Iskandar của Johor

Iskandar
Sultan của Johor
Yang di-Pertuan Agong của Malaysia
Tại vị26 tháng 4 năm 198425 tháng 4 năm 1989
4 năm, 364 ngày
Malaysia15 tháng 11 năm 1984
Tiền nhiệmAhmad Shah của Pahang
Kế nhiệmAzlan Shah của Perak
Sultan của Johor
Tại vị11 tháng 5 năm 198122 tháng 1 năm 2010
28 năm, 256 ngày
Tiền nhiệmSultan Ismail
Kế nhiệmSultan Ibrahim Ismail
Thông tin chung
Sinh(1932-04-08)8 tháng 4 năm 1932
Istana Semayam, Johor Bahru, Johor, Malaya thuộc Anh
Mất22 tháng 1 năm 2010(2010-01-22) (77 tuổi)
Bệnh viện Chuyên khoa Puteri, Johor Bahru, Johor, Malaysia
An táng23 tháng 1 năm 2010
Lăng vương thất Mahmoodiah, Johor Bahru, Johor
Phối ngẫuTunku Puan Zanariah (kh. 1961-2010)
Josephine Trevorrow/Kalsom binti Abdullah (kh. 1956-1962)
Hậu duệ10 con (2 nam và 8 nữ):
1. Tunku Kamariah Aminah Maimunah Iskandariah
2. Tunku Besar Zabedah Aminah Maimunah Iskandariah
3. Tunku Ibrahim Ismail
4. Tunku Azizah Aminah Maimunah Iskandariah
5. Tunku Mariam Zaharah
6. Tunku Norani Fatimah
7. Tunku Maimunah Ismailiah
8. Tunku Abdul Majid
9. Tunku Muna Najiah
10. Tunku Aminah Kalsom Masera Marian Zahira Iskandariah
Tên đầy đủ
Sultan Iskandar Ibni Almarhum Sultan Ismail Al-Khalidi
Hoàng tộcIstana Bukit Serene
Hoàng gia caLagu Bangsa Johor
Thân phụSultan Ismail Ibni Al-Marhum Sultan Ibrahim Al-Masyhur
Thân mẫuSultanah Ungku Tun Aminah Binti Ungku Ahmad
Tôn giáoHồi giáo Sunni

Baginda Al-Mutawakkil Alallah Sultan Iskandar Ibni Almarhum Sultan Ismail Al-Khalidi[1][2][3][γ][δ] (8 tháng 4 năm 1932 – 22 tháng 1 năm 2010) trở thành sultan thứ 24 của Johor [ε] khi cha ông là Sultan Ismail từ trần vào ngày 10 tháng 5 năm 1981. Ông là Yang di-Pertuan Agong (quốc vương liên bang) của Malaysia từ ngày 26 tháng 4 năm 1984 đến ngày 25 tháng 4 năm 1989. Sultan Iskandar tại vị trong gần 29 năm, kết thúc khi ông từ trần vào tháng 1 năm 2010, kế vị ông là con trai cả, Sultan Ibrahim Ismail.

Giống như ông nội của mình là Sultan Ibrahim,[4] khuynh hướng tư duy độc lập của Sultan Iskandar khiến ông nhiều lần quan hệ căng thẳng với chính phủ liên bang Malaysia. Điều này tăng cường trong thời gian ông là Yang di-Pertuan Agong,[5] do đó có một số sự kiện công cộng nổi bật có liên quan đến Sultan Iskandar.[6] Tuy thế, Sultan Iskandar có danh tiếng là quan tâm lớn đến các thần dân của mình, và được nhiều thần dân kính trọng cao độ, đặc biệt là trong cộng đồng người Mã LaiOrang Asli.[7]

Sultan Iskandar được cho là một người kiên định giữ kỷ luật, thỉnh thoảng sẵn sàng phát biểu ý kiến cá nhân về các vấn đề chính phủ. Trên phương diện cá nhân, các thần dân có tiếp xúc cá nhân với Sultan trong những năm sau mô tả ông là một người có tính cách nồng hậu[8] và hào phóng.[9] Tuy nhiên, những nhà phê bình cũng cho rằng Sultan Iskandar là một cá nhân bị rối loạn về tính khí.[10][11] Những tuyên bố này được đưa ra dựa trên trích dẫn hồ sơ về các sự kiện tai tiếng của ông,[12] bao gồm việc bị cha tước quyền thừa kế khi là Mahkota (Thế tử) vào năm 1961, cũng như một loạt hành động tội phạm bị cáo buộc diễn ra từ thập niên 1970 đến 1990, chúng được công bố trên truyền thông và kích động sự phẫn nộ về đạo đức lan rộng trong công chúng Malaysia.[13][14]

Khi còn là một vương tử, thành viên vương tộc Mã Lai[15] Iskandar thường được gọi bằng tên đầu tiên của mình là "Mahmud"[γ][16][17] hoặc bằng tên đầy đủ là "Mahmud Iskandar". Ông hầu như không tiếp tục sử dụng tên thứ nhất của mình sau khi trở thành Sultan vào năm 1981,[18][ζ] song một số người vẫn thỉnh thoảng gọi ông bằng tên đầy đủ.[19][20]

Đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Sultan Iskandar (gọi là Mahmud Iskandar[γ] đến năm 1981) là con trai thứ ba của Sultan Ismail ibni Sultan Ibrahim với Sultanah Ungku Tun Aminah binti Ungku Paduka Bena Sri Maharaja Utama Ahmad, ông sinh ngày 8 tháng 4 năm 1932 tại Istana Semayam, Johor Bahru.[21] (Hai anh trai của ông chết yểu.)[22] Mahmud tiếp nhận giáo dục bậc tiểu học và trung học tại Trường Tiểu học Ngee Heng và Học viện Anh ngữ Johore Bahru (nay là Maktab Sultan Abu Bakar) tại Johor Bahru. Năm 1952, ông được phái đến Úc để theo học giáo dục bậc đại học tại Trường Trinity Grammar. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1953, Mahmud đến đảo Wight tại Anh Quốc, tại đây ông nhập học Trường Upper Chine trong ba năm.[23] Sau khi hoàn thành việc học tập, Mahmud trở về Malaysia vào năm 1956 và phục vụ trong một thời gian ngắn với thân phận viên chức thực tập tại Cơ quan công vụ Johor,[24] phụ trách các công việc các sở công vụ huyện, đất và ngân khố cho đến khi được phong làm Mahkota của Johor trong tháng 5 năm 1959.[7]

Năm 1956, Mahmud kết hôn với Josephine Trevorrow, một người đến từ Cornwall, Anh Quốc, sau đó có bốn con với bà, trong đó có Thế tử Ibrahim Ismail. Hôn nhân kết thúc bằng ly dị vào năm 1962.[25] Ông tái hôn vào năm 1961 – không lâu trước khi ly dị với Trevorrow, với Tengku Zanariah đến từ vương tộc Kelantan. Tengku Zanariah có sáu con với Sultan.[1][26] Nhà phân tích Kate Wharton nhận thấy rằng bất kỳ đề cập thành văn nào đến liên kết của Trevorrow với Sultan Iskandar bị loại bỏ cẩn thận trong toàn bộ các tiểu sử chính thức.[27]

Mahmud được Sultan Ismail phong làm Mahkota của Johor từ năm 1959 đến năm 1961, và Raja Muda từ năm 1966 đến năm 1981. Ngày 29 tháng 4 năm 1981, ông bị cải phong làm Mahkota không lâu trước khi cha từ trần.[28]

Sultan của Johor

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 10 tháng 5 năm 1981, Mahmud được phong làm người Nhiếp chính của Johor sau khi cha ông từ trần, và tuyên thệ nhậm chức Sultan một ngày sau đó, không lâu sau khi mai táng cha ông.[29] Em trai của ông là Abdul Rahman (Mahkota của Johor) được phong làm Bendahara của Johor, ông ta giữ chức vụ này cho đến khi từ trần vào năm 1989.[10] Ngày 12 tháng 12 cùng năm, Sultan Iskandar được bổ nhiệm làm hiệu trưởng danh dự của Đại học Công nghệ Malaysia.[30] Ông không tổ chức lễ đăng quang riêng như các sultan trước đó của Johor.[31]

Theo chế độ quân chủ tuyển cử của Malaysia, Sultan Iskandar được hội đồng các quân chủ bầu làm Yang Di-Pertuan Agong mới vào ngày 9 tháng 2 năm 1984, trước khi người tiền nhiệm mãn hạn phục vụ vào ngày 26 tháng 4 năm 1984. Ông kế nhiệm Sultan của Pahang làm Yang-Di Pertuan Agong vào ngày 26 tháng 4.[32] Một lễ phong chức được tổ chức không lâu sau đó, trong buổi lễ ông mặc trang phục truyền thống của Agong, chính thức nhậm chức.[33] Sultan Iskandar phục vụ với tư cách là Yang-Di Pertuan Agong cho đến năm 1989, kế vị ông là Sultan của Perak.[34] Với tư cách là Yang di-Pertuan Agong, theo các điều khoản hiến pháp Sultan Iskandar đương nhiên được bổ nhiệm làm Tư lệnh tối cao của Lực lượng Vũ trang Malaysia, giữ cấp bậc Nguyên soái Không quân, Thủy sư đô đốc Hải quân và Nguyên soái Lục quân.[35]

Ngày 8 tháng 4 năm 2006, Sultan phong cháu nội là Ismail Ibrahim (con của thế tử) làm Raja Muda trong một nghi thức thụ chức kế hợp với kỷ niệm sinh nhật của ông. Việc được trao tước Raja Muda biểu thị rằng Ismail xếp vị trí thứ ba trong thứ tự kế thừa vương vị Johor.[36]

Quốc vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sultan Iskandar tổ chức các sự kiện tại gia mở thường niên trong tư dinh Istana Bukit Serene của mình hoặc tại Istana Besar.[37] Vào những ngày này, Sultan và con trai cả là Mahkota, tổ chức các phiên họp đặc biệt mà nhờ đó người Johor dành sự kính trọng đối với ông.[38] Sultan cũng ban các phần thưởng danh dự cho các cá nhân Malaysia ưu tú trong sinh nhật của ông.[39] Chính phủ Johor công bố ngày 8 tháng 4 là ngày nghỉ lễ công cộng cấp bang nhằm đánh dấu sinh nhật của ông.[40][41]

Không lâu trước khi trở thành Agong vào tháng 4 năm 1984, Sultan Iskandar đưa ra một đề xuất gọi người Orang Asli là "Bumiputera Asli" (theo nghĩa đen là Những con dân bản địa). Đề xuất này bắt nguồn từ việc Sultan Iskandar cho rằng người Orang Asli duy trì một đặc tính riêng biệt so với người Mã Lai khi đa số họ không phải là người Hồi giáo. Đề xuất sau đó bị hủy bỏ, và chính phủ sau đó tiến hành các nỗ lực nhằm đồng hóa người Orang Asli với dòng chủ lưu của xã hội Mã Lai.[42] Sau khi nhậm chức Yang di-Pertuan Agong, ông quyên góp lương của Agong cho các quỹ học bổng khác nhau vốn dành cho người Malaysia thuộc mọi chủng tộc.[43]

Bậc lên đại sảnh của Istana Besar, Johor Bahru

Năm 2007, Sultan Iskandar ban một chiếu chỉ mà theo đó chỉ cho phép các dinh thự và tài sản do Sultan và Mahkota sở hữu được gọi là Istana, trong khi các tài sản thuộc về các thành viên khác trong vương tộc được gọi là "Kediaman". Thuật ngữ "Istana" và "Kediaman" được dịch thành "Cung điện" và "Dinh thự".[44] Đến tháng 12, Sultan Iskandar tán thành chính phủ bang đăng công báo một dự luật mà theo đó cấm người Hồi giáo trong bang luyện tập Yoga, dẫn rằng các yếu tố Ấn Độ giáo trong việc luyện tập Yoga đi ngược lại giáo lý Hồi giáo. Thỉnh cầu về sự tán thành của Sultan đến từ hội đồng tôn giáo bang, tổ chức này hành động theo chỉ thị của Hội đồng Fatwa Quốc gia.[45][46]

Quan hệ đối ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi đăng cơ, Sultan Iskandar cổ vũ quan hệ láng giềng mật thiết đặc biệt với Singapore, bằng cách phát triển quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Singapore. Các con trai của ông cũng tiến hành điều này.[47] Tường thuật của truyền thông nêu bật tiếp đón đặc biệt nồng nhiệt mà lãnh đạo hai bên nhận được khi công du tại các lãnh địa của nhau,[48][49] đặc biệt là trong tháng 7 năm 1988, khi chuyến đi của Sultan Iskandar đến Singapore đánh dấu[50] chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Yang di-Pertuan Agong đến Singapore từ năm 1957.[51][52]

Quan hệ với Singapore đi xuống sau khi Tòa án Công lý Quốc tế phán quyết ủng hộ Singapore sau một cuộc chiến pháp lý về chủ quyền Pedra Branca. Tại kỳ họp khai mạc của Hội đồng lập pháp bang Johor khóa 12 vào năm 2008, Sultan nêu lập trường của ông về chủ quyền của Malaysia đối với Pedra Branca, và thề tìm kiếm các giải pháp pháp lý để thu hồi chủ quyền đối với đảo.[55]

Sultan Iskandar cũng thúc đẩy một quan hệ khá mật thiết với Sultan Hassanal Bolkiah của Brunei, đặc biệt là trong thời gian ông là Yang Di-Pertuan Agong.[56] Năm 2006, họ lại gặp nhau công khai sau khi Sultan Hassanal Bolkiah thực hiện chuyến thăm cấp quốc gia đến Johor để biểu thị sự quan tâm của ông ta đến Khu vực Phát triển Iskandar.[57]

Tranh luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi trở thành Sultan hoặc Agong, và thậm chí là trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, danh tiếng của Mahmud ít nhiều bị hư hỏng do một số sự kiện gây tranh luận, chúng được truyền thông quan tâm thường xuyên. Một trong những sự cố sớm nhất này là việc ông bị mất vị thế Mahkota vào năm 1961 – vị trí mà cha ông là Sultan Ismail phong cho ông vào hai năm trước, với lý do được cho là hành vi không thích hợp[6] sau khi các tường trình mật cáo buộc ông tống giam một cảnh sát đến tai Sultan.[58] Em của Iskandar là Abdul Rahman (Mahkota của Johor)[15] được phong làm Mahkota. Tuy vậy, đến năm 1966, Iskandar được phong làm Raja Muda, điều này khiến ông đứng thứ hai trong thứ tự kế vị.[26] Tháng 4 năm 1981, Mahmud bị cải phong là Mahkota không lâu trước khi cha ông từ trần vào tháng sau, sau đó ông nhậm chức Sultan của Johor,[59] theo lệnh của cha.[29]

Tuy nhiên, một số nhân chứng không thừa nhận tính hợp pháp, lập luận rằng Sultan Ismail đã rơi vào hôn mê tại thời điểm ông được phong làm người Nhiếp chính.[58] Hồ sơ chỉ ra rằng Sultan Ismail rơi vào hôn mê vào ngày 8 tháng 5, ba ngày trước khi từ trần.[60] Quan hệ giữa Sultan Iskandar với Menteri Besar (thủ tướng) Johor là Othman Saat xấu đi do tính hợp pháp của việc Iskandar đăng cơ, điều này dẫn đến một sự cố mà trong đó Sultan lệnh cho Menteri Besar bỏ trống văn phòng của mình trong 24 giờ, không lâu sau khi Sultan Ismail từ trần, dẫn lý do là ông cần không gian văn phòng này. Menteri Besar tuân lệnh, song Sultan không di chuyển đến văn phòng như ông nói.[61] Năm sau, Othman Saat từ chức Menteri Besar.[6]

Cáo buộc hành vi tội phạm

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1972, Mahmud bị buộc tội gây ra cuộc tấn công bằng chùy nhằm vào hai người đã vượt xe của ông và bị kết án vào năm sau.[62] Một năm sau, các tường thuật cũng đưa ra ánh sáng một cuộc tấn công tương tự khác nhằm vào một cặp đôi trẻ tuổi, khi Iskandar cùng với vệ sĩ của ông tấn công họ bằng hóa chất và một chiếc chùy sau khi ông bị mạo phạm. Sự cố bị cáo buộc khác diễn ra vào khoảng thời gian này khi Mahmud xích hai cảnh sát viên trong một cũi chó trong một ngày sau khi ông bị chọc tức.[63]

5 năm sau đó, Mahmud bị cáo buộc và kết án ngộ sát[64] sau khi bắn và sát hại một người gần máy bay trực thăng cá nhân của ông vì cho rằng đó là một người buôn lậu. Trong hai vụ tố tụng, cha ông là Sultan Ismail can thiệp và ban ân xá chính thức cho Mahmud.[65][66][67] Tương tự, con trai cả của ông là Ibrahim Ismail, bị kết án trong thập niên 1980 về việc bắn chết một người trong một câu lạc bộ đêm do thù hận, song nhanh chóng được ân xá.[68]

Năm 1987, Sultan Iskandar bị cáo buộc gây ra cái chết của một golf caddy tại Cameron Highlands bằng cách hành hung, sau một sự cố mà trong đó golf caddy cười khi Sultan đánh trượt một lỗ. Thủ tướng đầu tiên của Malaysia là Abdul Rahman chỉ ra rằng Sultan (đương thời là Agong) không thể bị truy tố do các quân chủ được miễn truy tố, song lên án các hành động của Sultan Iskandar vào đương thời. Sự việc được cho qua mà không có nhiều quan tâm của công chúng. Anh/em trai của caddy – người cũng bị thương trong sự cố, trở nên đau buồn do những điều mình trông thấy, sau đó phát điên tại Kuala Lumpur và bị cách ly trong một bệnh viện tâm thần.[69][70]

Sự cố Gomez

[sửa | sửa mã nguồn]

Hành hung

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1992, Sultan và con trai là Abdul Majid Idris tham gia hai vụ việc hành hung riêng rẽ nhằm vào các huấn luyện viên khúc côn cầu, lên đến cực độ bằng việc tước quyền miễn truy tố của các quân chủ. Hai vụ việc trở thành tin tức hàng đầu trên truyền thông địa phương và quốc tế, được gọi là "Sự cố Gomez".[71][72] Sự cố phát sinh vào ngày 10 tháng 7 năm 1992, khi con trai thứ nhì của Sultan Iskandar là Bendahara-Abdul Majid Idris, mất bình tĩnh trong một trận đấu khúc côn cầu với đội tuyển khúc côn cầu Perak sau khi Perak chiến thắng bằng một cú đánh penalty, và hành hung thủ môn của Perak là Mohamed Jaafar Mohamed Vello.[73] Thủ môn của Perak sau đó gửi một tường trình cho cảnh sát vào ngày 30 tháng 7. Sự cố được công chúng chú ý, đặc biệt là khi vấn đề được thảo luận tại nghị viện.[74] Sự cố khiến Liên đoàn Khúc côn cầu Malaysia ban hành quyết định cấm Majid tham gia thi đấu trong 5 năm sau điều tra.[75] Majid sau đó bị buộc tội hành hung vào tháng 1 năm 1993, chánh án tuyên phạt vương tử 1 năm tù giam, phạt 2000 RM. Vương tử được phóng thích nhờ bảo lãnh, những lời buộc tội sau đó được bỏ qua dựa trên cơ sở miễn tố, là điều vẫn được áp dụng vào thời điểm đó.[76]

Sultan phản ứng trước lệnh cấm bằng cách gây áp lực cho nhà cầm quyền trong bang để thi hành cách ly các đội tuyển khúc côn cầu Johor khỏi toàn bộ các giải đấu quốc gia.[74] Trong tháng 11 năm 1992, huấn luyện viên của đội tuyển khúc côn cầu sân cỏ Maktab Sultan Abu Bakar là Douglas Gomez biểu thị sự bất mãn của mình về việc bị Giám đốc Bộ Giáo dục Johor yêu cầu rút khỏi trận bán kết khúc côn cầu quốc gia. Sự cố thu hút sự chú ý của Sultan, ông triệu Gomez đến Istana Bukit Serene, tại đây Gomez bị khiển trách và hành hung.[77] Sau khi gặp Sultan, Gomez phải điều trị phần mặt và bụng của mình. Sau đó ông nộp một tường trình cho cảnh sát chống Sultan về tội hành hung. Gomez nói thêm rằng các vệ sĩ của Sultan, các thành viên của Lực lượng quân sự Johor, chỉ là những người chứng kiến, và rằng Sultan là người duy nhất chịu trách nhiệm cho những tổn thương.[78]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự cố hành hung khiến công chúng phản đối kịch liệt,[79] điều này gây áp lực lên mọi cấp của chính phủ phải điều tra sự việc.[80] Trong những tháng cuối của năm 1992, và những tháng đầu của năm 1993, có hàng chục bài báo đề cập đến các hành vi bất lương của các vương tộc tại một số bang, song đặc biệt là bản thân Sultan Iskandar.[81] Sultan Iskandar trở thành tâm điểm bị phản đối dù nhiều hành động tội phạm được báo chí liệt kê liên quan đến các thành viên khác trong vương tộc.[82]

Sự chỉ trích mãnh liệt vốn được báo chí kích thích này thúc đẩy các nghị viên của Dewan Rakyat (Hạ nghị viện) triệu tập một phiên họp đặc biệt vào ngày 10 tháng 12 năm 1992. Toàn bộ 96 nghị viện hiện diện thông qua một nghị quyết nhất trí,[83] theo đó yêu cầu có hành động để kiềm chế quyền hạn của các quân chủ nếu cần thiết. Trong phiên họp đặc biệt, các nghị viên vạch trần các hồ sơ tội phạm trong quá khứ của Sultan Iskandar và hai con trai của ông, ba người họ đều dính líu đến tổng cộng ít nhất là 23 vụ hành hung và ngộ sát,[84][85] năm trong số đó là các vụ việc có dính líu đến Sultan sau năm 1981, hai vụ việc của Mahkota và ba vụ việc của Bendahara.[86]

Một dự luật lần lượt được cả Dewan RakyatDewan Negara (Thượng nghị viện) thông qua vào ngày 19 và 20 tháng 1 năm 1993.[87] Dự luật đề xuất loại bỏ miễn trừ pháp lý được sáu trong số chín sultan tán thành[88], song, ba vị phản đối gay gắt, hai trong số đó là Ismail Petra, Sultan của Kelantan và bản thân Sultan Iskandar. Sultan Iskandar đưa ra các sáng kiến nhằm giành thêm sự ủng hộ của giới vương tộc nhằm ngăn thi hành dự luật được đề xuất. Dự luật đề xuất tước quyền miễn trừ pháp lý đối với các quân chủ và các thành viên vương tộc, điều này sẽ khiến họ bị khởi tố theo luật trong bất kỳ trường hợp sai phạm hình sự được chứng minh.[89]

Sultan Iskandar tổ chức một cuộc tập hợp bên ngoài cung điện với mục đích thu hút sự ủng hộ của công chúng nhằm ngăn thi hành dự luật. Tuy nhiên, điều này bị hủy bỏ sau áp lực mãnh liệt từ chính phủ. Một tường thuật được thực hiện trong cuộc tập hợp dẫn lời Sultan Iskandar kêu gọi tất cả công chức dân sự địa phương tẩy chay các nhiệm vụ cấp bang và liên bang để thể hiện ủng hộ đề nghị của ông.[90] Trong khi đó, chính phủ liên bang tiếp tục áp lực lên các quân chủ để phê chuẩn dự luật, và họ thành công sau vài lần sửa chữa dự luật. Sau đó, dự luật đề xuất được ghi vào Hiến pháp Liên bang trong tháng 3 năm 1993.[91]

Dự luật cho phép truy tố các quân chủ vi phạm pháp luật, trong khi Đạo luật Phản loạn năm 1948 cũng được sửa đổi để cho phép chỉ trích công khai các quân chủ.[92] Một tòa án đặc biệt được thiết lập nhằm khởi tố các quân chủ và các thành viên gần gũi trong các vương tộc.[93]

Hậu quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Sultan Iskandar trong Lễ hội Diều quốc tế Pasir Gudang lần thứ 9, năm 2004

Sultan Iskandar và các thành viên trong gia đình ông không bị khởi tố vì các hành vi vi phạm pháp luật của họ trong quá khứ do miễn trừ pháp lý với họ vẫn được áp dụng khi sự việc xảy ra.[94] Tuy thế, không lâu sau đó, Sultan Iskandar được thúc giục tiến hành các bước đi nhằm khôi phục hình ảnh của ông trước công chúng, vốn ít nhiều xấu đi do sự cố. Trong một bài phát biểu trước công chúng ngay sau đó, Sultan được nhận thấy là phần nào giảm bớt hình ảnh cứng rắn và dường như khiêm tốn hơn, khiến người Johor duy trì lòng trung thành với ông.[76]

Sự cố Gomez cũng dẫn việc việc chính phủ liên bang rà soát và đề xuất vào tháng 8 năm 1993 về việc giải tán Lực lượng quân sự Johor (JMF).[95] Tuy nhiên, dự luật giải tán JMF sau đó bị Quốc hội hủy bỏ.[96][97]

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Không lâu trước khi được bầu làm Yang-Di Pertuan Agong vào năm 1983, trong chính giới lưu hành một loạt tường thuật cáo buộc Sultan Iskandar có ý định tiến hành đảo chính bằng cách ban bố tình trạng khẩn cấp để phế truất chính phủ, điều này đến tai Mahathir. Sultan được tường thuật là thúc đẩy quan hệ mật thiết với một số nhân vật quân sự chủ chốt. Chính phủ sau đó hành động để hạn chế các lỗ hổng hiến pháp và để giảm bớt quyền phủ quyết của quân chủ trong lập pháp, đỉnh cao là khủng hoảng hiến pháp vào cuối năm 1983.[98] Tuy vậy, trong phát biểu nhậm chức Agong vào năm 1984, khoảng một tháng sau các sửa đổi hiến pháp được thông qua tại Quốc hội, Sultan Iskandar lên tiếng ủng hộ hiến pháp sửa đổi và cam kết hành động phù hợp với khuyến nghị của thủ tướng.[99]

Một vụ bê bối ngoại giao giữa Anh Quốc và Malaysia bùng phát vào năm 1984, khi một số báo của Anh đưa tin về lễ đăng quang của Sultan Iskandar, với các tiêu đề như "Sát thủ làm vua" và "Vua là một sát thủ", khiến chính phủ Malaysia tức giận va yêu cầu xin lỗi từ chính phủ Anh. Chính phủ Anh từ chối xin lỗi nhân danh các báo, do đó gây căng thẳng giữa hai quốc gia.[100] Hai tháng sau đó, vào tháng 6 năm 1984, Sultan Iskandar trong thân phận Agong, gây bất ngờ cho công chúng Malaysian khi công khai yêu cầu Phó Thủ tướng Musa Hitam tiến hành xin lỗi công khai trước toàn thể giáo đoàn hiện diện tại Thánh đường Quốc gia. Sultan Iskandar tức giận về những nhận xét của Musa trong khủng hoảng hiến pháp 1983, cho rằng chúng bất kính. Musa tuân theo yêu cầu của Agong và mạnh dạn tiến lên phía trước để tiến hành xin lỗi, được toàn thể giáo đoàn hoan nghênh bằng tràng vỗ tay như sấm. Sự kiện này được truyền trực tiếp trên Đài Phát thanh Malaysia (đài truyền hình đột ngột kết thúc giữa chừng), được nhiều khán giả cho là một hành động đối đầu của Agong để cảnh báo Musa.[101]

Năm 1988, cũng với thân phận Yang-Di Pertuan Agong, Sultan Iskandar cách chức chủ tọa của Tòa án Liên bang là Salleh Abas trong khủng hoảng hiến pháp.[102] Tuy nhiên, các nhà quan sát đề xuất về một quan hệ nồng nhiệt đặc biệt[69] giữa Thủ tướng Mahathir Mohamad với Agong, cả hai đều có chung phẫn uất đối với chánh án Salleh Abas. Năm 1973, Iskandar bị kết tội hành hung và bị tuyên án sáu tháng tù giam, khi đó Salleh Abas là kiểm sát viên nhân dân. Với vai trò này, Salleh chống án lên chánh án Raja Azlan Shah, để tăng án phạt cho Iskandar.[13][103][104] Tuy nhiên, cách thức mà Agong và Thủ tướng xử lý vấn đề gây tranh luận, bao gồm một tình tiết mà Agong từ chối tha thứ mặc dù Salleh sẵn sàng tiến hành xin lỗi Agong, song Agong từ chối.[105][106]

Sultan Iskandar công khai kêu gọi ủng hộ chính phủ Abdullah Badawi vào tháng 10 năm 2006, điều này gây một khuấy động nhỏ trong những người ủng hộ của Mahathir, khi ông bình luận rằng "Mahathir nên hành động như một người hưu trí". Lời kêu gọi đến vào thời điểm loạt chỉ trích của Mahathir chống lại Abdullah đang trong thời kỳ mãnh liệt nhất.[107] Sultan Islandar là quân chủ cấp bang đầu tiên công khai bảo vệ chính sách của chính phủ trong thời kỳ Mahathir chỉ trích chống chính phủ Abdullah.[108] Tuy nhiên, các nguồn từ trước đó ghi nhận quan tâm của Sultan Iskandar với rạn nứt sâu sắc giữa Mahathir và Abdullah và đã yêu cầu được chụp hình cùng với hai nhà lãnh đạo trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) tại Johor Bahru.[109]

Tháng 11 năm 2006, một khuấy động nhỏ khác bùng phát trong lễ khánh thành Khu vực Phát triển Iskandar, khi Sultan Iskandar phát biểu quan điểm của mình rằng đường đắp cao nối Johor và Singapore nên được loại bỏ để cho tàu đi qua và thúc đẩy sự phát triển của bang. Ông cũng bình luận rằng mọi người cần cảnh giác với toàn bộ người ngoại quốc do họ là những con "kền kền" và kêu gọi mọi người không xem trọng họ, trích dẫn bất mãn của bản thân rằng tổ tiên ông bị "lừa gạt" bởi các chiến thuật bẩn thỉu do những người thực dân sử dụng để xây đường đắp cao.[110][111]

Phong cách sinh hoạt

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian làm Agong, Sultan Iskandar thường được công chúng thấy mang theo một khẩu súng ngắn tại cạp áo, điều này thu hút sự quan tâm và bực bội đáng kể từ công chúng Malaysia do lý lịch phạm pháp trong quá khứ của ông.[112] Ông cũng nổi tiếng với lối sống khoa trương, điều này cũng thu hút các hoài nghi tương tự.[112] Ông cũng được biết đến là một người say mê motor; các phim tài liệu về lòng ái quốc mô tả nổi bật Sultan Iskandar, đương thời là Agong, cưỡi một chiếc motor cảnh sát và sự xuất hiện khoa trương của ông trong một vài lễ kỷ niệm công cộng. Các phim tài liệu này bị công chúng Malaysia chỉ trích, họ cảm thấy rằng các đoạn phim truyền hình v Sultan Iskandar là không phù hợp với chủ đề và hình ảnh quốc gia.[113]

Sinh hoạt cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi còn là thanh niên, Mahmud đủ điều khiện trở thành một phi công, ông được đào tạo điều khiển các máy bay và trực thăng nhẹ và trung bình. Ông cũng có năng khiếu điều khiển motor, được tường thuật là sở hữu các kỹ năng tháo các bộ phận của một chiếc motor ra và sau đó lắp lại.[7]

Sultan cũng nổi tiếng với sự say mê đối với nhiều môn thể thao ngoài trời, đặc biệt là golf. Trong những năm sau này, ông dành phần lớn thời gian rảnh của mình tại Câu lại bộ Royal Johor Country.[7][114] Ngoài ra, ông cũng thường chơi quần vợt và bóng quần.[26] Trong phạm vi riêng tư, Sultan Iskandar được gọi thân mật là "Moody", bắt nguồn từ tên đầu tiên của ông là "Mahmud."[20] Con trai ông là Abdul Majid, kế thừa chú ý của ông đối với golf nghiệp dư và từng giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Golf Malaysia.[115]

Ngoài ra, ông giữ một bộ sưu tập lớn về các vật nuôi, đặc biệt là công, tại tổ hợp Istana Bukit Serene của mình.[8][9] Khi còn là thanh niên, Iskandar cư trú tại Istana Bukit Coombe, nằm trên đỉnh Đồi Coombe Hill. Nó được xây dựng theo thiết kế kiến trúc Hà Lan, và sau được đổi tên thành Istana Bukit Iskandar. Cung điện sau đó bị phá hủy vào năm 1987, sáu năm sau khi Sultan Iskandar kế vị cha làm Sultan.[116]

Từ trần

[sửa | sửa mã nguồn]

Sultan Iskandar từ trần vào ngày 22 tháng 1 năm 2010 tại Bệnh viện Chuyên khoa Puteri sau khi nhập viện trong ngày.[117] Ông từ trần khoảng 7.15  tối, đến 11.20 tối thì Menteri Besar của Johor là Abdul Ghani Othman chính thức công bố. Ông được an táng tại Lăng mộ vương tộc Mahmoodiah vào 2 giờ chiều ngày hôm sau. Trước đó, công chúng được phép viếng Sultan Iskandar từ sáng sớm.[118]

Con trai ông là Mahkota Johor Ibrahim Ismail được tuyên bố là suntal kế tiếp của Johor cũng trong ngày 23 tháng 1.[119]

α. ^ Al-Mutawakkil Alallah (cũng viết trong tiếng Ả Rập là Motawakkil Alallah), có nghĩa là "Người đặt niềm tin vào Thượng đế" là một tước Hồi giáo do Sultan sử dụng. (Najeebabadi, pg 465)

β. ^ Trong văn hóa Hồi giáo, tước Al-Marhum nghĩa là "người mà lòng nhân từ được thể hiện". Nó được sử dụng cho các quân chủ Hồi giáo đã từ trần. (Schimmel (1989), pg 59)

γ. a b c Tên đầu của ông là Mahmud cũng thỉnh thoảng được viết là Mahmood trong một số nguồn. Bowker-Saur, pg 297

δ. ^ Trong chế độ quân chủ Malaysia, ibni nghĩa là "con trai của", bắt nguồn từ tiếng Ả Rập "ibn". Hầu hết các thường dân sẽ sử dụng "bin" để biểu thị "con của" trong tên của họ. Anglo-American Cataloguing Rules (1978), pg 390

ε. ^ Section B Planning and Implementation, Part 3 Physical Planning Initiatives, CHAPTER 13, Johor Bahru City Centre Lưu trữ 2009-02-27 tại Wayback Machine, Iskandar Malaysia, pg 6, "... This was followed later by the 21st Sultan of Johor – Sultan Abu Bakar (1862–1895) who laid the foundation for developing Johor into a modern state. ..." NB: Sultan Abu Bakar of Johor is the great-grandfather of Sultan Iskandar.

ζ. ^ Trong sinh nhật lần thứ 69 của Sultan Iskandar, nhiều công ty và tổ chức phát hành các tờ quảng cáo chúc mừng. Trong đó, Sultan được đề bằng: Duli Yang Maha Mulia Baginda Al Mutawakkil Alallah Sultan Iskandar Ibni Almarhum Sultan Ismail, D.K. Sultan Dan Yang Dipertuan Bagi Negeri Dan Jajahan Takluk Johor Darul Ta'zim. (Tên đầu tiên "Mahmud" của ông không được đề cập.) Advertisements, ngày 8 tháng 4 năm 2001, pg 2–3, 5–7, 9, 11, 13, 15, 17–19, New Sunday Times Special (Sultan of Johor's Birthday)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b JOHOR (Sultanate) Retrieved ngày 3 tháng 1 năm 2009
  2. ^ Negara Brunei Darussalam: A Biographical Dictionary (1860–1996), Horton, pg 290
  3. ^ Siapa kebal, Mahathir atau raja-raja Melayu?, Yahaya Ismail, pg 42
  4. ^ Johore and the Origins of British Control, Nesalamar Nadarajah, pg 128
  5. ^ Asian Recorder (1984), pg 17808
  6. ^ a b c Constitutional Heads and Political Crises: Commonwealth Episodes, 1945–85 (1988), Low, pg 185
  7. ^ a b c d Thanam Visvanathan, Ruler with deep concern for people–Sultan Iskandar revered as protective guardian and helpful to all his subjects, pg 1, ngày 8 tháng 4 năm 2001, New Sunday Times Special (Sultan of Johor's Birthday)
  8. ^ a b Inspiring ruler, Nelson Benjamin, ngày 8 tháng 4 năm 2007, The Star (Malaysia)
  9. ^ a b Johor Sultan's birthday celebration at Dataran Bandaraya in JB today, ngày 8 tháng 4 năm 2008, The Star (Malaysia)
  10. ^ a b Tan, Chee Khoon (1985), pg 5
  11. ^ Milne, Mauzy (1999), pg 32
  12. ^ Clad (1989), pg 57
  13. ^ a b Abdullah (2003), pg 148
  14. ^ Kershaw (2001), pg 102–3
  15. ^ a b Tengku theo chính tả tại Johor. Tengku Ahmad Rithauddeen: His Story, K.N. Nadarajah, pg 50
  16. ^ Facts on File Yearbook, by Facts on File, inc., 1957, Phrase: "Married: Prince Tengku Mahmud, 24, grandson of the Sultan of Johore, & Josephine Ruby Trevorrow, 21, daughter of an English textile ..."
  17. ^ Malaysia, by British Association of Malaysia, British Association of Malaysia and Singapore, Phrase: " Mahmood of Jo-hore. On ngày 5 tháng 8 năm 1960, at the Istana Bukit ..."
  18. ^ Andresen (1992), pg 138
  19. ^ Demolish causeway: Johor Sultan Lưu trữ 2009-03-04 tại Wayback Machine, ngày 5 tháng 11 năm 2006, Dailyexpress
  20. ^ a b Azizah is one tough princess, The Star, Kee Hua Chee, ngày 19 tháng 3 năm 2005
  21. ^ Pemerintah dan pemimpin-pemimpin kerajaan Malaysia, Siti Rosnah Haji Ahmad, pg 71
  22. ^ Johor15, by Christopher Buyers, Retrieved ngày 22 tháng 2 năm 2009
  23. ^ Information Malaysia (1985), pg 58
  24. ^ His Majesty and Her Majesty, Website of the Yang di-Pertuan Agong, Retrieved ngày 3 tháng 1 năm 2009
  25. ^ Andresen (1992), pg 123
  26. ^ a b c Sleeman (2004), pg 827
  27. ^ Abdul Rahman, Solomon (1985), pg 21
  28. ^ “Duli Yang Maha Mulia Seri Paduka Baginda Almutawakkil Alallah, Sultan Iskandar Ibni Al-Marhum Sultan Ismail Portal Rasmi Kerajaan Negeri Johor Darul Ta'zim”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  29. ^ a b Asian Recorder Published by K. K. Thomas at Recorder Press, 1981, pg 16108
  30. ^ Information Malaysia (1990), pg 906
  31. ^ Ismail, Fauziah (ngày 17 tháng 8 năm 2012). “Ruler close to the people's heart”. New Straits Times. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  32. ^ The Europa Year Book: A World Survey (1984), pg xiv
  33. ^ Milne, Mauzy (1999), pg 35
  34. ^ DYMM Seri Paduka Baginda Almutawakkil Alallah, Sultan Iskandar Ibni Al-Marhum Sultan Ismail Lưu trữ 2008-12-14 tại Wayback Machine, Kerajaan Negeri Johor Darul Ta'zim, Retrieved ngày 3 tháng 1 năm 2009
  35. ^ Alagappa (2001), pg 267
  36. ^ Mahkota's son named Raja Muda of Johor Lưu trữ 2006-04-10 tại Wayback Machine, The Star online, Star Publications, ngày 9 tháng 4 năm 2006.
  37. ^ Thousands at PM's open house (update 4), Manjit Kaur, Royce Cheah and Ng Si Hooi, ngày 13 tháng 10 năm 2007, The Star (Malaysia)
  38. ^ Day of fun and feasting Lưu trữ 2007-10-15 tại Wayback Machine, Teh Eng Hock and Meera Vijayan, ngày 15 tháng 10 năm 2007, The Star (Malaysia)
  39. ^ Sultan of Johor's birthday honours list, ngày 9 tháng 4 năm 2004, The Star (Malaysia)
  40. ^ Anniversaries and Holidays (2000), pg 109
  41. ^ Event: 'Sultan Of Johor's Birthday', Minerals and Geoscience Department Malaysia (JMG), ngày 13 tháng 2 năm 2009
  42. ^ Benjamin, Chou, (2002), pg 121
  43. ^ Low (1988), pg 192
  44. ^ A palace in the sun, Fauziah Ismail, JohorBuzz, New Straits Times
  45. ^ Ban on yoga likely in Johor Lưu trữ 2009-03-04 tại Wayback Machine, ngày 5 tháng 12 năm 2008, New Straits Times
  46. ^ Johor prepares to enforce yoga ban, JohorBuzz, New Straits Times
  47. ^ “Ministers convey Hari Raya wishes to Sultan of Johor”. People's Action Party. ngày 13 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  48. ^ “Visit To Singapore By His Majesty Sultan Iskandar Ibni Almarhum Sultan Ismail, Sultan And Sovereign Ruler of the State And Territories of Johor Darul Ta'zim, 12 To ngày 13 tháng 4 năm 2007”. Ministry of Foreign Affairs, Singapore. ngày 11 tháng 4 năm 2007.[liên kết hỏng]
  49. ^ “Warm friendship toasted at annual Hari Raya lunch with Johor Sultan”. People's Action Party. ngày 25 tháng 10 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  50. ^ The Little Red Dot: Reflections by Singapore's Diplomats, Koh, Chang, pg 417
  51. ^ Singapore-Malaysia Relations Under Abdullah Badawi, pg 77, Saw, Kesavapany
  52. ^ Political Handbook of Asia 2007, Banks, Muller, Overstreet, pg 423
  53. ^ “First Deputy Prime Minister And Minister For Defence Goh Chok Tong Receiving Johor's Second Highest Award, Dato Paduka Mahkota Johor (Kehormat) From Yang Di-Pertuan Agong, Sultan Iskandar of Johor in Istana State Room (Description of Event Provided By Transferring Agency)”. Singapore Press Holdings. ngày 27 tháng 7 năm 1988. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  54. ^ a b “Sultan of Johor Visits HQ Commando”. MINDEF. ngày 13 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  55. ^ Farik Zolkepli (ngày 20 tháng 6 năm 2008). “Sultan vows to reclaim Batu Puteh island”. The Star.
  56. ^ Negara Brunei Darussalam: A Biographical Dictionary (1860–1996) (1996), pg 290
  57. ^ “Brunei eyes Iskandar Malaysia project”. The Star. ngày 28 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2022.
  58. ^ a b Kershaw (2001), pg 103
  59. ^ His Majesty and Her Majesty, Retrieved ngày 3 tháng 1 năm 2009
  60. ^ Who's who in Malaysia (1982), pg 463
  61. ^ Southeast Asian Affairs (1982), pg 251
  62. ^ Aliran Monthly, Aliran Kesedaran Negaran, 1992, Malaysia, pg3
  63. ^ Downton (1986), pp 203–4
  64. ^ Crouch (1996), pg 144
  65. ^ Copetas, Rich (2001), pg 145
  66. ^ UPI (ngày 26 tháng 4 năm 1984). “AROUND THE WORLD; Elected King's Reign Ending in Malaysia”. The New York Times.
  67. ^ Clad (1989), pg 15
  68. ^ De Ledesma, Lewis, Savage (2003), pg 366
  69. ^ a b Crouch (1996), pg 146
  70. ^ World of Information (Firm), (1993), pg 124
  71. ^ Crouch (1996), pg 146–7
  72. ^ Michael Richardson (ngày 15 tháng 12 năm 1992). “Malaysia Prepares To Strip Sultans of Their Immunity”. International Herald Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  73. ^ Prince to appear before MHF board, by Gerald Martinez, ngày 10 tháng 8 năm 1992, New Straits Times
  74. ^ a b Kershaw (2001), pg 110
  75. ^ MHF ban Majid for five years, by Lazarus Rokk, ngày 19 tháng 10 năm 1992, New Straits Times
  76. ^ a b Asian Bulletin, Asian Peoples' Anti-Communist League, Asian Peoples' Anti-Communist League (China: Republic: 1949–), Asian-Pacific Anti-Communist League, APLFD (Organization), Published by APACL Publications, 1993, pg 30
  77. ^ “Bending the rulers: Sultan's behaviour raises doubts over role of royalty” (PDF). Far Eastern Economic Review. 24–ngày 31 tháng 12 năm 1992. tr. 16. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  78. ^ K. Vijayan (ngày 7 tháng 12 năm 1992). “Gomez: Sultan beat me” (PDF). New Straits Times. tr. 1, 3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  79. ^ “Abdullah: Rakyat ashamed and angry” (PDF). New Straits Times. ngày 7 tháng 12 năm 1992. tr. 4. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  80. ^ “Stem violence, Malay congress to government” (PDF). New Straits Times. ngày 7 tháng 12 năm 1992. tr. 4. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  81. ^ “List of criminal acts done by the Johor Sultan” (PDF). New Straits Times. ngày 20 tháng 1 năm 1993. tr. 4. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  82. ^ Aliran Monthly, Aliran Kesedaran Negaran, 1984, pg 30
  83. ^ Abdul Aziz Bari (ngày 2 tháng 12 năm 2008). “On bringing back royal immunity”. The Malaysian Insider. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  84. ^ Malaysia, Singapore & Brunei (2004), Rowthorn, Benson, Benson, Kerr, Niven, pg 235
  85. ^ Asian Recorder (1993), pg 22904
  86. ^ “List of criminal acts done by the Johor Sultan” (PDF). New Straits Times. ngày 20 tháng 1 năm 1993. tr. 4.
  87. ^ Change to take its course: PM tables amendment Bill despite Rulers' disagreement, New Straits Times, ngày 19 tháng 1 năm 1993, pg 1, 4.
  88. ^ Six Rulers say 'Yes', New Straits Times, ngày 16 tháng 1 năm 1993, pg 1, 2
  89. ^ Kershaw (2001), pg 110–2
  90. ^ Summary of World Broadcasts (1993), Phrase: "... Straits Times of 21 January, the Sultan of Johor is reported as"
  91. ^ Crouch (1996), pg 147
  92. ^ Mahathir, the Secret of the Malaysian Success: The Secret of the Malaysian Success, Somun, Somun-Krupalija, pg 155
  93. ^ A BILL intituled: An Act to amend the Federal Constitution. Lưu trữ 2009-03-26 tại Wayback Machine, Dewan Rakyat, January 1993, Retrieved ngày 7 tháng 1 năm 2009
  94. ^ Jendela masa: kumpulan esei sempena persaraan (2001), Othman, Khoo, pg 393
  95. ^ “End to Joh or Military Force, Muhyiddin: Sultan's private army will be disbanded” (PDF). New Straits Times. ngày 14 tháng 8 năm 1993. tr. 1, 2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  96. ^ Rang Undang-Undang Askar Timbalan Setia Negeri Johor (Pembubaran Dan Pemansuhan) 1994 Lưu trữ 2009-03-26 tại Wayback Machine, Susunan Fasal, Dewan Rakyat, 1994
  97. ^ Johore Military Forces (Disbandment And Repeal) Bill 1994 Lưu trữ 2009-03-26 tại Wayback Machine, Dewan Rakyat, 1994, Retrieved ngày 7 tháng 1 năm 2009
  98. ^ Milne, Mauzy (1999), pg 32–33
  99. ^ Shome, Shome (2002), pg 137
  100. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Asian Recorder
  101. ^ Milne, Mauzy (1999), pg 35–36
  102. ^ Anwar's Second Sex Case Puts Malaysia Courts on Trial, Bloomberg, Angus Whitley, ngày 20 tháng 8 năm 2008
  103. ^ Malaysian Politics: The Second Generation, Means, pg 239
  104. ^ Kershaw (2001), pg 224
  105. ^ Press Statement of Tun Salleh Abas, The Malaysian Bar, Tun Salleh Abas, ngày 26 tháng 9 năm 2006
  106. ^ 1 tháng 1 năm 2009 Comment: Tun Salleh and the judiciary, The Malaysian Bar, Suppiah s/o Pakrisamy, ngày 29 tháng 4 năm 2008
  107. ^ Agence France-Pesse. “Malaysian sultan calls for scrapping of causeway to Singapore”. The Nation (Thailand). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  108. ^ Nelson Benjamin and Meera Vijayan (ngày 24 tháng 10 năm 2006). “Johor Sultan: Support Pak Lah”. The Star.
  109. ^ “Johor Sultan Tells Dr Mahathir To Act Like A Pensioner”. Bernama. ngày 24 tháng 10 năm 2006.
  110. ^ Michael Richardson (ngày 5 tháng 11 năm 2006). “Sultan's Causeway remark causes a stir”. The Star (Malaysia).
  111. ^ “Demolish Causeway – Sultan Iskandar”. Bernama. ngày 4 tháng 11 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  112. ^ a b Asia & Pacific (1984), pg 229
  113. ^ Kershaw (2001), pg 225
  114. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  115. ^ “MGA turmoil takes new twist”. New Straits Times. ngày 11 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  116. ^ Magnificent abode for royals, Fauziah Ismail, JohorBuzz, New Straits Times
  117. ^ “Sultan of Johor passes away (Updated)”. The Star (Malaysia). ngày 23 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2010.
  118. ^ “Sultan Iskandar laid to rest (Update)”. The Star (Malaysia). ngày 23 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2010.
  119. ^ Tengku Ibrahim Proclaimed As The Sultan Of Johor Bernama

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Abdul Rahman, J. S. Solomon, Challenging Times, Pelanduk Publications, 1985, ISBN 967-978-094-5
  • Abdullah, Kamarulnizam, The Politics of Islam in Contemporary Malaysia, published by Penerbit Universiti Kebangsaan Malaysia, 2003, ISBN 967-942-592-4
  • Adil, Buyong bin, Sejarah Johor, published by Dewan Bahasa dan Pustaka, 1980
  • Alagappa, Muthiah, Coercion and Governance: The Declining Political Role of the Military in Asia, published by Stanford University Press, 2001, ISBN 0-8047-4227-8
  • Andaya, Barbara Watson; Andaya, Leonard Y., A History of Malaysia, published by Macmillan, 1982, ISBN 0-333-27672-8
  • Andresen, Paul, Mads Lange fra Bali: Og Hans Efterslaegt Sultanerne af Johor, published by Odense Universitetsforlag, 1992, ISBN 87-7492-851-1
  • Asia & Pacific, Pharos Books, published by World of Information, 1984, ISBN 0-911818-62-6
  • Banks, Arthur S.; Muller, Thomas C; Overstreet, William R., Political Handbook of Asia 2007, published by CQ Press, ISBN 0-87289-497-5
  • Benjamin, Geoffrey; Chou, Cynthia, Tribal Communities in the Malay World: Historical, Cultural and Social Perspectives, published by Institute of Southeast Asian Studies, 2002, ISBN 981-230-166-6
  • Bhattacharyya, Ranjit Kumar, Sarawak, Beautiful and Captivating: Beautiful and Captivating, published by Dewan Bahasa dan Pustaka, Kementerian Pendidikan, Malaysia, 1994, ISBN 983-62-4540-5
  • Bowker-Saur, Who's who in Asian and Australasian Politics, 1991, ISBN 0-86291-593-7
  • British Broadcasting Corporation Monitoring Service, Summary of World Broadcasts, published by British Broadcasting Corporation, 1993
  • Brown, Charles Cuthbert, S?jarah M?layu: Or Malay Annals, Oxford University Press, 1971
  • Chang, Li Lin, Koh, Tommy Thong Bee, The Little Red Dot: Reflections by Singapore's Diplomats, published by World Scientific, 2005, ISBN 981-256-414-4
  • Cheong, Mei Sui, Information Malaysia, published by Berita Publ. Sdn. Bhd., 1985
  • Cheong, Mei Sui, Information Malaysia, published by Berita Publishing, 2002
  • Clad, James, Behind the Myth: Business, Money and Power in Southeast Asia, published by Unwin Hyman, 1989
  • Crouch, Harold A., Government and Society in Malaysia, published by Cornell University Press, 1996, ISBN 0-8014-3218-9
  • De Ledesma, Charles; Lewis, Mark; Savage, Pauline, Malaysia, Singapore and Brunei, published by Rough Guides, 2003, ISBN 1-84353-094-5
  • Dowton, Eric, Pacific Challenge: Canada's Future in the New Asia, published by Stoddart, 1986, ISBN 0-7737-2058-8
  • Federation of Malaya Official Year Book (1962), by Jabatan Penerangan Malaysia (Malaya (Federation)), published by Federal Dept. of Information, Ministry of Information, Malaysia., 1962
  • Gorman, Michael; Winkler, Paul Walter, Anglo-American Cataloguing Rules, American Library Association, 1978, ISBN 0-8389-3211-8
  • Gregory, Ruth Wilhelme; Trawicky, Bernard, Anniversaries and Holidays, ALA Editions, 2000, ISBN 0-8389-0695-8
  • Haji Ahmad, Siti Rosnah, Pemerintah dan Pemimpin-Pemimpin Kerajaan Malaysia, published by Golden Books Centre, 2006, ISBN 983-72-0430-3
  • Haji Othman, Suzana Tun, Institusi Bendahara: Permata Melayu yang Hilang: Dinasti Bendahara Johor-Pahang, published by Pustaka BSM Enterprise, 2002, ISBN 983-40566-6-4
  • Horton, A. V. M, Negara Brunei Darussalam: A Biographical Dictionary (1860–1996), 1996, ISBN 0-9524831-0-6
  • Institute of Southeast Asian Studies, Southeast Asian Affairs, published by Institute of Southeast Asian Studies., 1982, Item notes: 1982
  • Ismail, Yahya, Siapa kebal, Mahathir atau Raja-Raja Melayu?, published by Dinamika Kreatif, 1993
  • Jurnal Pendidikan, Universiti Malaya Faculti Pendidikan, University of Malaya, by Faculty of Education, published by Faculty of Education, University of Malaya, 1974
  • Karim, Gulrose; Tate, Desmond Muzaffar, Information Malaysia, published by Berita Publishing Sdn. Bhd., 1989
  • Karim, Gulrose; Tate, Desmond Muzaffar, Information Malaysia, published by Berita Publishing Sdn. Bhd., 1990, Item notes: 1990/91
  • Kershaw, Roger, Monarchy in South-East Asia: The Faces of Tradition in Transition, published by Routledge, 2001, ISBN 0-415-18531-9
  • Khoo, Kay Kim; Abdullah, Elinah; Wan, Meng Hao, Malays/Muslims in Singapore: Selected Readings in History, 1819–1965, Association of Muslim Professionals (Singapore), Centre for Research on Islamic & Malay Affairs (Singapore), published by Pelanduk Publications, 2006
  • Khoo, Kay Kim; Othman, Mohammad Redzuan, Jendela masa: Kumpulan Esei Sempena Persaraan, Penerbit Universiti Malaya, 2001, ISBN 983-100-120-6
  • Low, Donald Anthony, Constitutional Heads and Political Crises: Commonwealth Episodes, 1945–85, published by Macmillan, 1988, ISBN 0-333-46420-6
  • Mackie, Ronald Cecil Hamlyn, Malaysia in Focus published by Angus and Robertson, 1964
  • Means, Gordon Paul, Malaysian Politics: The Second Generation, published by Oxford University Press, 1991, ISBN 0-19-588983-5
  • Milne, Robert Stephen; Mauzy, Diane K., Malaysian Politics Under Mahathir, published by Routledge, 1999, ISBN 0-415-17143-1
  • Morais, John Victor, The Who's who in Malaysia, published by Solai Press., 1967
  • Morais, John Victor, Who's who in Malaysia... & Profiles of Singapore, published by Who's Who Publications, 1982
  • Nadarajah, K. N, Tengku Ahmad Rithauddeen: His Story, Pelanduk Publications, 2000, ISBN 967-978-709-5
  • Nadarajah, Nesalamar, Johore and the Origins of British Control, 1895–1914, Arenabuku, 2000, ISBN 967-970-318-5
  • Najeebabadi, Akbar Shah, History of Islam (Vol 2), published by Darussalam, ISBN 9960-892-88-3
  • Petts, Judith, Handbook of Environmental Impact Assessment, published by Blackwell Publishing, 1999, ISBN 0-632-04771-2
  • Rich, Mark; Copetas, A. Craig, Metal Men: How Marc Rich Defrauded the Country, Evaded the Law, and Became the World's Most Sought-After Corporate Criminal, by A. Craig Copetas, Marc Rich, published by Little Brown, 2001, ISBN 0-349-10684-3
  • Richmond, Simon; Cambon, Marie; Rowthorn, Chris; Harper, Damian, Malaysia, Singapore & Brunei, published by Lonely Planet, 2004, ISBN 1-74059-357-X
  • Sardesai, D. R., Southeast Asia Past and Present: Past and Present, published by Macmillan Education, 1989, ISBN 0-333-51120-4
  • Schimmel, Annemarie, Islamic Names: An Introduction, published by Edinburgh University Press, 1989, ISBN 0-85224-563-7
  • Saw, Swee-Hock; Kesavapany, K., Singapore-Malaysia Relations Under Abdullah Badawi, published by Institute of Southeast Asian Studies, 2006, ISBN 981-230-378-2
  • Shome, Anthony S. K.; Shome, Tony, Malay Political Leadership, published by Routledge, 2002, ISBN 0-7007-1629-7
  • Sleeman, Elizabeth, The International Who's Who 2004, Europa Publications, published by Routledge, 2003, ISBN 1-85743-217-7
  • Somun, Hajrudin; Somun-Krupalija, Lejla, Mahathir, the Secret of the Malaysian Success, published by Pelanduk Publications, 2003, ISBN 967-978-879-2
  • Tan, Chee KhoonSistem beraja di Malaysia, by Tan Chee Khoon, published by Pelanduk Publications, 1985
  • Tan, Ding Eing, A Portrait of Malaysia and Singapore, published by Oxford University Press, 1978, ISBN 0-19-580722-7
  • Taylor & Francis Group, Bernan Associates, The Europa Year Book: A World Survey, Europa Publications Limited, published by Europa Publications, 1984
  • Thomas, K.K, Asian Recorder, published by Recorder Press, 1984
  • Thomas, K.K, Asian Recorder, published by Recorder Press, 1993
  • Winstedt, R. O, A History of Johore (1365–1941), (M.B.R.A.S. Reprints, 6.) Kuala Lumpur: Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society, 1992, ISBN 983-99614-6-2
Tước hiệu
Tiền nhiệm:
Ahmad Shah của Pahang
(Sultan của Pahang)
Yang di-Pertuan Agong
(Quốc vương Malaysia)

1984–1989
Kế nhiệm:
Sultan Azlan Shah
(Sultan của Perak)
Tiền nhiệm:
Sultan Ismail
Sultan của Johor
1981–2010
Kế nhiệm:
Sultan Ibrahim Ismail
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Gợi ý một số nickname, từ ngữ hay để đặt tên ingame hoặc username ở đâu đó
“Killer of the Flower moon” - Bộ phim đẹp và lạnh lẽo vừa ra mắt.
“Killer of the Flower moon” - Bộ phim đẹp và lạnh lẽo vừa ra mắt.
Bộ phim được đạo diễn bởi Martin Scorsese và có sự tham gia của nam tài tử Leonardo Dicaprio
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
Ba người thầy vĩ đại là một tác phẩm hư cấu chứa đựng nhiều bài học sâu sắc được viết bởi Robin Sharma, một trong những nhà diễn giả hàng đầu về lãnh đạo, phát triển bản thân và quản trị cuộc sống.
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được