Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối (對) ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, và Hàn Quốc.
Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên (對聯) nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù (桃符).
Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa"[1].
Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia (宋史蜀世家), câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959[2].
- Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây...) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru...) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; nếu vế đối này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho...
Câu đối thơ: phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực và câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
Câu đối phú: Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối mỗi đoạn phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải là bằng và ngược lại. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn dưới có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn.
Phức tự liên (複字聯): Hai vế có chữ giống nhau nhưng không xuất hiện một cách trùng phức liên tục.
Đỉnh châm liên (頂針聯): Chữ nằm phần đuôi của câu đầu lại là chữ đầu của câu sau.
Khảm tự liên (嵌字聯): Bao gồm số, phương vị, tiết khí, niên hiệu, họ người, nhân danh, địa danh, vật danh (ví như tên thuốc) v.v.
Xích (sách) tự liên (拆字聯): Mỗi hợp thể tự bên trong câu đối tách thành bao nhiêu chữ đơn thể, có người phân ra tinh tế hơn nữa là mở chữ ra (xích tự 拆字), hợp chữ lại (hợp tự 合字), tách chữ ra (tích tự 析字) v.v.
Hài thú liên (諧趣聯): Hàm dung ý nghĩa khôi hài, ẩn kín.
Vô tình đối (無情對): Ý nghĩa trên dưới không tương quan một mảy may nào, có chỉnh những chữ, từ. Phần lớn Vô tình đối này ít thấy ý vị, hoàn toàn có thể quy nhập vào Hài thú liên bên trên.
Hồi văn liên (回文聯): Đọc xuôi (thuận độc 順讀) hay đọc ngược (đảo độc 倒讀) ý tứ hoàn toàn như nhau.
Câu đối chiết tự (chiết: bẻ gãy, phân tách; tự: chữ): là những câu do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét hoặc từng phần mà đặt thành câu.
Tự (字) là chữ, cất giằng đầu, chữ tử (子) là con, con ai con nấy?
Vu (于) là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh (丁) là đứa, đứa nào đứa này?
Câu đối trào phúng: là những câu làm để chế diễu, châm chích một người nào đó.
Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại.
Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi
(Câu đối tặng một người chột mắt mới đỗ khoa thi võ)
Câu đối tập cú: là những câu lấy chữ sẵn ở trong sách hoặc ở tục ngữ, ca dao.
Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay không ngõng.
Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
Câu đối thách (đối hay đố): người ta còn nghĩ ra những câu đối oái ăm, cầu kỳ rồi người ta tự đối lấy hoặc thách người khác đối. Lối đối này thường sử dụng nghệ thuật chơi chữ, đồng âm dị nghĩa...
Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già
Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại
(Câu đối có bốn chữ: cóc cách cọc cạch đối với bốn chữ công kênh cồng kềnh)
Có những vế câu đối rất khó đối như:
Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử.
Vế này khó đối vì hồi hương (cũng có nghĩa "về quê") và phụ tử (cũng có nghĩa "cha con") đồng thời lại là tên gọi các vị thuốc.
Vào vụ đông trường nam bón phân bắc trồng khoai tây, Sang xuân hạ quyết tâm thu hàng tấn củ.
Vế này cũng khó đối vì đông, tây, nam, bắc (chỉ hướng địa lý) và xuân, hạ, thu, đông (chỉ các mùa ở Việt Nam)
Da trắng vỗ bì bạch
Vế đối này của Đoàn Thị Điểm, hiện nay, có khá nhiều người đối nhưng chưa chỉnh, câu đối đã được đăng ở quyển Thế giới mới được coi là tạm ổn nhất.
"Sáng sớm mùa đông, qua cửa phía đông, đến chợ người đông, mua cục thịt đông"
Nhà Lữ Hành thân mến! Trong phiên bản mới "Vôi Trắng và Rồng Đen", ngoại trừ cách chơi mới, còn có rất nhiều trang bị mới. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu cách nhận trang bị nhé!