Mạnh Bích | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Mạnh Yên |
Ngày sinh | 1929 |
Nơi sinh | Huế, Đông Dương thuộc Pháp |
Mất | |
Ngày mất | 30 tháng 1, 2006 | (76–77 tuổi)
Nơi mất | Versailles, Pháp |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp | Nhạc sĩ Nhà giáo Nhà văn |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Bút danh | Mạnh Bích Nguyên Đàm |
Dòng nhạc | Nhạc tiền chiến Tình khúc 1954–1975 |
Tác phẩm | Thôn trăng Thư người chiến binh Thương tà áo bay |
Mạnh Bích (1929 – 30 tháng 1 năm 2006) là một nhà văn, nhạc sĩ tiền chiến Việt Nam, nổi bật qua ca khúc Thôn trăng.
Mạnh Bích tên thật là Nguyễn Mạnh Yên, sinh năm 1929 tại Huế trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ, ông học tại trường Vạn Xuân ở Huế và thời trung học ông học ở trường Trường Khải Định.[1]
Sau khi ông đậu tú tài, ông học tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, và dạy Pháp văn và Việt văn trong một số trường học. Ông từng học Tây ban cầm với nhạc sĩ Ưng Tiến.[2]
Từ năm 1942 cho đến năm 1949, ông sang Paris du học hàm thụ âm nhạc.[1]
Ngoài vai trò nhạc sĩ, ông cũng viết văn và làm thơ. Sau năm 1975, ông bị bắt đi cải tạo tại Việt Nam, cho đến năm 1983 thì được sang Pháp định cư. Năm 1984, ông đi dạy học tại các trường Georges Brassens và André Maurois (Académie de Versailles, ngoại ô Paris) cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1995.[3]
Ông qua đời ngày 30 tháng 1 năm 2006 tại Versailles, Pháp.
Ngoài vai trò nhạc sĩ, ông còn là một nhà văn, một nhà thơ chuyên nghiệp. Ông từng xuất bản quyển Le Viet-Nam crucifié, nói về lịch sử Việt Nam từ năm 1945 cho đến năm 1975 và một số quyển sách khác.[4]
Được xem là tác phẩm về nhạc quê hương mà có lẽ là nổi tiếng nhất của ông, đã được rất nhiều ca sĩ trình bày, trong đó có Duy Khánh, Hoàng Oanh, Hương Lan, Nhóm Phù Sa, Quang Linh trình diễn,[5] và mới đây nhất là ca sĩ Như Quỳnh trình diễn trong chương trình Paris By Night 111.
Tuy nhiên, người trình bày đầu tiên có lẽ là hai vợ chồng ca sĩ Ngọc Cẩm và Nguyễn Hữu Thiết.[1]
Bài hát được xuất bản vào năm 1958 bởi nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam.
Theo chia sẻ của nhạc sĩ Mạnh Bích, bài hát nào mà ông phổ thơ, ông xem như đó là thể loại Tình thơ ý nhạc. Còn thể loại nào mà ông viết cả nhạc lẫn lời thì ông gọi đó là Tình ca.[3]