Lô tô

Một gánh hát Lô tô tại Việt Nam.
Một gánh hát lô tô tại Việt Nam.

  là một trò chơi may rủi dạng xổ số ở Việt Nam với nhiều yếu tố văn nghệ ảnh hưởng từ bài chòi, trong đó mỗi người chơi phải chờ được kêu những con số sao cho khớp với con số trên tấm vé của mình. Người quản trò lô tô (thường là nam cải trang thành nữ) sẽ bốc ngẫu nhiên các con số trong lồng cầu hoặc túi nhựa, sau đó sẽ hát một bài hát sao cho từ cuối cùng của bài hát đồng âm với con số được kêu.

Lô tô cũng được xem là một dạng đánh bạc, đồng thời cũng là loại hình giải trí văn hóa dân gian. Trò chơi này được phát triển rộng rãi ở cả miền Nam và đạt giai đoạn cực thịnh trong thập niên 1980 của hình thức chơi tương tự như trò bingo 90 (phiên bản ở Anh).

Hiện nay, lô tô đã gần như trở thành nét văn hóa dân gian của người dân Nam Bộ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Hình thức này, cũng đã được xuất hiện dưới dạng các gánh hát lô tô, một sân khấu biểu diễn của những người thuộc cộng đồng LGBT ở Việt Nam.[1][2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi "lô tô" được dịch từ tiếng Pháp "loto", vốn bắt nguồn từ tiếng Ý "lotto", có nghĩa là "rất nhiều".[3] Tiền thân của trò chơi lô tô xuất hiện lần đầu ở Ý vào thế kỷ 16 và được du nhập rộng rãi đến nhiều châu lục khác trong suốt thế kỷ 20. Ở Mỹ, một phiên bản tương tự như lô tô mang tên là Bingo được phổ biến tại các hội chợ vào thập niên 1920.[4]

Lô tô có nguồn gốc từ trò bingo của Ý xuất hiện vào thế kỷ 16 và du nhập vào Việt Nam, sau đó nó đã trở thành một loại hình nghệ thuật giải trí độc đáo của người dân khu vực Tây Nam Bộ. Loại hình giải trí văn hóa dân gian này đã bắt đầu nở rộ và phát triển cực thịnh ở Việt Nam trong khoảng thập niên 1980 của thế kỷ 20.[5][6]

Hiện nay, lô tô đã gần như trở thành nét văn hóa dân gian của người dân Nam Bộ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Hình thức này, cũng đã được xuất hiện dưới dạng các gánh hát lô tô, một sân khấu biểu diễn của những người thuộc cộng đồng LGBT.[7][8]

Du nhập vào Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Tờ nội san Hợp-tác và Nông-tín, xuất bản tháng 4 năm 1960, có đề cập đến việc phòng chống cờ bạc trong đó có lô tô (Cột bên phải, dưới mục Khu Công-chánh).

Hiện vẫn chưa xác định được thời điểm chính xác mà lô tô được du nhập vào Việt Nam. Một số ghi chép từ thập niên 1950 đã đề cập đến lô tô như là một dạng của bài chòi, cho thấy thấy lô tô đã xuất hiện ở Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20.[9]

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa coi lô tô là một hình thức cờ bạc song không cấm cản. Năm 1960, tờ nội san Hợp-tác và Nông-tín có nói đến việc kiềm chế các hình thức cờ bạc, trong đó lô tô và bài chòi được cho phép như một ngoại lệ trong dịp Tết .[10] Sau khi chiến tranh kết thúc, nước Việt Nam bước vào thời kỳ bao cấp, một giai đoạn được đánh dấu với sự tàn lụi của nền kinh tế kéo theo tình trạng thiếu thốn về vật chất và nguồn giải trí. Đây cũng là lúc lô tô bắt đầu nở rộ và phát triển thành phiên bản hoàn chỉnh như ngày này với tiết mục tạp kỹ được tích hợp và người biểu diễn là nam cải trang thành nữ. Lô tô đạt giai đoạn cực thịnh trong thập niên 1980 tại miền Nam, mạnh mẽ nhất là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.[5][11]

Các tổ chức kinh doanh lô tô hoạt động theo gánh và đi lưu diễn đến những vùng nông thôn nơi mà người dân ít có điều kiện tiếp cận các hình thức văn nghệ được dàn dựng chuyên nghiệp. Bằng việc kết hợp trình diễn âm nhạc, tấu hài vào hình thức đánh bạc, lô tô đáp ứng được nhu cầu giải trí và thưởng thức văn nghệ cho người bình dân. Sự xuất hiện của gánh lô tô thường được coi là điểm nhấm ở hội chợ Tết miền quê.[1]

Mai một và phục hưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến thời kỳ đổi mới, kinh tế và xã hội Việt Nam dần phát triển mang đến nhiều loại hình giải trí mới, tiêu biểu là sự đi lên của cải lương trong thập niên 1990. Thêm vào đó, định kiến của xã hội và chính phủ coi lô tô như một hình thức đánh bạc khiến trò chơi này không được công nhận giá trị văn hóa và dần mai một trong gian đoạn cuối những năm 1990 đến cuối những năm 2000.[1][2]

Hình ảnh lô tô bắt đầu thu hút sự chú ý trở lại vào khoảng cuối thập niên 2010 khi các màn trình diễn tái hiện gánh hát lô tô xuất hiện trong các chương truyền hình thực tế và gameshow như Người bí ẩn (2018), Shark Tank Việt Nam (2019)… Đồng thời, phong trào kêu gọi quyền bình đẳng của cộng đồng LGBT Việt Nam cũng góp phần mang lại một cái nhìn mới cho văn hóa lô tô.

Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh có đoàn lô tô Hương Nam và Sài Gòn Tân thời, với sự sáng tạo trong trình diễn như kết hợp nhạc ngoại quốc và nhạc trẻ để thu hút khán giả và thay mới các tiết mục, thay mới cách nhìn về nghệ thuật giải trí lô tô bình dân.[12][13]

Cách chơi

[sửa | sửa mã nguồn]
Một tờ chơi lô tô (Bingo 90) điển hình với sự đánh dấu những con số đã được gọi ra. Khi số trong một hàng được gọi ra hết là thắng

Lô tô còn thường gắn liền với những điệu lý, câu hò, bài vè... vào những dịp lễ hội hay Tết Nguyên Đán. Người quản trò sẽ bốc ngẫu nhiên một con số trong lồng cầu hoặc túi nhựa (thông thường sẽ có khoảng 60 hoặc 90 số)[14], sau đó thông thường họ sẽ hát một bài hát để gọi tên con số đó và từ cuối cùng của bài hát đó sẽ là từ đồng âm với con số vừa bốc.[15]

Ví dụ trong cách kêu con số 5:[16]

Con mấy gì đây, con mấy gì đây, cờ ra con mấy...

Tóc mai sợi ngắn, sợi dài

Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm

Con số năm (5), con số năm (5).

Người chiến thắng sẽ là người đánh dấu đủ các số hàng ngang trên cùng một tấm vé được quản trò kêu.[15]

Gánh lô tô

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều tạo nên sự khác biệt giữa lô tô Việt Nam so các phiên bản quốc tế là sự kết hợp giữa trò chơi văn nghệ tạp kỹ, giải trí và trò chơi trúng thưởng, chủ yếu do các người chuyển giới nữ hoặc nam cải trang thành nữ vận hành và biểu diễn.[17] Một số gánh lô tô nhỏ ở thôn quê, còn tận dụng bên dưới sân khấu để làm chỗ ở và nơi sinh hoạt của cả đoàn.[15] Không chỉ ở Việt Nam, một số gánh lô tô còn biểu diễn ở nhiều quốc gia khác[18][19] như Pháp, Đức, Thụy Điển, Thụy Sĩ...[20]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Pháp luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại ở Việt Nam, các hình thức gánh hát lô tô khi biểu diễn đều phải xin phép chính quyền địa phương.[21][22] Ngoài ra, vào dịp Tết, người dân vẫn có quyền chơi lô tô tại nhà nhưng không mang hình thức ăn thua bằng tiền.[23]

Kỳ thị người đồng tính và chuyển giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Những nghệ nhân người chuyển giới từ nam sang nữ hoặc nam cải trang thành nữ tại các gánh lô tô đã không tránh khỏi thái độ kỳ thị từ xã hội, nhất là vào các thập niên 1990 và 2000 khi mà phong trào đòi quyền bình đẳng của cộng đồng LGBT chưa được phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Năm 2005, tờ Người lao động đã gọi những người trình diễn tại các gánh lô tô là "đào," một từ lóng ám chỉ phụ nữ làm nghề mại dâm, và đồng thời nhận định rằng họ có xu hướng lười lao động và mê cờ bạc.[24] Tuy nhiên trong những năm gần đây các bài báo về lô tô đã thay đổi quan điểm kỳ thị và hướng đến cái nhìn nhân văn và cảm thông hơn với những người hoạt động trong gánh hát lô tô.[17]

Bảo tồn

[sửa | sửa mã nguồn]
Chơi lô tô bình dân ở Hội An

Tạp chí Tinh hoa Đất Việt đã nhắc đến lô tô trong một bài báo và gọi lô tô là "một loại hình chứa đựng nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật đang đứng trước nguy cơ bị mai một". Không chỉ vậy, tạp chí còn ca ngợi lô tô đã góp phần gìn giữ văn hóa ca dao, tục ngữ, bài vè, các ca khúc dân gian, thiếu nhi theo cách tinh tế.[13] Nhiều tờ báo địa phương như báo Cần Thơ, báo An Giang cũng đã nhắc đến cụm từ "lô tô" khi nhắc về các chương trình giải trí dịp Tết Nguyên Đán.[25][26] Tờ báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh đã nhắc đến đoàn lô tô Sài Gòn Tân Thời khi gọi tên các địa điểm nên đến vào dịp 2 tháng 9 năm 2022.[27]

Trong bài viết Where to Stay, and Where to Eat Noodle Soup, in Ho Chi Minh City, tờ New York Times của Mỹ đã liệt kê lô tô vào danh sách các hoạt động giải trí thú vị ở Thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá cao đoàn lô tô Sài Gòn Tân Thời trong việc góp phần thể hiện bản sắc sôi động, trẻ trung và sành điệu của người dân nơi đây.[28][29] Theo một khảo sát được thực hiện bởi Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh trên 300 người dân Việt Nam thì đã có đến 99% người biết đến lô tô. Ngoài ra, cũng đã có hơn 50% người tham gia khảo sát công nhận lô tô là một "loại hình giải trí" hay "nghệ thuật dân gian" hơn là "cờ bạc – kinh doanh – xổ số".[14]

Văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2017, lần đầu tiên trò chơi lô tô được đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh đưa lên màn ảnh qua bộ phim Lô tô, lấy cảm hứng từ phim tài liệu Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng của đạo diễn Phạm Thị Thắm.[30][31] Bối cảnh chính là gánh lô tô Phù Hoa, thông qua một số nhân vật bộ phim không chỉ cho khán giả nhìn nhận về những hình ảnh cuộc sống giản dị gắn liền với cuộc sống của người dân miền Nam, đặc biệt các tỉnh miền Tây… Bộ phim cũng đã kể về cuộc sống của những người trong cộng đồng LGBT.[32][33] Chương trình truyền hình đầu tiên về lô tô phát sóng vào năm 2019 trên đài Truyền hình Vĩnh Long.[34][35]

Ca khúc "Bậu ơi đừng khóc", một ca khúc viết về số phận những người hát lô tô và được trình bày lần đầu tiên bởi Lộ Lộ, trưởng đoàn lô tô Sài Gòn Tân Thời và sau đó là ca sĩ Phi Nhung.[36][37] Bài hát còn đoạt giải Mai Vàng 2021 cho hạng mục "Ca khúc của năm".[38]

Vào ngày 24 tháng 10 năm 2022, tại trường Đại học Lạc Hồng cũng đã tổ chức kêu lô tô trong khuôn viên nhà trường.[39] Không chỉ vậy, các hình ảnh sinh viên kêu lô tô cũng phổ biến trên các mạng xã hội.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Hoàng Hải. “Trò chơi lô tô thời bao cấp”. Báo Cà Mau Online. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ a b Thành Lâm (13 tháng 9 năm 2018). “Lô tô: Khát vọng được thừa nhận giá trị”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ “lotto | Etymology, origin and meaning of lotto by etymonline”. www.etymonline.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ “History of Bingo”. BingoWebsites.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ a b Danh Tuấn Minh (4 tháng 2 năm 2022). “Chơi lô tô có gì mà nên trải nghiệm ít nhất một lần trong đời?”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ Hoài An (20 tháng 11 năm 2020). “Nỗi niềm "cô đào" lô tô”. Báo Long An. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ Hoàng Hải. “Trò chơi lô tô thời bao cấp”. Báo Cà Mau Online. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ Thành Lâm (13 tháng 9 năm 2018). “Lô tô: Khát vọng được thừa nhận giá trị”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ Tân, Văn (1957). Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam. Văn sử địa.
  10. ^ Nội san nông tín và hợp tác. Quốc Gia Nông Tín Cuộc. 1958.
  11. ^ Hoài An (20 tháng 11 năm 2020). “Nỗi niềm "cô đào" lô tô”. Báo Long An. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  12. ^ Lô tô “lột xác” trở thành bộ môn giải trí "xa xỉ" của không ít gia đình ở TP.HCM, có người chi gần chục triệu một tháng chỉ để tìm niềm vui
  13. ^ a b Ngọc Tiến (10 tháng 5 năm 2022). “Hát Lô tô – Nét văn hóa đặc sắc chốn Sài Thành”. Tạp chí Tinh hoa Đất Việt (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.
  14. ^ a b Nguyễn Trọng Nhân; Lê Tấn Phát; Đặng Thị Anh Thơ (15 tháng 3 năm 2020). “Trò chơi lô tô và người làm nghề hát lô tô trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh qua nhận định của người dân”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  15. ^ a b c Mai Hương (18 tháng 7 năm 2022). “Người nặng nợ với nghệ thuật hát Lô tô”. Báo Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.
  16. ^ Ngọc Mai (2 tháng 8 năm 2018). “Văn hóa lô tô từ bình dân đến tân thời”. Báo Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.
  17. ^ a b Minh Ngọc (19 tháng 8 năm 2019). “Nỗi niềm của những "bóng hồng" hát lô tô”. Báo Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  18. ^ Quang Ngọc (11 tháng 3 năm 2019). “Đưa lô tô Việt ra nước ngoài, Sài Gòn Tân Thời được khán giả đón nhận nồng nhiệt”. Việt Nam Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  19. ^ “Sài Gòn Tân Thời đưa lô tô 'xuất ngoại' châu Âu”. Báo Thanh Niên. 21 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  20. ^ Nguyễn Hương (11 tháng 12 năm 2022). “Đưa lô tô "xuất ngoại", nghệ sĩ Lộ Lộ: Có những khán giả lái xe 700 km để tới coi show”. Báo Tổ quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.
  21. ^ Đình Lâm. “Sẽ quản lý chặt hoạt động biểu diễn lô tô”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  22. ^ Thành Phương. “Cần chấn chỉnh hoạt động”. Báo Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.
  23. ^ Nguyễn Thụy Hân, Diễm My. “Đánh bài, chơi lô tô dịp Tết: Khi nào bị phạt?”. Thư viện pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  24. ^ Thanh Hiệp (21 tháng 6 năm 2005). “Phận 'đào' hội chợ lô tô”. Người lao động. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2023.
  25. ^ Hạnh Châu (11 tháng 1 năm 2023). “Ghé An Giang đi chơi Tết”. Báo An Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.
  26. ^ Kiều Mai (13 tháng 1 năm 2023). “Các điểm vui chơi dịp Tết ở Cần Thơ”. Báo Cần Thơ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.
  27. ^ Huỳnh Thơ (2 tháng 9 năm 2022). “Lễ 2-9, người dân vui chơi ở đâu tại TP.HCM?”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.
  28. ^ Phùng Hạo (30 tháng 10 năm 2019). “Đoàn Lô tô Sài Gòn Tân Thời lên báo 'The New York Times'. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  29. ^ Rider, Jason (29 tháng 10 năm 2019). “Where to Stay, and Where to Eat Noodle Soup, in Ho Chi Minh City”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  30. ^ Việt Phương (31 tháng 3 năm 2017). 'Lô Tô': Khóc, cười và thở dài”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  31. ^ Quỳnh Như (6 tháng 4 năm 2017). “Vai diễn lấy nhiều nước mắt của NSƯT Hữu Châu”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.
  32. ^ Lê Hồng Lâm (1 tháng 4 năm 2017). “Bộ phim 'Lô Tô': Nỗ lực vượt thoát thành công của điện ảnh Việt”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  33. ^ Minh Hà (1 tháng 7 năm 2020). “Quay số lô tô - cách hòa nhập của cộng đồng LGBT ở Việt Nam”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  34. ^ Q.N. (10 tháng 1 năm 2019). “Khóc cười cùng 5 đoàn lô tô tại 'Gánh hát ngàn hoa'. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  35. ^ Hoài An (20 tháng 11 năm 2020). “Nỗi niềm "cô đào" lô tô”. Báo Long An online. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  36. ^ Đông Du (13 tháng 1 năm 2022). “Ca khúc "Bậu ơi đừng khóc" do cố ca sĩ Phi Nhung hát thắng giải Mai Vàng”. Báo Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  37. ^ Trang Phạm (15 tháng 11 năm 2022). “Hit "Bậu Ơi Đừng Khóc" và những vấn đề bản quyền liên quan đến Phi Nhung”. VieZ. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  38. ^ “Các văn nghệ sĩ đoạt Giải Mai Vàng 27-2021”. Báo Người lao động. 20 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  39. ^ Anh Tú (24 tháng 10 năm 2022). “Trường ĐH Lạc Hồng tổ chức Ngày hội sinh viên”. Báo Giáo dục và Thời đại. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Những người càng tin vào điều này, cuộc sống của họ càng chịu nhiều trói buộc và áp lực
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
Lưu ngay bài viết này lại để sau này đi mua kim cương cho đỡ bỡ ngỡ nha các bạn!
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo