Tiêu Tử Hiển

Tiêu Tử Hiển
萧子显
Tên chữCảnh Dương
Thông tin cá nhân
Sinh489
Mất537
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Tiêu Nghi
Anh chị em
Tiêu Tử Vân
Hậu duệ
Tiêu Khải
Gia tộchọ Tiêu Lan Lăng
Nghề nghiệpnhà sử học
Tác phẩmNam Tề thư
Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Tiêu Tử Hiển (chữ Hán: 萧子显; bính âm: Xiā Zi Xiǎn) (487537) là nhà văn, nhà sử học thời Lương Nam Triều Trung Quốc, tự Cảnh Dương, người Lương Nam, Lan Lăng (nay thuộc Thường Châu, tỉnh Chiết Giang), cháu của Tề Cao Đế Tiêu Đạo Thành, là con trai thứ 8 của Dự Chương Vương, Đại tư mã Tiêu Nghi, em trai là nhà văn, thư gia Tiêu Tử Vân. Ông là người chủ trì việc biên soạn bộ chính sử Nam Tề thư.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông lúc nhỏ thông minh, sáng dạ, được cha rất mực yêu mến, năm 7 tuổi được phong làm Ninh Đô huyện hầu, vì có dính líu đến hỗn loạn cuối thời Nam Tề, nên ông luôn trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sau ra sức hợp tác giúp Tiêu Diễn (tức Vũ Đế nhà Lương) nắm thực quyền triều đình, đoạt được ngôi vua, kiến lập nhà Lương. Thời Lương từng giữ các chức vụ quan trọng như Thái Tử trung xá nhân, Kiến Khang lệnh, Quốc tử tế tửu, Thị trung, Lại bộ thượng thư. Năm 537, được phong làm Nhân Uy Tướng quân, Thái thú Ngô Hưng, trên đường tới nhận chức ở huyện thì mắc bệnh qua đời, hưởng thọ 49 tuổi.

Tiêu Tử Hiển nổi tiếng vì hay chữ, có tài văn chương, lúc nhỏ từng được Thẩm Ước khen ngợi. Hoàng Thái tử Tiêu Cương (sau là Giản Văn Đế) rất coi trọng ông, thường xuyên cử bọn tôi tớ trong cung tới phục vụ yến tiệc của ông, tuy nhiên ông có tật hay tự đại về tài năng của mình, lúc còn làm Lại bộ thượng thư, từng bắt mọi người tự tay cầm quạt giấy, quạt cho mình, vì thế nhiều người ghét ông, sau khi mất, Lương Vũ Đế ra chiếu ban thụy hiệu cho ông là "Kiêu".

Trước tác của Tiêu Tử Hiển bao gồm Hậu Hán thư, Tấn sử thảo, Nam Tề thư, Tấn thông Bắc phạt ký, Quý Kiệm truyện, ngoại trừ Nam Tề thư ra, đa số còn lại đều bị thất lạc.

Tài liệu truyện ký

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Đây là bản dịch lời của bài [Polumnia Omnia], cũng là bản nhạc nền chủ đạo cho giai đoạn 2 của Boss "Shouki no Kami, Kẻ Hoang Đàng".
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Cứ mỗi năm nhằm ngày 23 tháng Chạp, những người con Việt lại sửa soạn mâm cơm "cúng ông Công, ông Táo"
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Nhắc lại đại khái về lịch sử Teyvat, xưa kia nơi đây được gọi là “thế giới cũ” và được làm chủ bởi Seven Sovereigns
[Review Game] Silent Hill: The Short Messenger
[Review Game] Silent Hill: The Short Messenger
Tựa game Silent Hill: The Short Messenger - được phát hành gần đây độc quyền cho PS5 nhân sự kiện State of Play