Kryptopterus bicirrhis

Kryptopterus bicirrhis
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Liên bộ (superordo)Ostariophysi
Bộ (ordo)Siluriformes
Họ (familia)Siluridae
Chi (genus)Kryptopterus
Loài (species)K. bicirrhis
Danh pháp hai phần
Kryptopterus bicirrhis
(Valenciennes, 1840)

Kryptopterus bicirrhis, trong các tài liệu liên quan tới buôn bán cá cảnh trước đây thường được coi là danh pháp khoa học của cá thủy tinh (còn gọi là cá trê kính hoặc cá kính), là một loài cá của chi Kryptopterus.

Cho đến năm 1989, khái niệm loài K. bicirrhis bao gồm cả một loài cá họ hàng có kích thước nhỏ hơn, mà tới năm 2013 mới được định danh lại là Kryptopterus vitreolus (cá kính/cá thủy tinh trong buôn bán cá cảnh, trong giai đoạn sau năm 1989 thì loài cá cảnh này lại bị coi nhầm lẫn là K. minor).

Tên khoa học K. bicirrhis và tên gọi thông thường cá kính, cá thủy tinh thường được sử dụng trong buôn bán cá cảnh để chỉ tới loài mới được định danh lại là K. vitreolus; còn trong thực tế thì loài K. bicirrhis thật sự có kích thước lớn hơn và cũng hung hãn hơn và chỉ được dùng làm cá cảnh với số lượng không đáng kể[2][3][4].

Ở vùng phía Tây Borneo, nơi 2 loài K. minorK. bicirrhis cùng có mặt thì chúng được gọi chung là lais tipis trong tiếng Mã Lai/tiếng Indonesia, nhưng khi người dân địa phương muốn phân biệt hai loài thì họ gọi K. minor là "lais kaca" và K. bicirrhis là "lais limpok"[5].

Sự khác biệt chính của cá kính với K. bicirrhis là vây hậu môn của K. bicirrhis có 55-68 tia mềm. K. bicirrhis cũng to lớn hơn – nó dài tới 15 cm (5,9 in). Phần lớn cơ thể của nó không trong suốt (chỉ rõ nét ở phần xung quanh đầu)[2][3][4]. Cơ thể của K. bicirrhis chủ yếu là mờ đục và hơi xám nhạt[2][3][4].

Khi chiếu sáng với góc chiếu phù hợp thì nó có thể tạo ra màu sắc cầu vồng óng ánh. Sau khi chết, nó chuyển thành màu trắng sữa[2].

K. bicirrhis cũng có hai sợi râu dài, khi xếp dọc theo thân thì dài tới vây hậu môn. Các vây lưng bị tiêu giảm thành một hình tam giác nhỏ, và vây ngực dài hơn so với đầu[2][5].

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

K. minorK. bicirrhis khá phổ biến ở vùng Tây Borneo. Ngoài ra, K. bicirrhis còn sinh sống ở một phạm vi rộng lớn hơn, bao gồm toàn bộ đảo Borneo, Sumatra, bán đảo Mã Lai và các lưu vực sông Chao Phraya và Mekong[2][5].

Loài cá này sinh sống tại các con sông lớn và nước đục; ưa thích nước chảy nhanh và thường sống gần bờ. Chúng thích nghi với môi trường có nhiệt độ khoảng 21-26 °C (70-79 °F). Là một loài săn mồi ban ngày và chủ yếu ăn bọ nước và thỉnh thoảng là cá nhỏ hơn[5].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Allen, D. (2013). Kryptopterus bicirrhis. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2014.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ a b c d e f Kryptopterus bicirrhis. Cat-eLog Data Sheets. PlanetCatfish. ngày 6 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2014.
  3. ^ a b c Ng H-H. & M. Kottelat (2013). After eighty years of misidentification, a name for the glass catfish (Teleostei: Siluridae) Zootaxa 3630: 308-316, doi:10.11646/zootaxa.3630.2.6.
  4. ^ a b c SeriouslyFish: Kryptopterus bicirrhis Tra cứu ngày 19 tháng 7 năm 2014.
  5. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Kryptopterus bicirrhis trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2014.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
 Cư dân mới của cảng Liyue: Xianyun - Hạc Sứ Cõi Tiên
Cư dân mới của cảng Liyue: Xianyun - Hạc Sứ Cõi Tiên
Nhắc tới Xianyun, ai cũng có chuyện để kể: cô gái cao cao với mái tóc búi, nhà chế tác đeo kính, người hàng xóm mới nói rất nhiều
Tìm hiểu về căn bệnh tâm lý rối loạn lưỡng cực
Tìm hiểu về căn bệnh tâm lý rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là căn bệnh tâm lý phổ biến với tên gọi khác là bệnh rối loạn hưng – trầm cảm
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
Là những vị khách tham quan, bạn có thể thể hiện sự kính trọng của mình đối với vùng đất bằng cách đi bộ chậm rãi và nói chuyện nhẹ nhàng
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm