho tham nhũng lan rộng ngay trong giới quân sự. Cải cách tư pháp thì chưa đâu vào đâu. Các thể chế mới không đem lại điều gì ngoài việc đẻ ra một loạt chức sắc bất tài do ông chỉ định. Đường lối kinh tế khiến cho Venezuela càng phụ thuộc hơn nhiều vào dầu mỏ và đưa tới một loạt chính sách thắt lưng buộc bụng. Giá trị đồng tiền giảm đáng kể cũng là một hậu quả của việc này.[44]

Tháng 10/2002, hàng triệu người Venezuela thuộc mọi tầng lớp đổ xuống diễu hành trên các con đường thủ đô Caracas, hô vang khẩu hiệu: "Biểu tình!", "Không lùi bước" chống lại Hugo Chavez. Lời hiệu triệu của những người biểu tình ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng của các tổ chức công đoàn và nghiệp đoàn lớn nhất đất nước, như Liên đoàn Công nhân Venezuela hay Phòng Doanh nghiệp Fedecamaras. Chính phủ đã triển khai binh sĩ và lực lượng an ninh khắp Caracas, để chặn người biểu tình phản đối trên đại lộ 6 làn đường Libertador.[45]

Tuy nhiên, dù các chính sách của Chavez làm phật lòng nhiều người, số người vẫn ủng hộ ông cũng không phải ít. Những người ủng hộ Chavez còn tổ chức phản đối trên đường phố. Lực lượng đảo chính cuối cùng đã thất bại, khi họ không giành được sự ủng hộ của số đông người dân cũng như các nước láng giềng. Các quốc gia Mỹ Latinh đều lên án đảo chính. Chỉ hai ngày sau khi chiếm được dinh Tổng thống, các phe phái chống ông Chavez lại phải trốn khỏi nơi này. Vài giờ sau, Chavez được đưa bằng trực thăng quay trở lại lâu đài Miraflores. Cả giới quân sự lẫn ông Hugo Chavez đều thu được những bài học quý giá từ chuỗi sự kiện này. Quân đội Venezuela nhận ra rằng họ đã quá xem nhẹ sự ủng hộ của dân chúng đối với Chavez. Còn với Tổng thống Chavez, ngay sau khi tái nắm quyền, thay vì tìm cách trả thù phe đối lập, ông lên tiếng kêu gọi hòa giải.

Ông Chavez nói rằng chính Fidel Castro của Cuba là người cố vấn cho ông về chính trị khiến cho những người chỉ trích ông phải lo ngại. Những người này đã cho rằng Chavez đưa đất nước theo con đường độc đảng kiểu Cuba.[46] Bất chấp các chỉ trích, ông vẫn vượt qua cuộc bầu cử Tổng thống năm 2006 và tiếp tục nắm quyền thêm 1 nhiệm kỳ nữa.

Ông phản đối việc phụ nữ nâng ngực [47] và phản đối ngành công nghiệp sắc đẹp[48]

Những vấn đề trong nhiệm kỳ thứ 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 7 tháng 1/2009, Ngân hàng Trung ương Venezuela cho biết tỷ lệ lạm phát đã tăng 25,1% trong năm 2009. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất tại khu vực châu Mỹ. Tuy nhiên mức lạm phát này vẫn không bằng mức lạm phát 30,9% của năm 2008. Mức lạm phát của Venezuela cao hơn rất nhiều nước cũng thường hay bị lạm phát rất cao như là Argentina. Trong khi cùng bị khủng hoảng kinh tế như Venezuela nhưng tỷ lệ lạm phát của Argentina chỉ từ 7-15% năm 2009.

Người tiêu dùng Venezuela cho việc đi chợ mua sắm ngày càng khó khăn. Theo họ thì "Có rất ít hàng hóa giảm giá, và điều này là không đủ. Dù ngân sách của bạn có bao nhiêu tiền thì mọi việc mua sắm vẫn khó khăn. Tôi không biết làm thế nào mà những người nghèo có thể có đủ lương thực và cũng không biết họ sẽ làm thế nào."[49]

Hugo Chavez đêm ngày 8/1 đã tuyên bố phá giá đồng Bolivar của Venezuela khiến tỷ giá của đồng nội tệ giảm còn một nửa so với USD. Trước đây, Hugo Chavez vẫn liên tục phủ nhận chuyện Chính phủ của ông có thể phá giá đồng tiền. Tuy nhiên kinh tế Venezuela đã giảm 2,9% trong năm 2009 gây ra những áp lực về tài chính buộc ông phải đi tới quyết định phá giá đồng tiền.

Các chương trình trợ cấp của Chavez như duy trì giá xăng ở mức dưới 0,1 USD/gallon (tương đương hơn 500 VND/lít), đang làm các nguồn tài nguyên của Venezuela dần cạn kiệt trong khi các doanh nghiệp tư nhân không dám tăng mức đầu tư do lo ngại về những vụ quốc hữu hóa và sung công thường hay xảy ra bất ngờ thời Chavez khiến nền kinh tế càng thêm khó khăn giữa lúc tốc độ tăng trưởng trì trệ mà tỷ lệ lạm phát lại cao.[50]

Hugo Chávez (2008)

Năm 2010, tỉ lệ lạm phát lên mức đỉnh điểm 27%, nằm trong số những nước có tỉ lệ lạm phát cao nhất thế giới, mặc dù Chính phủ Venezuela nỗ lực trợ giá các mặt hàng lương thực và xăng dầu. Hãng tin AAP dẫn nguồn thống kê của chính phủ cho biết lạm phát ở Venezuela năm 2011 sẽ tăng 28-30%. Trong những tháng đầu năm 2011, giá một phần bánh ngô đã tăng gấp đôi, từ 3,5 lên đến 7,5 bolivar (71.000 đồng).[51]

Người dân đã tổ chức những cuộc phản đối mạnh mẽ hơn. Cùng với nguyên nhân thiếu hụt điện nước, những người phản đối cũng nói đến tình trạng mất kiểm soát đối với tội phạm khiến cho Venezuela đang có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới. Người biểu tình án ngữ trong sân vận động khi diễn ra một trận đấu bóng chày để kêu gọi ông Chavez từ chức. Người biểu tình đã giương cao khẩu hiệu đậm chất thể thao: "Chavez, ông đã bị loại!" [52]

Bất chấp những chỉ trích trên, ông Chavez đã tiếp tục vượt qua cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 để đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp và sẽ nắm quyền tới năm 2019. Kết quả chính thức cho thấy ông Chavez, được 54,42% số phiếu bầu, vẫn còn được sự tín nhiệm của tầng lớp lao động và người nghèo ở Venezuela, bất chấp sức khỏe của ông vẫn đang trong quá trình hồi phục từ bệnh ung thư. Tổng thống Chavez đã đổ hàng tỉ USD doanh thu từ dầu mỏ vào các chương trình chống đói nghèo ở Venezuela. Ông cũng khéo léo tận dụng khả năng hùng biện để tạo dựng một tình cảm chặt chẽ với quần chúng. Đây chính là những lý do giúp Chavez tiếp tục cương vị lãnh đạo đất nước sau kỳ bầu cử khó khăn.

Chiến thắng của Hugo Chavez đã dập tắt cơ hội tốt nhất trong 14 năm qua của phe đối lập nhằm giành quyền lãnh đạo đất nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất Nam Mỹ. Ông Hugo Chavez đã củng cố thêm vai trò là một trong những nhà lãnh đạo lâu dài và nổi bật nhất trong lịch sử hiện đại của châu Mỹ Latin.[53]

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Hugo Chavez được chẩn đoán bị ung thư vào tháng 6 năm 2011. Ông đã qua đời vào ngày 5 tháng 3 năm 2013, sau gần hai năm chống chọi với căn bệnh ung thư, hưởng dương 58 tuổi. Trước đó, ông đã nhập viện tại Caracas sau hai tháng chữa bệnh ở Cuba, nơi ông thực hiện ca phẫu thuật thứ tư.

Trong tháng 12 năm 2012, ông cho biết cần phải phẫu thuật thêm ở Cuba, đồng thời chỉ định ông Nicolas Maduro là người kế nhiệm trong trường hợp cần thiết.[54][55] Ông Chavez qua đời chỉ 5 tháng sau khi tái đắc cử hồi tháng 10 vừa qua sau khi đánh bại ứng cử viên đối lập Henrique Capriles và ông được coi là nhà lãnh đạo đứng đầu phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh, nhận được sự ủng hộ lớn lao từ nhân dân lao động.[56] Sau thông báo về việc Tổng thống Hugo Chavez qua đời, Venezuela đã triển khai quân đội và cảnh sát trong bối cảnh nước này bước vào giai đoạn tiến hành quốc tang.[57]

Tuyên bố 7 ngày quốc tang, Ngoại trưởng Venezuela Elias Jaua sau đó cho biết "buổi lễ chính thức" sẽ được tổ chức vào sáng ngày 8 tháng 3 năm 2013, tuy nhiên địa điểm chôn cất chưa được quyết định. Thi hài của Hugo Chavez sẽ được quàn trong 3 ngày tại một học viện quân sự kể từ ngày 6 tháng 3 năm 2013.[56] 2 nước là Bolivia và Cuba cũng tuyên bố quốc tang trong ba ngày để tưởng nhớ tổng thống Hugo Chavez. Chính phủ Venezuela cho hay hơn 2 triệu người đã vào viếng ông chỉ trong 2 ngày đầu của tang lễ và con số này dự kiến còn tăng lên. Đoàn người xếp hàng dài tới hơn 2 km trong nhiều giờ với mong muốn được tới bên linh cữu nhà lãnh đạo quá cố. Dù rất mệt mỏi nhưng họ đều không có ý định từ bỏ, dù phải xếp hàng cả đêm để được vĩnh biệt cố tổng thống.

Phó tổng thống Nicolas Maduro cho hay, thi hài ông Chavez được lưu giữ vĩnh viễn để người dân có thể tiếp tục đến viếng. Sau ngày 8 tháng 3 năm 2013, thi hài ông Chavez sẽ được chuyển tới bảo tàng quân sự Caracas, nơi ông Chavez từng là một sĩ quan quân đội - bị bắt năm 1992 sau khi lãnh đạo một cuộc đảo chính bất thành, vốn lần đầu tiên đưa ông vào chính trường. Thi hài ông Chavez được trưng bày thêm ít nhất 7 ngày và sau đó sẽ được ướp.[58]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 5 năm 2006, ông được vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất của tạp chí The Times.[59] Trong danh sách năm 2006 được biên soạn bởi tạp chí New Statesman của Anh, ông được bình chọn đứng thứ mười một trong danh sách "Những Anh hùng trong thời đại chúng ta".[60]

Những người viết tiểu sử về ông là Marcano và Tyszka tin rằng chỉ trong vài năm của nhiệm kỳ tổng thống, ông "đã giành được vị trí của mình trong lịch sử như là tổng thống được yêu thương và thân thiện nhất của người dân Venezuela, tổng thống tạo nguồn cảm hứng từ lòng nhiệt thành lớn nhất và sự ảnh hưởng sâu sắc nhất thời đại[61]

Hàng nghìn người dân Venezuela đổ ra đường trong nước mắt khi Hugo Chavez qua đời. Nhiều nước láng giềng để tang Chavez, nói rằng cái chết của ông là mất mát của khu vực. Bà Maria Alexandra, 46 tuổi, mẹ của 6 đứa con, cho biết trước thời ông, bà sống rất nghèo khổ. "Sau Jesus, có Hugo Chavez", bà nói. "Trước khi có ông, chúng tôi chẳng có gì. Chính phủ không quan tâm đến chúng tôi... Giờ bọn trẻ có mọi thứ".[62]

Thắng cử lần đầu năm 1998, Chavez nổi tiếng bởi chính sách ủng hộ chủ nghĩa xã hội và tái phân phối của cải trong xã hội, phê phán nền kinh tế tự do kiểu mới. Ông đã đưa ra những chính sách tích cực và đạt được thành tựu đáng kể. Theo dữ liệu được tờ The Guardian của Anh công bố, Chavez, trong 10 năm đầu cầm quyền, đã đưa chỉ số GDP của Venezuela tăng gần gấp đôi, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tử vong ở trẻ sơ sinh xuống một nửa. Số người dân cực nghèo giảm từ 23,4% vào năm 1999 xuống còn 8,5% sau một thập kỷ. Con số này đã khiến Venezuela trở thành quốc gia có tỷ lệ người nghèo đói thấp thứ ba Mỹ Latin. Lượng tuyển sinh vào các trường đại học tăng gấp đôi, hàng triệu người dân lần đầu tiên được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và số lượng người được hưởng lương hưu tăng gấp 4 lần. Tổng sản phẩm quốc nội GDP đầu người của Venezuela năm 2011 đạt hơn 10.000 USD.[62]

Ký giả Eva Golinger viết trên mục ý kiến của CNN như sau: "Nhà lãnh đạo từng trải qua một tuổi thơ nghèo khó trong những túp lều, phải bán bánh kẹo trên đường phố để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, từng mơ ước sẽ có thể xây dựng được một quốc gia giàu có, tự chủ và có vị thế trên toàn cầu. Ông mong muốn mang tới cho tất cả mọi người cơ hội được có một el buenvivir - cuộc sống tốt đẹp, như ông vẫn từng nói".[62]

Chavez thiết lập một hệ thống y tế cấp quốc gia, mang lại cơ hội chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người, trong số đó có những người chưa từng nhận bất cứ dịch vụ y tế nào. Chavez cho thi hành một chính sách quản lý mới, trong đó trao tiếng nói cho những người từng bị loại khỏi chính trường. Ông lập ra các hội đồng cấp cơ sở và những mạng lưới để chăm lo cho nhu cầu của người dân trên khắp nước. Roberto Galindez, một cựu vận động viên bóng rổ 32 tuổi, đã chuyển nghề trở thành kỹ sư điện toán, nói rằng tư tưởng "cách mạng Boliva" của Chavez sẽ sống mãi kể cả khi nhà lãnh đạo qua đời. "Lãnh tụ ra đi, nhưng lý tưởng của ông không bao giờ mất đi".[62]

Tranh cãi và phê phán

[sửa | sửa mã nguồn]

Hugo Chávez được xem là nhân vật gây đầy tranh cãi trên thế giới. Theo BBC, Chávez được đánh giá là một con người "tài giỏi, hùng biện tốt, hết lòng vì dân nhưng tham quyền lực" theo cách nhìn nhận của họ. Theo báo chí Nam Mỹ, Chávez được xem như là "người anh em vĩ đại của Mỹ Latin" và các quốc gia gồm Argentina, Chile, Bolivia, Cuba, Uruguay, Ecuador, Brasil và các nước Trung Mỹ cũng đã để tang để tưởng niệm Chávez. Các quốc gia khác có để tang gồm Iran, Việt Nam, Nga, Ukraina, Belarus, Tây Ban Nha, Syria, Trung Quốc, Philippines, Palestine và thậm chí là những nước thân Mỹ như Colombia, México, Bồ Đào Nha. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi cái chết của Chávez là "sự ra đi của một vĩ nhân", trong khi các lãnh đạo Nam Mỹ liên tục luyến tiếc. Đạo diễn Oliver Stone và diễn viên Sean Penn đã gọi Chávez là "người bạn lớn của hai người".[cần dẫn nguồn]

Sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ ngày càng tăng và vẫn chưa được giải quyết. Chính sách Chávez được cho là chịu trách nhiệm về sự suy giảm đáng kể về năng suất và thiếu đầu tư mới và cải tiến kỹ thuật của các công ty dầu khí nhà nước PDVSA.[63] Ngay cả những người ủng hộ Chávez như nhà báo và nhà kinh tế Mark Weisbrot cũng cáo buộc ông thất bại trong chính sách kinh tế và sự lệ thuộc quá lớn vào kinh doanh dầu.[64][65]

Theo giáo sư Kinh tế và khoa học quản trị kinh doanh ở Caracas Michael Penfold-Becerra đã xem công tác Bolivar (Missión Bolivar), sử dụng ngân sách từ một đến hai tỷ euro cho các chương trình xã hội lớn nhất trong khu vực, chỉ có mục đích phân phối nguồn thu từ dầu mỏ đến với người dân có thu nhập thấp nhất, trong ý nghĩa của sự bao cấp chính trị cổ điển để "mua phiếu bầu" và lòng dân.[66] Một kết luận tương tự cũng được báo Neue Zurcher Zeitung viết trong cáo phó về Chavez: "Đầu tiên và trước hết, Chávez đã mở rộng hệ thống chính trị dựa trên các mối quan hệ cá nhân hơn là giá trị cá nhân, từ tầng lớp trung lưu xuống tầng lớp dưới thấp. Missión của ông đã bố thí cho phần lớn dân số - nhưng ngoài ra hầu như không còn gì nữa".[67] Việc dùng tiền thu nhập từ dầu mỏ để chi phí quá rộng cho các chính sách xã hội, mà thay vì đầu tư cho công nghiệp và phát triển bền vững đã làm dầu mỏ chiếm tới 95% thu nhập ngoại tệ của Venezuela, và khi giá dầu mỏ xuống thấp (như đầu năm 2015) đã đẩy kinh tế Venezuela vào cảnh khủng hoảng, chính phủ đang rất khó khăn để duy trì các chương trình xã hội đầy tham vọng và việc thiếu thốn các mặt hàng thiết yếu làm người dân bất mãn.[68][69]

Phe đối lập thường tố cáo hệ thống chính trị "gia đình trị" dưới thời Chávez.[70] Cha của Chávez là thống đốc bang Barinas, và từ năm 2008, anh trai cả của ông là Adán Chávez là thống đốc ở đó. Người anh Argenis kể từ năm 2011 là Thứ trưởng về Phát triển tại Bộ Điện lực. Người anh José Aníbal là thị trưởng của thành phố Alberto Arvelo Torrealba.[71] Con rể ông là Jorge Arriaza là Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới.[72] Con gái nhỏ của ông là Rosainés, 14 tuổi vào tháng 1 năm 2012, đã từng đưa hình lên Instagram với một nắm tiền dollars trong tay, mặc dù ở Venezuela cấm gắt gao việc buôn bán và giữ ngoại tệ.[73]

Các tổ chức nhân quyền như Ân Xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thường lên tiếng là dưới thời Hugo Chávez, các chính trị gia đối lập, các nhà báo và người bảo vệ nhân quyền thường xuyên bị "quấy rối, đe dọa, làm sợ hãi và kiện cáo với những lý do mong manh".[74][75]

Vào giữa tháng 5 năm 2015, một cuốn sách mới của một nhà báo Tây Ban Nha làm sáng tỏ hơn về các liên kết bị cáo buộc giữa các quan chức Venezuela thân Chavez và các tay buôn bán ma túy lớn ở trong nước.[76] Trong cuốn "Boomerang Chávez," Emili J. Blasco, phóng viên Washington DC cho phương diện báo chí ABC của Tây Ban Nha, viết về việc cáo buộc tài trợ buôn bán ma túy của các quan chức chính phủ, trong đó Blasco khẳng định bắt đầu dưới nhiệm kỳ Tổng thống của Hugo Chávez. Nguồn tin của Blasco hầu hết được ông lấy từ các phỏng vấn với Leamsy Salazar, cựu giám đốc an ninh cho Chủ tịch Quốc hội Diosdado Cabello và một cựu thành viên của chi tiết bảo mật của Chavez, người đào ngũ khỏi quân đội vào đầu năm 2015 và khai báo với giới truyền thông Mỹ về cáo buộc liên kết buôn bán ma túy của Cabello. Trong một ví dụ trong cuốn sách, Salazar mô tả một cảnh năm 2007 tại một trang trại gần biên giới Venezuela và Colombia, nơi Chávez đàm phán với các lãnh đạo du kích FARC đối với việc giao dịch vận chyển ma túy từ họ để đổi lấy vũ khí và thiết bị quân sự. Salazar nói rằng sau cái chết của Chávez, Cabello trở thành người tổ chức các hoạt động buôn bán ma túy và tội phạm của chính phủ Venezuela.[76]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ian James (ngày 4 tháng 10 năm 2012). “Venezuela vote puts 'Chavismo' to critical test”. Yahoo. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2013.
  2. ^ Ellner 2002.
  3. ^ Beaumont 2006.
  4. ^ Marcano and Tyszka 2007. pp. 07–08, 247.
  5. ^ Jones 2007. p. 21.
  6. ^ Marcano and Tyszka 2007. pp. 08–09.
  7. ^ Chávez quoted in Jones 2007. pp. 22, 25.
  8. ^ Jones 2007. p. 24.
  9. ^ Chávez quoted in Jones 2007. pp. 23, 25–26.
  10. ^ Marcano and Tyszka 2007. p. 11.
  11. ^ Jones 2007. pp. 23–24, 26–27.
  12. ^ Marcano and Tyszka 2007. pp. 07, 24–26.
  13. ^ Cannon 2009. p. 55.
  14. ^ Marcano and Tyszka 2007. p. 30.
  15. ^ Jones 2007. p. 38.
  16. ^ Jones 2007. pp. 49–50.
  17. ^ Marcano and Tyszka 2007. p. 31.
  18. ^ Marcano and Tyszka 2007. p. 35.
  19. ^ Jones 2007. pp. 40–47.
  20. ^ Marcano and Tyszka 2007. pp. 29–30.
  21. ^ a b Marcano and Tyszka 2007. p. 36.
  22. ^ Chávez quoted in Jones 2007. p. 40-47.
  23. ^ Jones 2007. pp. 52–53.
  24. ^ Jones 2007. p. 54.
  25. ^ Chávez quoted in Marcano and Tyszka 2007. pp. 36–37.
  26. ^ “Hugo Chávez Frías / Venezuela / América del Sur / Biografías Líderes Políticos / Documentation / CIDOB home page”. Cidob.org. ngày 23 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
  27. ^ Jones 2007. pp. 54–56.
  28. ^ Marcano and Tyszka 2007. p. 37.
  29. ^ Marcano and Tyszka 2007. p. 38.
  30. ^ Jones 2007. pp. 57–59.
  31. ^ Jones 2007. p. 59.
  32. ^ a b Chávez, quoted in Jones 2007. p. 59.
  33. ^ Marcano and Tyszka 2007. p. 39.
  34. ^ a b Marcano and Tyszka 2007. p. 41.
  35. ^ Chávez, quoted in Jones 2007. pp. 60–64.
  36. ^ Jones 2007. pp. 63–65.
  37. ^ Wilpert 2007. p. 15.
  38. ^ Cannon 2009. p. 54.
  39. ^ Jones 2007. pp. 65–77.
  40. ^ Jones 2007. p. 634.
  41. ^ Jennifer McCoy (tháng 2 năm 1999). Observing the 1998 Venezuelan Elections: Special Report. Atlanta, Georgia: Trung tâm Carter. tr. 49. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
  42. ^ “Chavez allies rally their support”. BBC News. 24 tháng 8 năm 2003. Truy cập 4 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|date= (trợ giúp)
  43. ^ Jones, Bart (2008), Hugo! The Hugo Chávez Story: From Mud Hut to Perpetual Revolution, London: The Bodley Head. pp305-6
  44. ^ VnExpress. “Vì sao đảo chính ở Venezuela thất bại?”. Tin nhanh VnExpress. Truy cập 27 Tháng mười hai 2018.
  45. ^ Hàng triệu người Venezuela biểu tình chống tổng thống
  46. ^ http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-12/ngày 4 tháng 12 năm 2006-voa16.cfm
  47. ^ Tổng thống Venezuela phản đối phụ nữ bơm ngực, Vietnamnet
  48. ^ Cơn sốt Nam Vương ở Venezuela,Dân trí
  49. ^ [1] tham khảo thêm
  50. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2010.
  51. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2011.
  52. ^ Venezuela: Sao lạm phát và hạn chiếu[liên kết hỏng]
  53. ^ “Tổng thống Hugo Chavez: Cảm ơn quốc dân yêu mến của tôi”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2012. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  54. ^ Ông Nicolas Maduro sẽ là Tổng thống Venezuela tạm thời, Theo Hà Nội mới
  55. ^ Thế giới chia buồn trước sự ra đi của Tổng thống Chavez, Theo Dân Trí
  56. ^ a b Đám tang Tổng thống Hugo Chavez sẽ vào ngày 8/3 Lưu trữ 2013-03-09 tại Wayback Machine, Theo VietnamPlus
  57. ^ hi hài của nhà lãnh đạo này sẽ được quàn trong 3 ngày tại một Học viện Quân sự kể từ ngày 6/3 Lưu trữ 2013-03-09 tại Wayback Machine, Đài tiếng nói Việt Nam
  58. ^ Venezuela sẽ ướp xác cố Tổng thống Chavez, Theo Dân Trí
  59. ^ Padgett, Tim (8 tháng 5 năm 2006). “Hugo Chavez: Leading the Left-Wing Charge”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2013. Truy cập 26 tháng 7 năm 2006. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|date= (trợ giúp)
  60. ^ “Coup Co-Conspirators as Free-Speech Martyrs”. FAIR. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  61. ^ Marcano, Christina and Tyszka, Alberto Barrera (2007). Hugo Chávez: The Definitive Biography of Venezuela's Controversial President. New York: Random House. ISBN 978-0-679-45666-7.
  62. ^ a b c d VnExpress. “VnExpress - Báo tiếng Việt nhiều người xem nhất”. Tin nhanh VnExpress. Truy cập 27 Tháng mười hai 2018.
  63. ^ Dragon In The Tropics: Hugo Chávez And The Political Economy Of Revolution In Venezuela, von Javier Corrales, Michael Penfold, Brookings Institution Press 2011
  64. ^ Weisbrot, Mark, Ray, Rebecca, and Sandoval, Luis. "The Chávez Administration at 10 Years." Center for Economic and Policy Research. 2009. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010.
  65. ^ Mark Weisbrot: Venezuelas verlorene Jahre, in Le Monde diplomatique vom 9/4/2010
  66. ^ Michel Penfold-Becerra: Clientelism and social funds; Evidence from Chávez’s Misiones. (PDF; 140 kB) In: Latin American Politics and Society. 49 (4) 2008, trang 63–84. Michael Penfold-Becerra là một giáo sư nghiên cứu về châu Mỹ Latin tại Đại học Columbia và dạy tại Advanced Institute for Administrative Studies (IESA) tại Caracas, Venezuela.
  67. ^ Hugo Chavez: Caudillo des 21. Jahrhunderts Neue Zürcher Zeitung, 6/3/2013
  68. ^ Venezuela rơi vào khủng hoảng trầm trọng Lưu trữ 2015-05-02 tại Wayback Machine, Đất Việt 09/02/2015
  69. ^ Kinh tế Venezuela: Bất ổn vì giá dầu giảm sâu , Hà Nội Mới, 04/01/2015
  70. ^ Chávez family dogged by nepotism claims, New York Times 18/2/2007
  71. ^ Venezuelan State Elections: Pressure Mounts for Entire Chavez Clan, Der Spiegel, 20/11/2008
  72. ^ Venezuela's Chavez in stable condition, says son-in-law Lưu trữ 2015-04-14 tại Wayback Machine, Reuters, 1/1/2013
  73. ^ Chávez's daughter posts picture of herself posing with dollars , The Guardian, 26/1/2012
  74. ^ Amnesty Report 2010 – Venezuela, Amnesty International 2010
  75. ^ World Report 2010 – Venezuela, Human Rights Watch 2010
  76. ^ a b Hugo Chavez là tòng phạm trong đề án vận chuyển ma túy lớn, cựu vệ sĩ xác nhận. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2015.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết hàn lâm

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết và tường thuật tin tức

[sửa | sửa mã nguồn]

Phỏng vấn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sackur, Stephen (ngày 15 tháng 6 năm 2010). “Hugo Chávez, President of Venezuela”. HARDtalk. London: British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Trang tin điện tử và xuất bản phẩm điện tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Valentine đen 14/4 - Đặc quyền bí mật khi em chưa thuộc về ai
Valentine đen 14/4 - Đặc quyền bí mật khi em chưa thuộc về ai
Giống như chocolate, những món ăn của Valentine Đen đều mang vị đắng và ngọt hậu. Hóa ra, hương vị tình nhân và hương vị tự do đâu có khác nhau nhiều
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha là một Samurai vô chủ đến từ Inazuma, tính tình ôn hòa, hào sảng, trong lòng chất chứa nhiều chuyện xưa
Nhân vật Paimon trong Genshin Impact
Nhân vật Paimon trong Genshin Impact
Paimon là một pé đồng hành siêu dễ thương cùng main chính tham gia phiêu lưu trong thế giới Genshin Impart
Nhân vật Agatsuma Zenitsu trong Kimetsu No Yaiba
Nhân vật Agatsuma Zenitsu trong Kimetsu No Yaiba
Agatsuma Zenitsu là một Kiếm sĩ Diệt Quỷ và là một thành viên của Đội Diệt Quỷ