Tấn thư

Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Tấn thư (chữ Hán phồn thể: 晋書; giản thể: 晋书) là một sách trong 24 sách lịch sử Trung Quốc (Nhị thập tứ sử), do Phòng Huyền LinhLý Diên Thọ phụng mệnh Đường Thái Tông biên soạn vào năm 648.

Tổng cộng có 132 quyển gồm Mục lục 1 quyển, Đế kỷ 10 quyển, Chí 20 quyển, Liệt truyện 70 quyển, Ký tái 30 quyển, hiện phần Mục lục bị mất, chỉ còn lại 130 quyển. Sách kể về lịch sử các sự kiện bắt đầu từ Tư Mã Ý thời Tam Quốc đến khi Lưu Dụ phế Tấn Cung Đế lập nhà Lưu Tống năm 420, đồng thời sách còn bổ sung thêm hình thức "Ký tái" (ghi chép), dùng để tường thuật tình hình chính quyền của 16 nước.

Nhóm tác giả "Tấn thư"

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm tác giả "Tấn thư" tổng cộng có 21 người bao gồm:

Quá trình biên soạn Tấn thư

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Thái Tông rất trọng thị việc tu sửa quốc sử, Trung Quốc từ đời Đường bắt đầu thiết lập các cơ quan chuyên môn lo việc tu sửa quốc sử gọi là quán hay Quốc sử quán, Tấn thư là một trong bộ tu sử đó, hai mươi lăm bộ sử (Nhị thập ngũ sử) có sáu bộ sách sử bao gồm Tấn thư, Lương thư, Trần thư, Bắc Tề thư, Chu thư, Tùy thư, đều được biên soạn hoàn chỉnh dưới thời Đường Thái Tông.

Trước thời nhà Đường, đã có 18 nhà viết Tấn sử truyền lại, trong thực tế có tới hơn hai mươi nhà, trong đó sách Tấn thư của Thẩm Ước, Trịnh Trung, Dữu Tiển nay đã thất truyền, phần còn lại vẫn còn tồn tại, đương thời Đường Thái Tông cho rằng bộ Tấn sử này có đủ loại thiếu sót, tuy sáng tác nhiều, nhưng chưa đủ khả năng hoàn thiện, cho tới năm Trinh Quán thứ 20 (năm 646) hạ chiếu tu sửa "Tấn thư".

Tấn thư do Phòng Huyền Linh và những người khác phụ trách việc giám sát, sửa chữa, tổ chức một nhóm các nhà sử học và học giả, Tang Vinh Tự người Tề thời Nam triều có viết Tấn thư là bản gốc, đồng thời tham khảo các bộ Tấn sử của các nhà khác và các trước tác có liên quan "lựa chọn chính điển, viết tạp thuyết thành mười bộ", kiêm dẫn các sách sử được soạn từ thời Thập lục quốc, đến năm Trinh Quán thừ 20 (năm 646), bắt đầu quá trình biên soạn, tới năm Trinh Quán thừ 22 (năm 648) thì hoàn thành.

Người Trung Quốc thời cận đại Ngô Sĩ Giám có soạn sách "Tấn thư dác chú" tập hợp nhiều thuyết khác nhau, đồng thời tiến hành khảo chứng, sửa chữa, bổ sung thêm về Tấn thư, sách này được nhà xuất bản Ngô Hưng Gia Nghiệp Đường phát hành năm 1928.

Thành tựu của Tấn thư

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chép hoàn chỉnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các sách sử về nhà Tấn trước thời Đường, đa số hoặc chỉ ghi chép ít ỏi một vài sự kiện lịch sử của triều Tây Tấn, hoặc kiêm nhiệm việc ghi chép sự kiện lịch sử của Lưỡng Tấn, nhưng đối với sự kiện lịch sử của Thập lục quốc lại không có ghi chép chuyên môn nào, có thể nói là chưa mô tả đầy đủ toàn diện lịch sử nhà Tấn, so sánh với các sách Tấn sử trước thời Đường, thì nội dung của Tấn thư có phần chi tiết và uyên thâm hơn, phần lớn những thu thập ghi chép trong kỷ, truyện đều là chiếu lệnh, tấu sớ, sách lễ và bản văn, tuy có phần rườm rà, dài dòng, nhưng lại chứa đưng nhiều phương diện giá trị sử liệu, Dư phục chí và Lễ chí, Nhạc chí phản ánh phong khí phục sức sùng thượng lễ nghi của giai cấp thống trị Ngụy Tấn Nam Bắc triều. Triệu Dực nói "đầu đời Đường bắt đầu tu sửa Tấn thư, dựa theo lời chú thích trong sách của Tang Vinh Tự, mà kiêm thêm tham khảo trước tác các nhà mà thành, căn cứ vào liệt truyện của sách Tấn và Tống của các nhà khác mà viết thành bộ chính sử Tấn thư hiện nay, không tính mười loại khác".

Bổ sung những thiếu sót của sử cũ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tam Quốc chí có Kỷ, Truyện nhưng không có Chí, mà Chí của Tấn thư lại viết khá nhiều về thời Tam Quốc, liên quan đến hoạt động đồn điền của Tào Ngụy, việc chỉnh đốn thủy lợi, phát triển nông nghiệp, các hoạt động vùng Tây Bắc, và chế độ chiếm hữu ruộng đất của nhà Tấn. "Thực hóa chí" thì đa phần ghi chép về việc phát triển kinh tế thời Đông Hán, Tam Quốc, nhằm bổ sung những thiếu sót của Hậu Hán thưTam Quốc chí. Nhưng Tấn thư phần nhiều tán dương, ca tụng nhiều chiến công của Tư Mã Ý mà chê bai Gia Cát Lượng, Trần Thọ biên soạn Tam Quốc chí không ghi chép lại.

Sáng tạo thể lệ mới

[sửa | sửa mã nguồn]

Tấn thư có thêm phần Tái ký 30 quyển, ghi chép các dân tộc thiểu số Trung Quốc cổ đại như Hung Nô, Tiên Ty, Yết, Đê, Khương đã kiến lập nên chính quyền Thập lục quốc, đó chính là việc sáng tạo nên thể lệ mới của thể kỷ truyện sách sử trong Tấn thư, Ban Cố thời Đông Hán từng viết Tái ký, nhưng không có ghi chép sự kiện lịch sử các chính quyền dân tộc thiểu số.

Mà Tái ký của Ban Cố cũng không phải là một phần quan trọng trong tác phẩm của ông, Tái ký của Tấn thư là chuẩn mực của một bộ phận tạo thành trong toàn bộ sách, Làm phong phú thêm thể lệ kỷ truyện của sách sử.

Khuyết điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tấn thư tiếp tục kế thừa những khuyết điểm mà các bộ sử trước đó đều mắc phải, đa phần ghi chép trong sách đều là những chuyện quỷ thần kỳ lạ, có chứa nhiều yếu tố hoang đường như trong các sách Sưu Thần ký, U Minh lục đã liệt kê.

Mục lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Đế kỷ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quyển 11: Chí 1 Thiên văn thượng (Thiên Thể Nghi Tượng Thiên Văn Kinh Tinh Đẳng)
  • Quyển 12: Chí 2 Thiên văn trung (Thất Diệu Tạp Tinh Khí Sử Truyện Sự Nghiệm)
  • Quyển 13: Chí 3 Thiên văn hạ (Nguyệt Ngũ Tinh Phạm Liệt Xá Kinh Tinh Biến Phụ Kiến)
  • Quyển 14: Chí 4 Địa lý thượng
  • Quyển 15: Chí 5 Địa lý hạ (Thanh Châu, Từ Châu, Kinh Châu, Dương Châu, Giao Châu, Quảng Châu)
  • Quyển 16: Chí 6 Luật lịch thượng
  • Quyển 17: Chí 7 Luật lịch trung
  • Quyển 18: Chí 8 Luật lịch hạ
  • Quyển 19: Chí 9 Lễ thượng
  • Quyển 20: Chí 10 Lễ trung
  • Quyển 21: Chí 11 Lễ hạ
  • Quyển 22: Chí 12 Nhạc thượng
  • Quyển 23: Chí 13 Nhạc hạ
  • Quyển 24: Chí 14 Chức quan
  • Quyển 25: Chí 15 Dư phục
  • Quyển 26: Chí 16 Thực hóa
  • Quyển 27: Chí 17 Ngũ hành thượng
  • Quyển 28: Chí 18 Ngũ hành trung
  • Quyển 29: Chí 19 Ngũ hành hạ
  • Quyển 30: Chí 20 Hình pháp

Liệt truyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Airi Sakura Classroom of the Elite
Airi Sakura Classroom of the Elite
Airi Sakura (佐さ倉くら 愛あい里り, Sakura Airi) là một học sinh của Lớp 1-D và từng là một người mẫu ảnh (gravure idol).
Các chỉ số chứng khoán thế giới nhà đầu tư cần biết
Các chỉ số chứng khoán thế giới nhà đầu tư cần biết
Khi tham gia đầu tư, ngoại trừ những biến động trong nước thì các chỉ số chứng khoán thế giới cũng là điều mà bạn cần quan tâm
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Hệ thống tiền điện tử ngang hàng là hệ thống cho phép các bên thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến trực tiếp mà không thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
“Ikigai – bí mật sống trường thọ và hạnh phúc của người Nhật” là cuốn sách nổi tiếng của tác giả người Nhật Ken Mogi