Louis Alexandre Berthier

Louis-Alexandre Berthier
Sinh20 tháng 2 năm 1753
Versailles, Vương quốc Pháp
Mất1 tháng 6 năm 1815
Bamberg, Vương quốc Bayern
Thuộc Vương quốc Pháp,
Vương quốc Pháp (1791-1792),
Pháp Cộng hoà Pháp,
Pháp đế quốc Pháp,
Vương triều Bourbon
Quân chủngCông binh
Kỵ binh
Năm tại ngũ1764-1815
Cấp bậcThống chế Pháp
Tham chiếnChiến tranh Cách mạng Mỹ,
Chiến tranh Cách mạng Pháp,
Chiến tranh Napoleon
Tặng thưởngThống chế Pháp,
Bắc đẩu bội tinh (Grand Cross),
Huân chương Saint Louis (Commander),
Tên được vinh danh tại Khải Hoàn Môn,
Hoàng tử xứ NeuchâtelHoàng tử xứ Wagram,
Công tước xứ Valangin
Công việc khácThượng Nghị sĩ,
Bộ trưởng Quốc phòng
Thống đốc Thuỵ Sĩ

Louis Alexandre Berthier, Hoàng tử Wagram, Công tước xứ Valangin, Thái tử Neuchâtel (20 Tháng 2 năm 1753 – 01 tháng 6 năm 1815), là một Thống chế và là Tổng Tham mưu trưởng của Napoleon.

Thời niên thiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Alexandre sinh ngày 20 tháng 2 năm 1753 tại Versailles[1], là con trai của Trung tá Jean Baptiste Berthier (1721 – 1804), một sĩ quan công bình với người vợ đầu tiên Marie Françoise L'Huillier de La Serre. Ông là con trưởng trong năm người con, với ba người em cũng phục vụ trong Quân đội Pháp, và hai trong số đó sau này là tướng lĩnh trong Chiến tranh Napoleon.[2]

Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, ông đã chịu ảnh hưởng từ môi trường quân sự của người cha. Khi 17 tuổi, ông nhập ngũ và nhanh chóng phục vụ trong các đơn vị tham mưu, kỹ thuật và lực lượng Long Kỵ binh của Hoàng tử de Lambesq. Năm 1780, ông đến Bắc Mỹ với Jean-Baptiste Donatien de Vimeur, Bá tước de Rochambeau. Khi quay trở về, với quân hàm Đại tá, ông giữ các vị trí tham mưu khác nhau và trong các nhiệm vụ quân sự tại Phổ. Trong Chiến tranh Cách mạng Pháp, là Tham mưu trưởng của Vệ binh Quốc gia Versailles, ông đã bảo vệ chị em của vua Louis XVI khi đang bị đe doạ và giúp họ chạy trốn (1791).[1]

Trong cuộc chiến tranh 1792, ông được làm tham mưu trưởng của Thống chế Lückner và được phân công trong chiến dịch Argonne bởi Charles François DumouriezFrançois Christophe Kellermann. Ông tham gia Chiến tranh Vendée giai đoạn 1793–1795, khiến cho năm sau đó ông được thăng hàm Trung tướng và là tham mưu trưởng Tập đoàn Ý, dưới sự chỉ huy của Bonaparte. Ông đóng vai trò lớn trong Trận Rivoli, cùng với Barthélemy Joubert chống lại cuộc tấn công của tướng Áo Jozsef Alvinczi.

Louis-Alexandre Berthier, Thiếu tướng, tham mưu trưởng năm 1792 (1753-1815), François-Gabriel Lépaulle, theo Antoine Jean Gros (1834).

Ông đi theo Napoleon trong chiến dịch ấn tượng năm 1796 và rời khỏi binh đoàn này sau Hiệp ước Campo Formio. Ông quay lại vị trí năm 1798 tại Ý trong cuộc xâm chiếm Vatican bằng việc tổ chức Cộng hoà La Mã và áp giải Giáo hoàng Pius VI quay lại Valence (Pháp). Sau đó, ông làm tư lệnh trong chiến dịch Ai Cập và phục vụ Napoleon cho đến ngày trở về. Ông tham gia Binh biến Tháng Sương mù (9 tháng 11 năm 1799) và trở thành Bộ trưởng Chiến tranh sau đó. Trong trận Marengo, ông đứng đầu lực lượng dự bị, nhưng khi Đệ Nhất Tổng tài cần đến lực lượng này, Berthier nhanh chóng quay lại vị trí Tham mưu trưởng của Napoleon.[1]

Khi Napoléon Bonaparte truất quyền vua Phổ Frederick William III, Berthier được cử làm Thống đốc. Ông tại vị cho đến năm 1814 và được phong làm thái tử xứ này.

Khi Napoleon trở thành Hoàng đế, Berthier được thăng hàm Thống chế. Ông tham gia các trận Austerlitz, trận Jenatrận Friedland, và được phong các danh hiệu Công tước xứ Valengin năm 1806, Thái tử Neuchâtel trong cùng năm. Năm 1808, ông tham gia Chiến tranh Bán đảo, và năm 1809 ông phục vụ tại mặt trận Áo trong Chiến tranh Liên minh lần thứ năm, và sau đó được phong danh hiệu Hoàng tử xứ Wagram. Với vai trò là Tổng tham mưu trưởng, ông chứng kiến các thất bại của Napoleon tại Nga năm 1812, tại Đức năm 1813 và tại Pháp năm 1814.

Đi theo Napoleon ngay từ những ngày đầu, Bethier được thưởng 600 mẫu đất và hoa lợi trên đất. Nhưng ông đã bỏ rơi Napoleon để đưa Louis XVIII quay lại ngai vàng. Khi Napoleon bị giam cầm tại Elba, ông đã thông tin cho Berthier về kế hoạch của mình nhưng Berthier đã từ chối. Khi Napoleon quay lại Pháp, Berthier bị giam tại Bamberg, nơi ông mất vào 1 tháng 6 năm 1815 khi cố trốn thoát khỏi cửa sổ. Có tin đồn rằng ông đã bị ám sát bởi các tổ chức bí mật khi cố ra hiệu cho các lực lượng Phổ xâm lăng Pháp, ông trốn bằng cửa sổ và bị ám sát.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Chisholm 1911, tr. 812.
  2. ^ Watson 1957, tr. 13.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bukhari, Emir Napoleon's Marshals Osprey Publishing, 1979, ISBN 0-85045-305-4.
  • Chandler, David Napoleon's Marshals Macmillan Pub Co, 1987, ISBN 0-02-905930-5.
  • Connelly, Owen, Blundering to Glory: Napoleon's Military Campaigns SR Books, 1999, ISBN 0-8420-2780-7.
  • Elting, John R. Swords around a Throne: Napoleon's Grande Armée Weidenfeld & Nicholson, 1997, ISBN 0-02-909501-8.
  • Haythornthwaite, Philip Napoleon's Commanders (2): c.1809-15 Osprey Publishing, 2002, ISBN 1-84176-345-4.
  • Hittle, James Donald the Military Staff: Its History and Development Military Service Publishing, 1952.
  • Macdonell, A. G. Napoleon and His Marshals Prion, 1997, ISBN 1-85375-222-3.
  • Pawly, Ronald Napoleon's Imperial Headquarters (1): Organization and Personnel Osprey Publishing, 2004, ISBN 1-84176-793-X.
  • Pawly, Ronald Napoleon's Imperial Headquarters (2): On campaign Osprey Publishing, 2004, ISBN 1-84176-794-8.
  • Watson, S.J. By Command of the Emperor: A Life of Marshal Berthier. Ken Trotman Ltd, ISBN 0-946879-46-X.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
So sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn?
So sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn?
Trên thế giới có hai loại cà phê phổ biến nhất bao gồm cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) và cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối)
Du lịch Thái Lan – Hòa mình vào lễ hội té nước Songkran
Du lịch Thái Lan – Hòa mình vào lễ hội té nước Songkran
Người dân và khách đi tour Thái Lan đang tưng bừng trong lễ mừng năm mới và lễ hội té nước, với các lễ hội đầy màu sắc và niềm vui
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
I want you forever, now, yesterday, and always. Above all, I want you to want me
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
Đạo Giáo đại thái được chia thành hai trường phái lớn là: Phù lục và Đan đỉnh