Kan Naoto

Kan Naoto
菅 直人
Chân dung do Văn phòng Quan hệ Công chúng Nội các công bố (2007)
Thủ tướng thứ 94 của Nhật Bản
Nhiệm kỳ
8 tháng 6 năm 2010 – 2 tháng 9 năm 2011
1 năm, 85 ngày
Thiên hoàngAkihito
Tiền nhiệmYukio Hatoyama
Kế nhiệmYoshihiko Noda
Lãnh đạo Đảng đôí lập
Nhiệm kỳ
31 tháng 12 năm 1997 – 25 tháng 9 năm 1999
Tiền nhiệmIchirō Ozawa
Kế nhiệmYukio Hatoyama
Bộ trưởng Tài chính
Nhiệm kỳ
6 tháng 1 năm 2010 – 8 tháng 6 năm 2010
153 ngày
Thủ tướngYukio Hatoyama
Tiền nhiệmHirohisa Fujii
Kế nhiệmYoshihiko Noda
Phó Thủ tướng Nhật Bản
Nhiệm kỳ
16 tháng 9 năm 2009 – 8 tháng 6 năm 2010
265 ngày
Thủ tướngYukio Hatoyama
Tiền nhiệmWataru Kubo (1996)
Kế nhiệmKatsuya Okada (2012)
Bộ trưởng Chính sách Tài chính và Kinh tế
Nhiệm kỳ
16 tháng 9 năm 2009 – 8 tháng 6 năm 2010
265 ngày
Thủ tướngYukio Hatoyama
Tiền nhiệmYoshimasa Hayashi
Kế nhiệmSatoshi Arai
Bộ trưởng Phụ trách Chiến lược Quốc gia
Nhiệm kỳ
16 tháng 9 năm 2009 – 6 tháng 1 năm 2010
112 ngày
Thủ tướngYukio Hatoyama
Tiền nhiệmChức vụ được thành lập
Kế nhiệmYoshito Sengoku
Bộ trưởng Chính sách Công nghệ và Khoa học
Nhiệm kỳ
16 tháng 9 năm 2009 – 6 tháng 1 năm 2010
112 ngày
Thủ tướngYukio Hatoyama
Tiền nhiệmSeiko Noda
Kế nhiệmTatsuo Kawabata
Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi
Nhiệm kỳ
11 tháng 1 năm 1996 – 7 tháng 11 năm 1996
301 ngày
Thủ tướngRyutaro Hashimoto
Tiền nhiệmChūryō Morii
Kế nhiệmJunichiro Koizumi
Hạ Nghị sĩ
Nhiệm kỳ
17 tháng 7 năm 1980 – 27 tháng 10 năm 2024
44 năm, 102 ngày
Khu bầu cửKhu vực 18 Tokyo (2017-2024, 1996-2012)
Tokyo PR block (2012-2017)
Khu vực 7 Tokyo (1983-1996)
Thông tin cá nhân
Sinh10 tháng 10 năm 1946 (78 tuổi)
Ube, Yamaguchi, Đế quốc Nhật Bản
Đảng chính trịĐảng Dân chủ Lập hiến
Đảng khácLiên đoàn Dân chủ Xã hội (trước năm 1993)
Tân Đảng Sakigake (1993–1996)
Đảng Dân chủ (1996) (1996–1998)
Đảng Dân chủ (1998) (1998-2016)
Đảng Dân chủ (2016) (2016-17)
Phối ngẫuNobuko Kan (1970–nay)
Con cái2
Alma materHọc viện Công nghệ Tokyo
Chữ ký
WebsiteOfficial website

Kan Naoto (Nhật: (かん) 直人 (なおと) (Gian Trực Nhân)? sinh 10 tháng 10 năm 1946) là một chính trị gia Nhật Bản, nguyên là Chủ tịch Đảng Dân chủThủ tướng Nhật Bản.

Trước đó, ông là dân biểu trong hạ viện Nhật Bản, bộ trưởng thứ nhất (tương đương Phó Thủ tướng) trong Nội các của Hatoyama Yukio, phụ trách chiến lược quốc gia, chính sách kinh tế-tài chính, và chính sách khoa học-công nghệ. Trước đây, ông từng là Phó Chủ tịch Đảng Liên hợp Xã hội Dân chủ, Phó Chủ tịch Đảng Shinto Sakigake, Chủ tịch Đảng Dân chủ. Ông cũng từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Phúc lợi trong nội các đầu tiên của Hashimoto Ryutaro.

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Kan Naoto sinh ngày 10 tháng 10 năm 1946 tại thành phố Ube, tỉnh Yamaguchi trong một gia đình công nhân. Khi đang học trung học phổ thông, gia đình ông chuyển lên Tokyo và ông tốt nghiệp phổ thông tại đây.

Ông học đại học tại Đại học Công nghệ Tokyo khoa vật lý, chuyên ngành vật lý học ứng dụng. Ông tốt nghiệp đại học vào năm 1970.

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp chính trị của Kan Naoto bắt đầu khi ông tham gia vào đội tham mưu của Ichikawa Fusae. Mặc dù thất bại khi ứng cử dân biểu hạ viện với tư cách ứng viên không thuộc đảng phái nào vào năm 1976, nhưng ông đã được Eda Saburo chú ý và từ đó trở thành đảng viên Đảng Liên hợp Xã hội Thị dân (tiền thân của Đảng Liên hợp Xã hội Dân chủ). Năm 1980, ông đắc cử dân biểu hạ viện.

Năm 1994, Đảng Liên hợp Xã hội Dân chủ giải tán, Kan Naoto gia nhập Đảng Shinto Sakigake.

Tháng 1 năm 1996, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế-Phúc lợi trong nội các của Hashimoto. Ở cương vị này, ông trở nên nổi tiếng vì xử lý vụ truyền máu nhiễm HIV và vụ thải giấy bất hợp pháp có quy mô lớn ở Teshima (tỉnh Kagawa), cũng như cho áp dụng chế độ mã số bảo hiểm hưu trí.

Năm 1996, Đảng Shinto Sakigake cải tổ thành Đảng Dân chủ. Kan Naoto cùng Hatoyama Yukio trở thành đồng Chủ tịch Đảng và ông giữ vị trí này cho đến năm 1999. Năm 2002, Kan Naoto lần thứ hai làm Chủ tịch Đảng Dân chủ và ở vị trí này đến năm 2003 khi Đảng Tự do được nhập vào Đảng Dân chủ.

Tháng 8 năm 2009, Đảng Dân chủ giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử hạ viện. Nội các Đảng Dân chủ được thành lập và Kan Naoto trở thành nhân vật số 2 trong nội các sau Thủ tướng. Ông là quốc vụ khanh phụ trách chiến lược quốc gia kiêm bộ trưởng đặc biệt của văn phòng nội các phụ trách chính sách kinh tế, tài chính, khoa học và công nghệ.

Kan Naoto được bầu làm thủ tướng thứ 94 của Nhật Bản vào ngày 8 tháng 6 năm 2010.[1][2]

Trong thời kỳ Kan Naoto làm Thủ tướng, Nhật Bản gặp phải thảm họa động đất - sóng thần - sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima và ông chịu nhiều phê phán về năng lực đối phó và xử lý thảm họa. Ông tuyên bố từ chức ngày 26 tháng 8 năm 2011 và chính thức bàn giao chức vụ cho Noda Yoshihiko ngày 2 tháng 9 năm 2011.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Hatoyama Yukio
Nội các tổng lý đại thần
(Thủ tướng)

8 tháng 6 năm 2010 – 2 tháng 9 năm 2011
Kế nhiệm:
Noda Yoshihiko
Tiền nhiệm:
Kubo Wataru
Quốc vụ khanh
(Phó Thủ tướng)

2009 - 2010
Kế nhiệm:
'
Tiền nhiệm:
Hayashi Yoshimasa
Bộ trưởng Đặc trách kinh tế
2009 - 2010
Kế nhiệm:
'
Tiền nhiệm:
Noda Seiko
Bộ trưởng Đặc trách khoa học-công nghệ
2009 -
Kế nhiệm:
Đương vị
Tiền nhiệm:
Morii Chūryō
Bộ trưởng Phúc lợi
1996
Kế nhiệm:
Koizumi Junichiro
Chức vụ Đảng
Tiền nhiệm:
Thành lập Đảng
Hatoyama Yukio (đồng Chủ tịch)
Hatoyama Yukio
Chủ tịch Đảng Dân chủ
1998 - 1999
2002 - 2004
2010 - 2011
Kế nhiệm:
Hatoyama Yukio
Okada Katsuya
Noda Yoshihiko
Tiền nhiệm:
Fujii Hirohisa
Trưởng ban Chấp hành Đảng Dân chủ
2006 -
Kế nhiệm:
Đương vị
Tiền nhiệm:
Hata Tsutomu
Trưởng ban Cán sự Đảng Dân chủ
2000 - 2002
Kế nhiệm:
Nakano Kansei
Tiền nhiệm:
Nakano Kansei
Trưởng ban Kiểm tra Chính sách Đảng Dân chủ
1999 - 2000
Kế nhiệm:
Okada Katsuya
Tiền nhiệm:
Thành lập Đảng
Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhật Bản (1996-1998)
1996 - 1998
Kế nhiệm:
Giải tán Đảng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Kan elected prime minister”. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2010.(tiếng Anh)
  2. ^ “Bộ trưởng tài chính Nhật thành thủ tướng”. BBC. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2010.(tiếng Việt)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là cách chụp bố trí hợp lí các yếu tố/ đối tượng khác nhau trong một bức ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp.
Bí thuật đưa hình ảnh Starbucks leo đỉnh của chuỗi đồ uống
Bí thuật đưa hình ảnh Starbucks leo đỉnh của chuỗi đồ uống
Các công ty dịch vụ từ nhỏ đến lớn, từ vi mô đến vĩ mô bắt đầu chú trọng hơn vào việc đầu tư cho hình ảnh và truyền thông
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp là một thuật thức di truyền của gia tộc Zen’in. Có hai người trong gia tộc được xác nhận sở hữu thuật thức này