Katori (tàu tuần dương Nhật)

Tàu tuần dương hạng nhẹ Katori
Lịch sử
Nhật Bản
Đặt tên theo đền Shinto Katori, tỉnh Chiba
Đặt hàng 1938
Xưởng đóng tàu Mitsubishi tại Yokohama
Đặt lườn 24 tháng 8 năm 1938
Hạ thủy 17 tháng 6 năm 1939
Hoạt động 20 tháng 4 năm 1940[1]
Xóa đăng bạ 31 tháng 3 năm 1944
Số phận Bị thiết giáp hạm USS Iowa đánh chìm ngày 19 tháng 2 năm 1944 ngoài khơi Truk tọa độ
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu tuần dương Katori
Trọng tải choán nước
  • 5.890 tấn (tiêu chuẩn);
  • 6.180 tấn (đầy tải)
Chiều dài 129,77 m (425 ft 9 in)
Sườn ngang 15,95 m (52 ft 4 in)
Mớn nước 5,75 m (18 ft 10 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × Turbine hơi nước & động cơ Diesel
  • 3 × nồi hơi Kampon
  • 2 × trục
  • công suất 8.000 mã lực (5,97 MW)
Tốc độ 33,3 km/h (18 knot)
Tầm xa
  • 16.700 km ở tốc độ 18,5 km/h
  • (9.000 hải lý ở tốc độ 10 knot)
Thủy thủ đoàn 315
Vũ khí
  • 4 × pháo 140 mm (5,5 inch)/50 caliber (2×2)
  • 2 × pháo phòng không 127 mm (5 inch)/40 caliber (1×2)
  • 4 × pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 (sau đó tăng lên 30)
  • 8 × súng phòng không 13 mm
  • 4 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) (2×2)
Máy bay mang theo 1 × thủy phi cơ
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng

Katori (tiếng Nhật: 香取) là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó gồm ba chiếc, và đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên của nó được đặt theo ngôi đền Shinto Katori trong tỉnh Chiba của Nhật Bản. Katori bị đánh chìm bởi hải pháo 406 mm (16 inch) của thiết giáp hạm USS Iowa tại Truk vào ngày 19 tháng 2 năm 1944, và không có người nào còn sống sót.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp Katori được đặt hàng để hoạt động như những tàu huấn luyện trong Ngân sách Hải quân Bổ sung vào các năm 19371939. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, chúng được sử dụng như là soái hạm quản lý cho nhiều hải đội khác nhau, như chỉ huy tàu ngầm hoặc các hải đội hộ tống. Chúng được nâng cấp khi chiến tranh tiếp diễn với các vũ khí phòng không bổ sung và mìn sâu chống tàu ngầm.

Katori được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Mitsubishi tại Yokohama vào ngày 24 tháng 8 năm 1938. Nó được hạ thủy vào ngày 17 tháng 6 năm 1939 và được đưa ra hoạt động vào ngày 20 tháng 4 năm 1940.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hoạt động ban đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hoàn tất tại xưởng đóng tàu của Mitsubishi tại Yokohama, Katori đặt căn cứ tại Yokosuka gần đó.

Ngày 28 tháng 7 năm 1940, Katori cùng với con tàu chị em với nó Kashima tham gia chuyến đi thực tập học viên mới cuối cùng trước chiến tranh, ghé thăm Etajima, Ominato, Aomori, Dairen, Lữ ThuậnThượng Hải.

Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 11 tháng 11 năm 1941, Phó Đô đốc Mitsumi Shimizu, Tư lệnh Hạm đội 6 (tàu ngầm), chủ trì cuộc họp bên trên soái hạm Katori để thông báo cho các chỉ huy trong hạm đội của mình về kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng. Katori lên đường rời Truk vào ngày 24 tháng 11 năm 1941. Vào lúc diễn ra cuộc tấn công, Katori đang ở tại Kwajalein thuộc quần đảo Marshall.

Vào ngày 10 tháng 12 năm 1941, tàu ngầm I-6 báo cáo nhìn thấy chiếc tàu sân bay USS Lexington và hai tàu tuần dương đang hướng về phía Đông Bắc, và Phó Đô đốc Shimizu ra lệnh cho các tàu ngầm của mình truy đuổi và tấn công, nhưng lực lượng Mỹ đã thoát được.

Katori quay trở về Truk vào cuối năm 1941, và vào ngày 3 tháng 1 năm 1942, Shimizu có một cuộc họp khác để bàn về chi tiết của "Chiến dịch R", cuộc tấn công chiếm đóng RabaulKavieng, vốn diễn ra trong các ngày 2324 tháng 1 năm 1942.

Vào ngày 1 tháng 2 năm 1942, Katori bị tấn công tại Kwajalein bởi những máy bay ném bom bổ nhào Douglas "Dauntless" SBDmáy bay ném bom-ngư lôi TBD Devastator thuộc các phi đội VB-6 và VS-6 từ tàu sân bay USS Enterprise. Phó Đô đốc Shimizu bị thương trong cuộc không kích này, và Katori bị hư hại đến mức nó buộc phải quay về Yokosuka để sửa chữa. Nó quay lại Kwajalein vào tháng 5, và vào ngày 24 tháng 5 năm 1942, Tư lệnh mới của Hạm đội 6 (tàu ngầm), Phó Đô đốc Nam Tước Teruhisa Komatsu, ra lệnh cho đội tàu ngầm bỏ túi thuộc quyền Đại tá Hải quân Hankyu Sasaki tiến hành cuộc tấn công cảng Sydney.

Katori quay trở về Yokosuka một thời gian ngắn trong tháng 8 năm 1942 để được nâng cấp hai khẩu đội pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 nòng đôi được bố trí phía trước của cầu tàu. Sau đó nó quay trở lại Truk, nơi nó tiếp tục đặt căn cứ, thỉnh thoảng quay trở về Yokosuka.

Vào ngày 21 tháng 6 năm 1943, Phó Đô đốc Takeo Takagi tiếp nhận quyền chỉ huy Hạm đội 6 (tàu ngầm), nhưng sau khi Kwajalein thất thủ, Katori được bố trí vào ngày 15 tháng 2 năm 1944 trực thuộc Bộ chỉ huy Hộ tống.

Cuộc tấn công Truk

[sửa | sửa mã nguồn]

Lực lượng Mỹ tiến hành chiến dịch Hailstone, cuộc tấn công vào Truk, trong các ngày 17-18 tháng 2 năm 1944. Lực lượng Đặc nhiệm 58 hùng hậu với chín tàu sân bay, được hỗ trợ bởi sáu thiết giáp hạm, mười tàu tuần dương và 28 tàu khu trục đã tung ra cuộc không kích quy mô lớn nhắm vào Truk. Katori đã rời Truk ngay trước khi xảy ra cuộc tấn công, hộ tống chiếc tàu buôn-tuần dương vũ trang Akagi Maru, các tàu khu trục MaikazeNowaki cùng tàu quét mìn Shonan Maru 15 rút lui về Yokosuka, nhưng chúng bị các máy bay tiêm kích Grumman F6F Hellcat và máy bay ném bom-ngư lôi TBF Avenger từ các tàu sân bay Yorktown, Intrepid, Bunker HillCowpens tấn công. Chiếc Akagi Maru bị đánh chìm, và Katori trúng phải một ngư lôi gây hư hại nhẹ. Nhiều giờ sau đó, các thiết giáp hạm của Đội Đặc nhiệm 50.9 New JerseyIowa cùng các tàu tuần dương MinneapolisNew Orleans và các tàu khu trục BradfordBurns lại trông thấy nhóm của Katori và bắt đầu tấn công. Các tàu khu trục hộ tống Mỹ đã phóng sáu loạt ngư lôi nhắm vào Katori, lúc này đã bị nghiêng nhẹ sang mạn trái và có đám cháy ở giữa tàu, nhưng các quả ngư lôi đều bị trượt. Katori đáp trả bằng một loạt ngư lôi, nhưng cũng không có hiệu quả.

Thiết giáp hạm Iowa tiến đến gần Katori và bắn mười loạt pháo với tổng cộng 59 quả đạn pháo 406 mm (16 inch) và 129 quả đạn pháo 127 mm (5 inch). Sau loạt đạn pháo thứ năm của Iowa, Katori nhanh chóng nghiêng mạnh sang mạn trái, bộc lộ bảy lỗ đạn lớn bên sườn phải với đường kích khoảng 1,5 m (5 ft), một lỗ ngay phía dưới cầu tàu dưới mực nước khoảng 1,5 m (5 ft), và các lỗ khác giữa tàu ở khoảng mực nước, cùng chín lỗ nhỏ khác. Các hư hỏng bên mạn trái còn nghiêm trọng hơn. Sau khi bị Iowa tấn công chỉ trong vòng 13 phút, Katori chìm với đuôi chìm trước và nghiêng sang mạn trái ở tọa độ 07°45′B 151°20′Đ / 7,75°B 151,333°Đ / 7.750; 151.333, khoảng 75 km (40 dặm) về phía Tây Bắc Truk. Một nhóm lớn những người sống sót còn lại trên biển sau khi chiếc tàu tuần dương bị chìm, nhưng người Mỹ đã không cứu vớt ai trong số họ.

Katori được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 31 tháng 3 năm 1944.

Danh sách thuyền trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lacroix, Japanese Cruisers, p. 794.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Brown, David (1990). Warship Losses of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 1-55750-914-X.
  • D'Albas, Andrieu (1965). Death of a Navy: Japanese Naval Action in World War II. Devin-Adair Pub. ISBN 0-8159-5302-X.
  • Dull, Paul S. (1978). A Battle History of the Imperial Japanese Navy, 1941-1945. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-097-1.
  • Evans, David (1979). Kaigun: Strategy, Tactics, and Technology in the Imperial Japanese Navy, 1887-1941. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-192-7.
  • Howarth, Stephen (1983). The Fighting Ships of the Rising Sun: The drama of the Imperial Japanese Navy, 1895-1945. Atheneum. ISBN 0-689-11402-8.
  • Jentsura, Hansgeorg (1976). Warships of the Imperial Japanese Navy, 1869-1945. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-893-X.
  • Lacroix, Eric (1997). Japanese Cruisers of the Pacific War. Linton Wells. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-311-3.
  • Whitley, M.J. (1995). Cruisers of World War Two: An International Encyclopedia. Naval Institute Press. ISBN 1-55750-141-6.
  • Worth, Richard (2001). Fleets of World War II. Da Capo Press. ISBN 0-306-81116-2.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

{{#coordinates:}}: một trang không thể chứa nhiều hơn một thẻ chính

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là cách chụp bố trí hợp lí các yếu tố/ đối tượng khác nhau trong một bức ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp.
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Lúc chúng ta soi gương không phải là diện mạo thật và chúng ta trong gương sẽ đẹp hơn chúng ta trong thực tế khoảng 30%
Nhân vật Hiyori Shiina - Classroom of the Elite
Nhân vật Hiyori Shiina - Classroom of the Elite
Có thể mình sẽ có được một người bạn cùng sở thích. Một phần mình nghĩ rằng mình hành động không giống bản thân thường ngày chút nào, nhưng phần còn lại thì lại thấy cực kỳ hào hứng. Mình mong rằng, trong tương lai, sự xung đột giữa các lớp sẽ không làm rạn nứt mối quan hệ của tụi mình.
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Đầu chương, Kusakabe không hiểu cơ chế đằng sau việc hồi phục thuật thức bằng Phản chuyển thuật thức