Lee Nak-yon

Lee Nak-yon
이낙연
Thủ tướng thứ 41 của Hàn Quốc
Nhiệm kỳ
31 tháng 5 năm 2017 – 14 tháng 1 năm 2020
2 năm, 228 ngày
Tổng thốngMoon Jae-in
Cấp phóKim Dong-yeon
Kim Sang-gon
Yoo Eun-hae
Hong Nam-ki
Tiền nhiệmYoo Il-ho (Quyền)
Kế nhiệmChung Sye-kyun
Thống đốc tỉnh Jeolla Nam
Nhiệm kỳ
1 tháng 7 năm 2014 – 10 tháng 5 năm 2017
2 năm, 313 ngày
Tiền nhiệmPark Jun-young
Kế nhiệmKim Yung-rok
Nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc
Nhiệm kỳ
30 tháng 5 năm 2000 – 15 tháng 5 năm 2014
13 năm, 320 ngày
Tiền nhiệmKim In-gon
Kế nhiệmLee Gae-ho
Khu vực bầu cửDamyang, Hampyeong, YeonggwangJangseong
Thông tin cá nhân
Sinh20 tháng 12, 1951 (72 tuổi)
huyện Yeonggwang,  Hàn Quốc
Đảng chính trịĐảng Dân chủ Đồng hành
Phối ngẫuKim Suk-hee
Con cái1
Giáo dụcĐại học Quốc gia Seoul (Cử nhân Luật)
Chữ ký
Lee Nak-yon
Hangul
Hanja
Romaja quốc ngữI Nagyeon
McCune–ReischauerRi Ragyŏn[1]

Lee Nak-yon (Tiếng Hàn이낙연; Hanja李洛淵; Hán-Việt: Lý Lạc Uyên, sinh ngày 20 tháng 12 năm 1951[2][3][4] còn được biết đến với cách viết khác là Lee Nak-yeon), là một chính trị gia người Hàn Quốc, Thủ tướng thứ 41 của Hàn Quốc.[5][6] Trước đây, ông là Thống đốc tỉnh Jeolla Nam.[5] Trước khi nhậm chức Thống đốc, ông làm nhà báo cho Dong-a Ilbo và từng là nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc trong vòng 4 nhiệm kỳ.

Đầu đời và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Lee sinh ngày 20 tháng 12 năm 1951 tại huyện Yeonggwang, tỉnh Jeolla Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học Quốc gia Seoul với bằng cử nhân về luật học, ông làm nhà báo cho nhật báo Dong-a Ilbo đến năm 2000.[7]

Sự nghiệp chính trị ban đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2000, Lee bắt đầu bước chân vào chính trường "dựa trên mối quan hệ của ông với cựu Tổng thống Kim Dae-jung đã hình thành trong khi ông đưa tin về chính trị".[8] Sau khi rời khỏi Dong-a Ilbo, Lee được bầu làm nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc năm 2000 và phục vụ trong bốn nhiệm kỳ.[6] Lee cũng từng là người phát ngôn cho cựu Tổng thống Roh Moo-hyun khi ông đắc cử Tổng thống vào năm 2002.[9]

Ông rời cương vị nghị sĩ Quốc hội vào giữa nhiệm kỳ thứ tư năm 2014 và tranh cử thành công cho chức vụ Thống đốc tỉnh Jeolla Nam.

Thủ tướng Hàn Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 10 tháng 5 năm 2017, sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in thông báo đã đề cử Thống đốc tỉnh Jeolla Nam Lee Nak-yon làm Thủ tướng Hàn Quốc, thay thế ông Hwang Kyo-ahn xin từ nhiệm.[10] Cùng ngày, Lee từ chức Thống đốc tỉnh Jeolla Nam. Lee được coi là có mối quan hệ thân thiết với các chính trị gia người Nhật Bản, đã phục vụ nhiều năm với tư cách là viên chức cấp cao trong Liên minh các Nghị sĩ Hàn Quốc-Nhật Bản. Lee cũng nói thông thạo tiếng Nhật.[11]

Ngày 31 tháng 5 năm 2017, truyền thông Hàn Quốc đưa tin với 188/299 nghị sĩ tham gia biểu quyết, có 164 nghị sĩ bỏ phiếu tán thành, 20 phiếu phản đối, 2 phiếu trắng và 2 phiếu không hợp lệ, Quốc hội Hàn Quốc thông qua việc chính thức bổ nhiệm Lee Nak-yon làm Thủ tướng Hàn Quốc.[12]

Lịch sử bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bầu cử Năm Tỉnh Đảng Phiếu bầu Tỷ lệ phần trăm phiếu bầu Kết quả
Tổng tuyển cử quốc hội khóa XVI 2000 Jeolla Nam (các huyện Hampyeong, Yeonggwang) Đảng Dân chủ (2000) 37,863 60.20% Chiến thắng
Tổng tuyển cử quốc hội khóa XVII 2004 Jeolla Nam (các huyện Hampyeong, Yeonggwang) Đảng Dân chủ (2000) 30,123 55.28% Chiến thắng
Tổng tuyển cử quốc hội khóa XVIII 2008 Jeolla Nam (các huyện Hampyeong, Yeonggwang, Jangseong) Đảng Dân chủ (2008) 42,950 67.93% Chiến thắng
Tổng tuyển cử quốc hội khóa XIX 2012 Jeolla Nam (các huyện Damyang, Hampyeong, Yeonggwang, Jangseong) Đảng Dân chủ (2011) 63,887 77.32% Chiến thắng
Bầu cử Thống đốc tỉnh 2014 Jeolla Nam Liên minh Chính trị mới vì Dân chủ (NPAD) 755,036 77.96% Chiến thắng

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Lee đã kết hôn và có một con trai.[8] Vợ của ông năm 1989 đã sử dụng một địa chỉ giả để được cử về làm giáo viên tại một ngôi trường ở Seoul, sai lầm này của bà đã gây trở ngại cho ông khi Đảng Hàn Quốc Tự do đối lập chính đã không chịu tham gia bỏ phiếu bầu ông làm Thủ tướng vì cho rằng ông Lee không phù hợp với vị trí quan trọng.[13]

Bản quán của Lee Nak-yon thuộc gia tộc Lý Toàn Châu (全州 李氏), điều này làm cho ông trở thành một phần của Hoàng tộc họ Lý. Ông cũng là con cháu đời thứ 22 của Yi Won-Gye (1330 - 23 tháng 10 năm 1388), người anh trai nhiều tuổi hơn cùng cha khác mẹ của Triều Tiên Thái Tổ, người đã sáng lập nên nhà Triều Tiên.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Wikipedia contributors". “McCune–Reischauer romanization”. Wikipedia. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ “국무총리 이낙연 프로필”. ngày 15 tháng 5 năm 2017.
  3. ^ “전남도지사 이낙연은 국인에당인가??”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2018.
  4. ^ 크리스천투데이 (ngày 10 tháng 5 năm 2017). “문재인 대통령 당선 후 문재인 정부 이낙연 전남지사 총리 내정 성향은?”.
  5. ^ a b “文대통령, 국무총리 이낙연·국정원장 서훈·비서실장 임종석·경호실장 주영훈 지명” (bằng tiếng Hàn). Mbn.mk.co.kr. ngày 10 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2017.
  6. ^ a b “Korea's new president announces key Cabinet picks”. Arirang. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2017.
  7. ^ “Moon Taps South Jeolla Province Governor as New PM” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2017.
  8. ^ a b “(LEAD) (profile) Moon's premier pick is based in liberal stronghold, has broad political ties”. Yonhap News Agency (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2017.
  9. ^ "S. Jeolla governor tapped as PM nominee", Korea Times, ngày 10 tháng 5 năm 2017.
  10. ^ “Ông Lee Nak-yon được đề cử làm Thủ tướng Hàn Quốc”. Báo Hà Nội mới Online. ngày 10 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2017.
  11. ^ "South Korean prime minister pick seen as point man on Japan", Nikkei Asian Review, ngày 11 tháng 5 năm 2017.
  12. ^ “Hàn Quốc: Quốc hội chấp thuận ông Lee Nak-yon làm Thủ tướng”. Báo điện tử VTV. ngày 31 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2017.
  13. ^ “Quốc hội Hàn Quốc chấp thuận ông Lee Nak-yon làm Thủ tướng”. Báo điện tử VietNamPlus. ngày 31 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2017.
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm
Yoo Il-ho
Quyền
Thủ tướng Hàn Quốc
2017–2020
Kế nhiệm
Chung Sye-kyun
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan