Năm 1977, xã Kỳ Sơn được sáp nhập với xã Kỳ Lâm thành xã mới có tên là Vọng Sơn[4].
Năm 1980, xã Vọng Sơn lại được chia thành hai xã Kỳ Lâm và Kỳ Sơn. Xã Kỳ Sơn sau khi tái lập gồm có các xóm Mỹ Phong, Sơn Trung, Sơn Bình[5]
Xóm Mỹ Phong gồm các đội: Mỹ Hòa, Mỹ Thuận, Mỹ Tân (Tân Mỹ), Mỹ Kim, Mỹ Lạc và Mỹ Lợi.
Sau đó tách thành các xóm: Mỹ Thuận (Gồm Mỹ hòa và Mỹ Thuận cũ), Mỹ Tân, Mỹ Lạc (Mỹ Kim và Mỹ Lạc cũ), Mỹ Lợi.
Xóm Sơn Trung tách thành: Sơn Trung 1 và Sơn Trung 2.
Xóm Sơn Bình thành 3 xóm: Sơn Bình 1, Sơn Bình 2, Sơn Bình 3.
Năm 2019, lại gộp xóm Sơn Bình 2 và Sơn Bình 3 thành xóm Sơn Bình 2
Như vậy hiện nay xã Kỳ Sơn gồm các xóm: Mỹ Tân, Mỹ Lạc, Mỹ Lơi, Mỹ Thuận, Sơn Trung 1, Sơn Trung 2, Sơn Bình 1 và Sơn Bình 2.
Trước đây, xã Kỳ Sơn có 2 chợ: Chợ Tân Mỹ (Tân Mỵ - theo tiếng gọi của người dân bản địa) nằm chỗ gần cầu Rào Trổ và chợ Sơn Trung nằm ở gần ở cạnh hội quán xóm Sơn Trung 1.
Sau đó xã đã giải thể 2 chợ này và thành lập chợ mới hiện nay tại xóm Sơn Trung 2 và gọi là Chợ Cây Đa vì ở cạnh 1 cây Đa cổ thụ.
Sông Rào Trổ là ranh giới tự nhiên của hai xã Kỳ Lâm và Kỳ Sơn.
Kỳ Sơn gồm có 2 con sông: Sông Rào Nậy và Sông Rào Mọn (Theo đúng cách gọi của người bản xứ), Sông Rào Nậy là ranh giới giữa xã Kỳ lâm và xã Kỳ Sơn. Còn Sông Rào Mọn chảy từ rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh qua các xóm: Sơn Trung, Mỹ Thuận, Mỹ Lợi và Mỹ Tân.
Hai con sông Rào Nậy và Rào Mọn giao nhau ở ngã 3 thuộc địa phận xóm Mỹ Tân (Cách cầu Rào Trổ khoảng 500m) hợp thành sông Rào Trổ chảy về sông Danh ở huyện Tuyên Hóa Quảng Bình (Cầu Minh Cầm).
Trước đây 2 con sông này có rất nhiều cây lộc vừng (cây Mưng) ở giữa lòng sông và có rất nhiều tre, mét 2 bên bờ, nhưng do sự khai thác cát trái phép và đào mưng bán của con người nên hiện nay mưng không còn ở 2 con sông, các bờ tre 2 bên đã bị lũ cuốn trôi. Một số cánh đồng 2 bên bờ sông có nguy cơ bị xóa sổ.
Xã có một số cánh đồng là nơi canh tác lâu đời của nhân dân: Đồng Ông Huê (Mỹ Tân), Đồng Nà si (Cơn si - Mỹ Tân), đồng Nà trung (Cơn trung - Mỹ tân), Đồng Bãi Nái, Đồng Kẻ rủ, đồng Cầm du..
Xã có 1 cánh rừng rậm với nhiều loại cây gỗ quý: Lim, trò, sến, táu.. nhưng đã bị con người phá hết, đặc biệt sau khi có đường 12A đi qua, thuận tiện cho các phương tiện chuyên chở cộng với việc sử dụng cưa máy nên hiện nay rừng đã bị tàn phá gần như hết sạch cây gỗ quý.
Xã có 1 mỏ Vàng là nơi trước đây dân khai thác ồ ạt và xả thải ra khiến cá chết trắng 2 bên bờ, sau đó công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh do ông Võ Kim Cự làm giám đốc đã vào khai thác 1 thời gian dài. Hiện nay đã tạm đóng cửa các hầm mỏ nhưng thỉnh thoảng vẫn có 1 vài thành phần khai thác trộm.
^Quyết định số 619/QĐ-VP18 ngày 23/02/1977 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng về việc thành lập xã và điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh
^Quyết định số 331-CP năm 1980 ngày 08/10/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc chia xã Vọng Sơn thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai xã lấy tên là xã Kỳ Sơn và xã Kỳ Lâm.