Karl von Bülow

Karl von Bülow
Sinh24 tháng 4 năm 1846
Berlin, Đế quốc Đức
Mất31 tháng 8 năm 1921 (75 tuổi)
Berlin, Cộng hòa Weimar
Nơi chôn cất
ThuộcĐế quốc Đức Đế quốc Đức
Năm tại ngũ1866–1916
Cấp bậcThống chế Đức
Chỉ huyTập đoàn quân số 2
Tham chiếnChiến tranh Áo-Phổ
Chiến tranh Pháp-Phổ
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Tặng thưởngPour le Mérite
Knight Grand Cross của Huân chương Hoàng gia Victoria (Anh)

Karl von Bülow (24 tháng 4 năm 184631 tháng 8 năm 1921) là một Thống chế của Đế quốc Đức, chỉ huy Tập đoàn quân số 2 của Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất từ năm 1914 cho đến năm 1915.

Tiêu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh ra tại Berlin trong một gia đình có truyền thống quân sự của Phổ, Bülow gia nhập Quân đội Phổ trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Ông đã phục vụ trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871 như là một sĩ quan cấp thấp. Là Đại úy của Bộ Tổng tham mưu Đức năm 1877, Bülow được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm làm chỉ huy Trung đoàn Cận vệ số 9 năm 1894. Vào năm 1897, Bülow trở thành tổng cục trưởng Tổng cục Bộ Chiến tranh Đức. Ông là tư lệnh của Quân đoàn III của Đức từ năm 1903 cho đến khi được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục thanh tra quân đội III của Đức năm 1912, không lâu trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào tháng 8 năm 1914, ông trở thành tư lệnh của Tập đoàn quân số 2, và giành nhiều chiến thắng vang dội.[1] Bülow xâm chiếm Bỉ, đánh chiếm pháo đài Namur vào các ngày 2223 tháng 8. Tiến vào nước Pháp, Bülow đánh bại Tập đoàn quân số 5 của Pháp dưới quyền tướng Charles Lanrezac trong trận Charleroi vào các ngày 2324 tháng 8 và một lần nữa đẩy lùi Lanzerac trong St. Quentin vào các ngày 2930 tháng 8.

Trong khi Tập đoàn quân số và Tập đoàn quân số 1 dưới quyền tướng Alexander von Kluck đến gần Paris từ ngày 31 tháng 8 cho đến ngày 2 tháng 9, Bülow, quan ngại về lỗ hổng ngày càng mở rộng giữa hai tập đoàn quân, đã kiến nghị Kluck chuyển Tập đoàn quân số 1 ở bên phải về phía ông. Nhưng rồi, quyết định này đã dẫn tới việc Kluck tiến về phía nam và đông Paris, thay vì phía bắc và tây như kế hoạch Schlieffen đã chỉ ra. Bülow vượt sông Marne vào ngày 4 tháng 9, nhưng quyết định rút quân về sông Aisne sau cuộc phản công thắng lợi của liên quân Pháp - Anh nhằm vào Tập đoàn quân số 1 của Đức trong trận sông Marne lần thứ nhất từ ngày 510 tháng 9.

Ngày nay, ông thường bị quy trách nhiệm về thất bại của quân đội Đức trong trận Marne.[1] Bülow được thăng cấp Thống chế vào tháng 1 năm 1915. Hai tháng sau, ông bị một cơn nhồi máu cơ tim, và được phép về hưu vào đầu năm 1916, sống tại Berlin cho đến lúc mất.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bản mẫu:DNB portal
  • FirstWorldWar.com Who's Who: Karl von Bulow
  •  Chisholm, Hugh biên tập (1922). Encyclopædia Britannica (ấn bản thứ 12). London & New York: The Encyclopædia Britannica Company. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
Chức vụ quân sự
Tiền nhiệm:
Được thiết lập từ Cục Thanh tra Quân đội III
(III. Armee-Inspektion)
Tư lệnh, Tập đoàn quân số 2
2 tháng 8 năm 1914-4 tháng 4 năm 1915
Kế nhiệm:
Thượng tướng Bộ binh Fritz von Below
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tâm lý học và sự gắn bó
Tâm lý học và sự gắn bó
Lại nhân câu chuyện về tại sao chúng ta có rất nhiều hình thái của các mối quan hệ: lãng mạn, bi lụy, khổ đau
One Piece 1095: Một thế giới thà chết còn hơn sống
One Piece 1095: Một thế giới thà chết còn hơn sống
Chương bắt đầu với cảnh các Phó Đô Đốc chạy đến để giúp Thánh Saturn, nhưng Saturn ra lệnh cho họ cứ đứng yên đó
Josef Martínez - Hiện thân của một Atlanta United trẻ trung và nhiệt huyết
Josef Martínez - Hiện thân của một Atlanta United trẻ trung và nhiệt huyết
Tốc độ, sức mạnh, sự chính xác và một ít sự tinh quái là tất cả những thứ mà ta thường thấy ở một tay ném bóng chày giỏi
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Mọi ý kiến và đánh giá của người khác đều chỉ là tạm thời, chỉ có trải nghiệm và thành tựu của chính mình mới đi theo suốt đời