Lê Liêm

Lê Liêm
Chức vụ
Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương
Nhiệm kỳ1968 – 
Trưởng banTố Hữu
Hiệu trưởng Trường Chính trị (Bộ Giáo dục)
Nhiệm kỳ1965 – 
Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo Phủ Thủ tướng
Nhiệm kỳ7 tháng 1 năm 1963 – 11 tháng 10 năm 1965
2 năm, 277 ngày
Tiền nhiệmTố Hữu
Kế nhiệmTrần Quang Huy
Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng khóa III
Nhiệm kỳ1960 – 
Bí thư Thứ nhấtLê Duẩn
Hiệu trưởng Trường Lý luận Nghiệp vụ (Bộ Văn hóa)
Nhiệm kỳ1959 – 1960
Thứ trưởng Bộ Văn hóa
Nhiệm kỳ – 7 tháng 1 năm 1963
Bộ trưởngHoàng Minh Giám
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Nhiệm kỳ7/1950 – 
Chủ nhiệmNguyễn Chí Thanh
Nhiệm kỳ7/1950 – 
Phó Cục trưởngVõ Hồng Cương
Cục trưởng Cục Chính trị
Nhiệm kỳ1949 – 
Tiền nhiệmVăn Tiến Dũng
Cục trưởng Cục Dân quân Bộ Tổng chỉ huy
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 1948 – 
Tiền nhiệmKhuất Duy Tiến
Thông tin cá nhân
Sinh1922
huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông
Mất1985
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam (- 5/1968)
VợLê Thu Trà
Con cáiTrịnh Thanh Đoan
Trịnh Dân
Trịnh Kháng Chiến
Trịnh Thành Công
Trịnh Hồng Hà
Trịnh Hồng Anh
Trịnh Thanh Hương

Lê Liêm (1922 - 1985) là nhà cách mạng Việt Nam, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ mới thành lập, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo Phủ Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ông tên thật là Trịnh Đình Huấn, người làng Tía, huyện Thường Tín tỉnh Hà Đông, trước năm 1945 hoạt động ở tỉnh Phúc Yên, từng bị tù ở Sơn La, được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, năm 1945 cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Kha, Nguyễn Đức Quỳ tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Hải Dương. Ông cũng tham gia Ban lãnh đạo giành chính quyền ở Hà Nội.

Thời kỳ trước cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Học hết tiểu học ở quê nhà, ông lên Hà Nội học ở trường tư thục Thăng Long, nơi có các thầy Phan Thanh, Hoàng Minh Giám dạy văn, Võ Nguyên Giáp dạy sử. Tại đây ông được giác ngộ tinh thần yêu nước và tham gia phong trào Dân chủ (1936-1939). Năm 1940, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Dân chủ rồi thoát ly hoạt động cách mạng.[1]

Năm 1942 bị mật thám Pháp bắt cùng Trần Quang HuyHoàng Văn Nọn (tổ công tác của Đảng bộ Hải Phòng) và bị đày lên Sơn La. Tại đây ông tham gia đấu tranh đòi cải thiện đời sống, cùng Lưu Đức HiếuĐỗ Nhuận tham gia viết bài cho báo Suối Reo do Trần Huy Liệu là chủ bút. Vì mật thám Pháp không tìm thấy chứng cứ nên ông được ra tù sau một năm thụ án và phải về quản thúc ở Hải Phòng.

Năm 1943 ông trở thành Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Đầu năm 1944, ông được Xứ ủy cử về phụ trách phong trào Liên khu C (gồm 4 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) thay ông Trần Tử Bình vừa bị bắt cuối 1943 ở Thái Bình.

Tham gia cách mạng tháng 8

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu tháng 8/1945, Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ Nguyễn Văn Trân lên Tân Trào dự Hội nghị Trung ương. Qua radio biết tin Nhật Hoàng đã đầu hàng Đồng minh ngày 14/8/1945, Thường vụ Xứ Ủy (Trần Tử Bình, Nguyễn Khang) triệu tập Hội nghị Xứ ủy (còn gọi là Hội Nghị Tân Trào "dưới xuôi") tại làng Vạn Phúc, Hà Đông. Các Xứ ủy viên: Văn Tiến Dũng, Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Nguyễn Văn Lộc, Xuân Thủy... về dự.

Ngày 15/8/1945, thấy tình hình có nhiều biến động, Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội do Nguyễn Khang là Chủ tịch cùng các ủy viên Nguyễn Quyết, Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân, Lê Trọng Nghĩa và cố vấn Trần Đình Long. Sớm ngày 16/8/1945, các Xứ ủy viên tỏa về các địa phương. Văn Tiến Dũng về Chiến khu Hòa Ninh Thanh, Nguyễn Văn Lộc về Sơn Tây, Đặng Kim Giang ở lại Hà Đông, còn ông Lê Liêm về tổ chức khởi nghĩa ở Hưng Yên và Hải Dương[2].

Trong kháng chiến chống Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động công tác chính trị trong quân đội (Chính trị uỷ viên trong Ủy ban Kháng chiến chiến Khu 1).

Ngày 3 tháng 10 năm 1947 được bổ nhiệm làm Phó phòng Dân quân (sau là Cục phó Cục Dân quân) Bộ Tổng chỉ huy[3]. Ngày 25/4/1948 ông được bổ nhiệm Cục trưởng Cục Dân quân Bộ Tổng chỉ huy thay ông Khuất Duy Tiến,[4] năm 1949 kiêm thêm chức Cục trưởng Cục Chính trị thay Thiếu tướng Văn Tiến Dũng. Chủ nhiệm đầu tiên của Báo Quân đội nhân dân. [5] Ủy viên Bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới năm 1950.

Năm 1950, khi Cục Chính trị được nâng lên thành Tổng cục Chính trị trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam, ông được cử làm Cục trưởng Cục Tuyên huấn [6], sau đó là Phó Chủ nhiệm Tổng cục[7]. Chủ nhiệm là ông Nguyễn Chí Thanh.

Năm 1954, ông là Đảng ủy viên Bộ Tư lệnh Mặt trận Điện Biên (gồm các ông: Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh, Hoàng Văn Thái – Tham mưu trưởng, Lê Liêm – Chủ nhiệm chính trị, Đặng Kim Giang – Chủ nhiệm hậu cần). Trực tiếp chỉ đạo làm công tác tư tưởng cho bộ đội khi chuyển từ phương án "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc", kéo pháo vào đã gian khổ rồi lại phải rút ra... và viết nhiều bài xã luận nóng trên báo Quân Đội Nhân Dân tiền phương động viên tinh thần chiến sỹ.

Công tác dân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1954, ông chuyển sang lĩnh vực dân sự trước khi có đợt phong quân hàm năm 1958. Ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Văn hóa phụ trách điện ảnh, Bí thư Đảng đoàn Bộ dưới thời Bộ trưởng Hoàng Minh Giám. Ông kiêm chức Hiệu trưởng Trường Lý luận nghiệp vụ (thuộc Bộ Văn hóa, nay là Trường Đại học Văn hóa) trong thời gian 1959 - 1960.

Ông là người công tâm hết sức ủng hộ văn nghệ sĩ, trong phong trào Nhân văn Giai phẩm Lê Liêm không viết một dòng nào chống lại những người trong nhóm Nhân văn Giai phẩm.

Năm 1960 tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III, ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương,[8]

Tháng 1 năm 1963 ông giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Văn hóa giáo dục Phủ Thủ tướng (trên cả Bộ trưởng) thay ông Tố Hữu [9] đến tháng 10 năm 1965 thì ông Trần Quang Huy kế nhiệm

Năm 1965, ông làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Bí thư đảng đoàn Bộ, Chánh Thư ký Công đoàn Giáo dục Việt Nam [10] kiêm Hiệu trưởng Trường Chính trị Bộ Giáo dục. . Năm 1968 ông kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương [11].

Trong những năm 1960, ông phản đối việc thân Trung quốc, chống Liên Xô, và trong một bài diễn văn về việc cải tạo giáo dục, năm 1968, ông trở lại quan điểm chính thống. Có liên quan trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, ông bị khai trừ Đảng vào tháng 5 năm 1968.

Sau Đại hội Đảng V (1982) ông trở lại công tác ở Ban Khoa giáo Trung ương.

Ông mất năm 1985.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ ông là bà Lê Thu Trà, tham gia cách mạng năm 1938 khi là giáo viên tiểu học, sau đó giữ các trọng trách: Trưởng đoàn Phụ nữ Cứu quốc, Phó Hội trưởng Hội phụ nữ Trung ương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Ông bà có các con là Trịnh Thanh Đoan (giảng viên ĐHBKHN), Trịnh Dân, Trịnh Kháng chiến, Trịnh Thành Công, Trịnh Hồng Hà, Trịnh Hồng Anh (Đại tá, Phó Giáo sư- Tiến sĩ, Chính trị viên Viện Tên lửa / Viện Khoa học và Công nghệ quân sự), Trịnh Thanh Hương.

Sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng tác nhiều ca khúc như Người giáo viên nhân dân, Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi (1964), Cánh hạc trời xanh, Ta, đoàn viên thanh niên, Từ Plây-me đến Bàu Bàng. Cùng 2 nhạc sĩ Nguyễn Văn Thẩm, Trần Quý viết Đại hợp xướng "Điện Biên Phủ sống mãi" được Đoàn nhạc Giao hưởng và Hợp xướng Việt Nam trình diễn kết thúc trong đêm ca nhạc kỷ niệm 10 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/1964) tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lê Liêm, vị tướng có tầm nhìn văn hóa
  2. ^ Vị tướng không quân hàm
  3. ^ “SẮC LỆNH”. Truy cập 23 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ Sắc lệnh 179
  5. ^ http://laws.dongnai.gov.vn/1945_to_1950/1949/194910/194910180005/lawdocument_view [liên kết hỏng]
  6. ^ “Sắc lệnh 123/SL bổ nhiệm cán bộ Bộ, Vụ, Cục Bộ tổng tư lệnh quân đội quốc gia Việt Nam”.
  7. ^ Sắc lệnh 122/SL của Chủ Tịch Hồ Chí Minh 11/07/1950
  8. ^ “Niên biểu toàn khoá Đại Hội III ĐCSVN”.
  9. ^ “CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ QUỐC HỘI KHOÁ II (1960-1964)”.
  10. ^ “Cong doan giao duc Viet Nam”. Truy cập 23 tháng 10 năm 2015.
  11. ^ “Quá trình hình thành và phát triển của Ban Khoa giáo Trung ương”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập 23 tháng 10 năm 2015.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Shion (紫苑シオン, lit. "Aster tataricus"?) là Thư ký thứ nhất của Rimuru Tempest và là giám đốc điều hành trong ban quản lý cấp cao của Liên đoàn Jura Tempest
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Ichinose có lẽ không giỏi khoản chia sẻ nỗi đau của mình với người khác. Cậu là kiểu người biết giúp đỡ người khác, nhưng lại không biết giúp đỡ bản thân. Vậy nên bây giờ tớ đang ở đây
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Những ngôi sao điện ảnh như Bruce Lee (Lý Tiểu Long) là người đưa võ thuật đến gần hơn với công chúng
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu lần đầu tiên xuất hiện tại chương 71, thuộc sở hữu của Fushiguro Touji trong nhiệm vụ tiêu diệt Tinh Tương Thể