Lakshmi

Lakshmi
Nữ thần Đức mẹ,
Nữ thần của Tài lộc, Giàu sang, Quyền lực, Dồi dào, Thịnh vượng, Sắc đẹp[1][2]Ảo ảnh
Thành viên của Tridevi
Tranh vẽ
Raja Ravi Varma's Gaja Lakshmi
Tên gọi khácSri, Narayani, Bhargavi, Bhagavati, Padma, Kamala, Vaishnavi
Devanagariलक्ष्मी
Liên hệDevi, Tridevi, Ashta Lakshmi, Shakti, Mahadevi
Nơi ngự trịVaikuntha, Manidvipa
Chân ngônॐ श्रीं श्रियें नमः। (Oṃ Śrīṃ Śriyeṃ Namaḥ), ॐ श्रीं महालक्ष्म्यै नमः। (Oṃ Śrīṃ Mahālakṣmyai Namaḥ), ॐ श्री महालक्ष्म्यै नमः। (Oṃ Śrī Mahālakṣmyai Namaḥ)
Biểu tượngPadma (Hoa sen), Shankha (ốc xà cừ), Đĩa, Gada (chùy), Jnana Mudra, Abhaya Mudra, vàng, đồng xu.
Vật cưỡiHoa senvoi
Lễ hộiDiwali (Lakshmi Puja), Sharad Purnima, Varalakshmi Vratam, Navaratri, Sankranti[3]
Thông tin cá nhân
Anh chị emJyestha hay Alakshmi
Phối ngẫuVishnu[4]

Lakshmi (Sanskrit: लक्ष्मी lakṣmī, phát âm tiếng Hindi: [ˈləkʃmi]), phiên âm Hán-ViệtLạp Khắc Hy Mễ (拉克希米). Bà là một trong ba vị thần nữ (Tridevi) bao gồm Saraswati, Lakshmi và Parvati. Những hình tượng tương đồng của Lakshmi cũng được tìm thấy trong các di tích đạo Jainađạo Phật

Nữ thần Lakshmi trong Ấn Độ giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Ba nữ thần cùng nhau hỗ trợ các nam thần là Brahma, VishnuShiva trong sự sáng tạo, duy trì sự sống và sự hủy diệt của vũ trụ, Bà tượng trung cho sự giàu có, thịnh vượng (cả về vật chất lẫn tinh thần), vận may và sắc đẹp. Nàng chính là vợ thần Vishnu. Còn được gọi là Mahalakshmi, nữ thần được mọi người tin rằng sẽ mang đến may mắn và đưa những người sùng đạo thoát khỏi cảnh cơ cực và những nỗi phiền muộn về tiền bạc[5].

Lakshmi (Cát Tường Thiên Nữ) trong đạo Phật[6]

[sửa | sửa mã nguồn]

Thần Lakshmi thông qua quá trình tiếp biến văn hóa đã trở thành Cát Tường Thiên nữ (吉祥天女) của Phật giáo, bà còn có tên khác là Công Đức Thiên (功徳天) hay Thiện Nữ Thiên (善女天).

Hình Ảnh Cát Tường Thiên nữ trong Phật giáo Nhật Bản, chùa Dược Sư, Nhật Bản

Phật giáo Nhật Bản gọi bà là Kichijōten (吉祥天), một trong Thất Phúc Thần.

Hình Ảnh Cát Tường Thiên nữ trong Phật giáo Nhật Bản, chùa Tịnh Lưu Ly, Nhật Bản

Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh, ghi lời của Bà Công Đức Thiên, cũng gọi là Thiện Nữ Thiên nói và tự giới thiệu với đại chúng trong pháp hội: “Nơi phía Bắc có núi Tu di, ở giữa núi có vị Thiên chủ là Tỳ Sa Môn Thiên Vương, làm chủ một kinh thành tên A-Ni Mạn Đà; giữa thành có một công viên tên là Công Đức Hoa Quang; trong công viên ấy lại còn có một khoảng vườn nữa rất sung túc tên là Kinh Tràng, vì công viên có lối kiến trúc bằng bảy thứ ngọc báu rất tốt, đó là chỗ của Thiện Nữ Thiên thường cư trú. Thiện Nữ Thiên chính là một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, thị hiện đứng trong hàng chư Thiên phát nguyện hành Bồ tát đạo, là một trong những vị Hộ pháp hộ trì cho những ai phát tâm thực hành hạnh nguyện Bồ tát lợi tha ở cõi ta bà này.

Thần Chú

[sửa | sửa mã nguồn]
Chủng tự biểu trưng của Thiện Nữ Thiên

Thần chú này xuất xứ từ Kinh Kim Quang Minh của đạo Phật.

Âm Phạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Namo buddhaya, namo dharmaya, namo siṃghaya. Namo srī mahā devāya, tadyatha, paripūrna, cale, samanta darsani, mahā vihara gate, samanta, vidhāna gate, mahā karya pati, suparipūre, sarvatha, samanta, suprati, pūrna, ayana, dharmate, mahā vibhasite, mahā maitre upasamhīte, he! Tithu, saṃgrhīte, samanta artha anupalani.

Chữ Hán

[sửa | sửa mã nguồn]

南無佛陀 南無達摩 南無僧伽 南無室利 摩訶提鼻耶 怛你也他 波利富樓那 遮利三曼陀 達舍尼 摩訶毗訶羅伽帝 三曼陀 毗尼伽帝 摩訶迦利野 波禰 波囉 波禰 薩利縛栗他 三曼陀 修缽黎帝 富隸那 阿利那 達摩帝 摩訶毘鼓畢帝 摩訶彌勒帝 婁簸僧衹帝 醯帝簁 僧衹醯帝 三曼陀 阿他阿笯婆羅尼.

Nghĩa Việt

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng. Quy y Cát Tường Đại Thiên. Chú nói như vậy: Hỡi Đấng quyền năng hay ban bố sự viên mãn thù thắng ! Đấng chủ tể Đại tác Nghiệp hay nhìn thấy khắp nẻo rộng lớn ! Hãy khéo léo làm cho tất cả đều được đầy đủ. Hãy khiến cho khắp tất cả mọi nơi đều được sự viên mãn thù thắng tối thượng. Hãy thể hiện lòng đại từ làm cho Lý pháp tính tỏa sáng màu nhiệm rộng lớn khiến cho con và chúng sinh được thích ứng với sự lợi ích chân chính. Mừng thay Đấng biểu hiện của lòng yêu thương. Đấng chân chính gìn giữ sự lợi ích. Hãy giúp cho con và chúng sinh đều gìn giữ được khắp mọi tài sản lợi ích.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^
    1. Journal of Historical Research, Volumes 28-30. Department of History, Ranchi University. 1991. tr. 3. Lord Visnu is the refuge of the world and Goddess Lakshmi is the energy behind the Universe.
    2. Amulya Mohapatra; Bijaya Mohapatra (1 tháng 1 năm 1993). Hinduism: Analytical Study. Mittal Publications. tr. 26. ISBN 9788170993889. Sri or Laxmi is the goddess of wealth and fortune , power and beauty.
    3. Bulbul Sharma (2010). The Book of Devi. Penguin Books India. tr. 47. ISBN 9780143067665. Sri or Lakshmi, as depicted in the sacred texts, is the goddess of wealth and fortune, royal power and beauty.
    4. Stephen Knapp (2012). Hindu Gods & Goddesses. Jaico Publishing House. tr. 132. ISBN 9788184953664. Goddess Lakshmi is the consort and shakti, or potency, of Lord Vishnu. Lakshmi, or Sri when she is especially known as the goddess of beauty (though sometimes considered to be separate entities), is the goddess of fortune, wealth, power, and loveliness.
    5. David Kinsley (1 tháng 1 năm 1989). The Goddesses' Mirror: Visions of the Divine from East and West. SUNY Press. tr. 55. ISBN 9780887068362.
    6. David Monaghan; Ariane Hudelet; John Wiltshire (10 tháng 1 năm 2014). The Cinematic Jane Austen: Essays on the Filmic Sensibility of the Novels. McFarland & Company. tr. 153. ISBN 9780786453221. In Hindu mythology, Lakshmi is the goddess of wealth, power and beauty.
    7. Kaushal Kishore Sharma (1988). Rabindranath Tagore's Aesthetics. Abhinav Publications. tr. 26. ISBN 9788170172376. Lakshmi, our Goddess of wealth, represents not only beauty and power but also the spirit of goodness.
  2. ^ lakṣmī Lưu trữ 20 tháng 5 năm 2015 tại Wayback Machine, Monier-Williams' Sanskrit–English Dictionary, University of Washington Archives
  3. ^ “Translating the secrets of Makara Sankranti”. Times of India. 14 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên anandrao167
  5. ^ Das, Subhamoy. “Lakshmi: Goddess of Wealth & Beauty!”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2012.
  6. ^ http://linhsonphatgiao.com/25/12/2014/y-nghia-than-chu-thien-nu-thien-chu-anh-sang-hoang-kim.html
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Kujou Sara sử dụng Cung thuật Tengu, một kĩ năng xạ thuật chết chóc nổi tiếng của Tengu.
Chuỗi phim Halloween: 10 bộ phim tuyển tập kinh dị hay có thể bạn đã bỏ lỡ
Chuỗi phim Halloween: 10 bộ phim tuyển tập kinh dị hay có thể bạn đã bỏ lỡ
Hãy cùng khởi động cho mùa lễ hội Halloween với list phim kinh dị dạng tuyển tập. Mỗi bộ phim sẽ bao gồm những mẩu chuyện ngắn đầy rùng rợn
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Về nội dung, bộ phim xoay quanh nhân vật chính là Suzu- một nữ sinh trung học mồ côi mẹ, sống cùng với ba tại một vùng thôn quê Nhật Bản
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Tin rằng có rất nhiều người sau bữa ăn sẽ ăn thêm hoặc uống thêm thứ gì đó, hơn nữa việc này đã trở thành thói quen