Lưu Phước Lượng

Lưu Phước Lượng
Chức vụ
Nhiệm kỳ3 tháng 11 năm 2006 – 2010
Nhiệm kỳ2003 – 3 tháng 11 năm 2006
Thông tin cá nhân
Sinh1948 (76–77 tuổi)
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Quê quánThủ Dầu Một
Binh nghiệp
Phục vụQuân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậc

Lưu Phước Lượng (bí danh: Năm Lượng, sinh năm 1948) là Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Việt Nam, Phó tư lệnh Quân khu 9, Bộ Quốc phòng.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu Phước Lượng từng theo học ở trường Minh Tâm, Thủ Dầu Một, cạnh sông Sài Gòn.[1]

Cha Lưu Phước Lượng tham gia hoạt động cách mạng kháng chiến chống Mỹ.[1] Năm 1965, tròn 17 tuổi, Lưu Phước Lượng theo cha vào vùng giải phóng Chánh Lưu (Nhà Đỏ) hoạt động cách mạng.[1] Lúc này, cha ông đang là chỉ huy trưởng một đơn vị quân giải phóng.[1]

Năm 1967, Lưu Phước Lượng là chiến sĩ của xưởng sửa chữa và lắp ráp máy thông tin (S3) thuộc Phòng thông tin Miền (Bộ Chỉ huy các Lực lượng vũ trang giải phóng miền nam Việt Nam).[1] Ông cùng với ba chiến hữu của mình đã được tặng danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ" vì tiểu đội ông đã tiêu diệt được 30 lính Mỹ thuộc Lữ dù 173 đổ bộ trực thăng sau một đợt B52 rải bom.[1]

Năm 1968, Lưu Phước Lượng tham cuộc tổng tiến công Mậu Thân từ đầu chiến dịch đến cuối đợt 2. Đơn vị ông bị tổn thất nặng, bản thân ông cũng bị thuơng và rút về căn cứ ở Lộc Ninh. Cuối giai đoạn Chiến Tranh Cục Bộ, ông được cử ra miền bắc học tập cho đến khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Ông có một đợt được cử làm đại biểu đi Trung Quốc.

Năm 1979, Lưu Phước Lượng về học tập tại Học viện Chính trị quân sự.[1]

Khi Chiến tranh biên giới Việt–Trung nổ ra, Lưu Phước Lượng đã có mặt ở biên giới.[1]

Từ năm 1977 đến năm 1989, Lưu Phước Lượng làm trợ lý cho Tư lệnh chiến dịch Nguyễn Thới Bưng (sau này là Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến tranh biên giới tây nam với Campuchia.[1]

Lưu Phước Lượng từng làm công tác về chính trị, công tác Đảng Cộng sản Việt Nam tại Sư đoàn 5, Quân khu 7Quân đoàn 4, Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam.[1]

Ông từng giữ các chức vụ: Phó Sư đoàn trưởng về chính trị (Chính ủy) Sư đoàn 5; Phó Tư lệnh về Chính trị (Chính ủy) Quân đoàn 4, Bí thư Đảng ủy - Chính ủy Quân khu 9.[1]

Tháng 12 năm 1995, Bộ Quốc phòng Việt Nam bổ nhiệm Đại tá Lưu Phước Lượng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7 làm Phó Tư lệnh về Chính trị Quân đoàn 4.

Năm 2003, Lưu Phước Lượng là Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 9.[2]

Ngày 3 tháng 11 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã kí Quyết định 1443/QĐ-TTg điều động, bổ nhiệm Trung tướng Lưu Phước Lượng, Phó tư lệnh Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Việt Nam.[3][4][5]

Ông giữ chức vụ này tới tháng 1 năm 2010.[6]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thiếu tướng
  • Trung tướng (2004)

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lưu Phước Lượng, Hồi ký "Dấu ấn cuộc đời"[1]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu Phước Lượng có vợ là bà Phương Minh.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m TRẦN THẾ TUYỂN/ nguyên Tổng Biên tập báo SGGP. “VÀI SUY NGHĨ NHÂN ĐỌC " DẤU ẤN CUỘC ĐỜI " CỦA TRUNG TƯỚNG LƯU PHƯỚC LƯỢNG”. Gia đình và pháp luật. 2019-07-19. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ “CHIẾN THẮNG XUÂN LỘC – LONG KHÁNH TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975” (PDF). Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai. 2004. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2019.
  3. ^ Theo website Chính phủ. “Trung tướng Lưu Phước Lượng nhận nhiệm vụ mới”. Tuổi trẻ. 2006-11-05. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2019.
  4. ^ “Quyết định số 1443/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc điều động, bổ nhiệm Trung tướng Lưu Phước Lượng,giữ chức Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ”. Chính phủ Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2019.[liên kết hỏng]
  5. ^ Minh Hằng. “Bổ nhiệm Trung tướng Lưu Phước Lượng giữ chức Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ”. Quân đội nhân dân. 2006-11-06. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2019.
  6. ^ Diệu Phương. “Phỏng vấn Trung tướng Lưu Phước Lượng”. VOH. 2010-01-05. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2019.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
Cung rèn mới của Inazuma, dành cho Ganyu main DPS F2P.
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Trong một ngôi nhà đồn rằng có phù thủy sinh sống đang có hai người, đó là Aoko Aozaki đang ở thời kỳ tập sự trở thành một thuật sư và người hướng dẫn cô là một phù thủy trẻ tên Alice Kuonji
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Thực sự mà nói, Rimuru lẫn Millim đều là những nấm lùn chính hiệu, có điều trên anime lẫn manga nhiều khi không thể hiện được điều này.
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Đây là cuốn sách nhưng cũng có thể hiểu là một lá thư dài 300 trang mà đứa con trong truyện dành cho mẹ mình - một người cậu rất rất yêu