Nhị thập tứ sử | |||
---|---|---|---|
STT | Tên sách | Tác giả | Số quyển |
1 | Sử ký | Tư Mã Thiên | 130 |
2 | Hán thư | Ban Cố | 100 |
3 | Hậu Hán thư | Phạm Diệp | 120 |
4 | Tam quốc chí | Trần Thọ | 65 |
5 | Tấn thư | Phòng Huyền Linh (chủ biên) |
130 |
6 | Tống thư | Thẩm Ước | 100 |
7 | Nam Tề thư | Tiêu Tử Hiển | 59 |
8 | Lương thư | Diêu Tư Liêm | 56 |
9 | Trần thư | Diêu Tư Liêm | 36 |
10 | Ngụy thư | Ngụy Thâu | 114 |
11 | Bắc Tề thư | Lý Bách Dược | 50 |
12 | Chu thư | Lệnh Hồ Đức Phân (chủ biên) |
50 |
13 | Tùy thư | Ngụy Trưng (chủ biên) |
85 |
14 | Nam sử | Lý Diên Thọ | 80 |
15 | Bắc sử | Lý Diên Thọ | 100 |
16 | Cựu Đường thư | Lưu Hú (chủ biên) |
200 |
17 | Tân Đường thư | Âu Dương Tu, Tống Kỳ |
225 |
18 | Cựu Ngũ Đại sử | Tiết Cư Chính (chủ biên) |
150 |
19 | Tân Ngũ Đại sử | Âu Dương Tu (chủ biên) |
74 |
20 | Tống sử | Thoát Thoát (chủ biên) |
496 |
21 | Liêu sử | Thoát Thoát (chủ biên) |
116 |
22 | Kim sử | Thoát Thoát (chủ biên) |
135 |
23 | Nguyên sử | Tống Liêm (chủ biên) |
210 |
24 | Minh sử | Trương Đình Ngọc (chủ biên) |
332 |
- | Tân Nguyên sử | Kha Thiệu Mân (chủ biên) |
257 |
- | Thanh sử cảo | Triệu Nhĩ Tốn (chủ biên) |
529 |
Liêu sử là một bộ sách lịch sử trong 24 bộ sách sử của Trung Quốc (Nhị thập tứ sử), tổng cộng có 116 quyển kể lại các sự kiện lịch sử từ khi ra đời đến khi diệt vong của nhà Liêu do Thoát Thoát đời nhà Nguyên làm tổng tài chủ trì việc biên soạn và thu thập sử liệu, đảm nhiệm việc biên soạn chung với ông là 4 người gồm Liêm Huệ Sơn Hải Nha, Vương Nghi, Từ Bính, Trần Dịch Tăng, ngoài ra Thoát Thoát còn tham khảo các sách sử khác như "Khiết Đan truyện" trong cuốn "Khiết Đan quốc chí" và "Tư trị thông giám", "Liêu sử" của Trần Đại Nhiệm, "Thực lục" của Gia Luật Nghiễm.
Việc biên soạn chỉ thực hiện trong khoảng thời gian ngắn ngủi 11 tháng từ tháng 4 năm 1343, đến tháng 3 năm 1344 thì hoàn thành. Theo học giả nghiên cứu về lịch sử là Triệu Dực thời Thanh trong cuốn "Nhị thập nhị sử trát ký" thì ông cho rằng do bộ Liêu sử chỉ được soạn trong duy nhất một năm vì vậy nó bị coi là có chất lượng soạn và độ tin cậy kém hơn so với các bộ sử chính thống khác, và chỉ mang tính chất tham khảo và hiểu biết cơ bản về lịch sử nhà Liêu.