Mỹ nhân (chữ Hán: 美人; Bính âm: měirén), là một tước hiệu của phi tần trong hậu cung các quốc gia Đông Á. Đây cũng là một dạng danh từ dùng để gọi những người đẹp, có dung mạo đặc sắc trong ngôn ngữ bình thường.
Từ thời Tây Hán, tước vị này đã xuất hiện trong hệ thống hậu cung, vị trí thứ 5, lãnh 2.000 thạch, thứ bậc ngang Thiếu thượng tạo (少上造)[1]. Sang thời Đông Hán, Mỹ nhân chỉ sau Quý nhân, trên [Cung nhân; 宮人] cùng [Thải nữ; 采女][2]. Thời Tào Ngụy, Mỹ nhân ở vị thứ gần cuối, thụ 2.000 thạch[3].
Sang các thời tiếp theo, Mỹ nhân cũng chỉ là chức vị nhỏ trong hậu cung, như đời nhà Tùy thuộc hàng Thế phụ cùng với Tài nhân, vị Chính tứ phẩm[4]. Thời nhà Đường, Mỹ nhân hàng Chính tam phẩm, có chín người cùng 1 lúc[5], thời nhà Tống và nhà Kim thì vị Mỹ nhân ở hàng Chính tứ phẩm[6][7]. Sang thời nhà Minh và nhà Thanh thì tước vị này dần trở thành một tán hàm, sau mới bị bãi bỏ. Trở thành một trong những tước hiệu phi tần cổ nhất.
Ở Việt Nam, thời Lê Sơ, Lê Thánh Tông đã định ra quy chế hậu cung chính thức. Dưới Hoàng hậu có:
- [Tam phi; 三妃]: Quý phi (貴妃), Minh phi (明妃), Kính phi (敬妃).
- [Cửu tần; 九嬪]:
- Tam chiêu (三昭): Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛).
- Tam tu (三修): Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛).
- Tam sung (三充): Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛).
- [Lục chức; 六職]: Tiệp dư (婕妤), Dung hoa (傛華), Tuyên vinh (宣榮), Tài nhân (才人), Lương nhân (良人), Mỹ nhân (美人).
Sang thời nhà Nguyễn, Nguyễn Thánh Tổ Minh Mạng vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836) chấn chỉnh quy tắc nội đình, đem Mỹ nhân thuộc hàng thứ 8 trong Cửu giai hậu phi, dưới Quý nhân và trên Tài nhân. Do đó Mỹ nhân được gọi là [Bát giai Mỹ nhân; 八階美人].
- Hiếu Cảnh Hoàng hậu Vương Chí - Hoàng hậu thứ hai của Hán Cảnh Đế, sinh mẫu của Hán Vũ Đế. Trước khi làm Hoàng hậu từng được phong tước Mỹ nhân.
- Linh Hoài Hoàng hậu Vương Vinh- phi tần của Hán Linh Đế, sinh mẫu của Hán Hiến Đế. Bị Linh Tư Hà Hoàng hậu độc chết. .
- Chương Hiến Minh Túc Hoàng hậu Lưu Nga- Hoàng hậu thứ hai của Tống Chân Tông, dưỡng mẫu của Tống Nhân Tông. Trước khi làm Hoàng hậu từng được phong tước Mỹ nhân.
- Ôn Thành Hoàng hậu Trương thị- sủng phi của Tống Tống Nhân Tông. Con chết yểu, tự trách bản thân phúc mỏng nên xin giáng làm Mỹ nhân. Truy phong Hoàng hậu dù không sinh hoàng đế kế vị.
- Chiêu Hoài Hoàng hậu Lưu Thanh Tinh- Hoàng hậu thứ hai của Tống Triết Tông. Trước khi làm Hoàng hậu từng được phong tước Mỹ nhân.
- ^ 《漢書.卷九十七上 外戚傳》:漢興,因秦之稱號,帝母稱皇太后,祖母稱太皇太后,適稱皇后,妾皆稱夫人。又有美人、良人、八子、七子、長使、少使之號焉。至武帝制婕妤、娙娥、傛華、充依,各有爵位,而元帝加昭儀之號,凡十四等云。昭儀位視丞相,爵比諸侯王。婕妤視上卿,比列侯。娙娥視中二千石,比關內侯。傛華視真二千石,比大上造。美人視二千石,比少上造。八子視千石,比中更。充依視千石,比左更。七子視八百石,比右庶長。良人視八百石,比左庶長。長使視六百石,比五大夫。少使視四百石,比公乘。五官視三百石。順常視二百石。無涓、共和、娛靈、保林、良使、夜者皆視百石。上家人子、中家人子視有秩斗食云。五官以下,葬司馬門外。
- ^ 《後漢書.皇后紀序》: 及光武中興,斲彫為朴,六宮稱號,唯皇后、貴人。貴人金印紫綬,奉不過粟數十斛。又置美人、宮人、采女三等,並無爵秩,歲時賞賜充給而已。
- ^ 《三國志.魏書·后妃傳》:自夫人以下爵凡十二等:貴嬪、夫人,位次皇后,爵無所視;淑妃位視相國,爵比諸侯王;淑媛位視御史大夫,爵比縣公;昭儀比縣侯;昭華比鄉侯;脩容比亭侯;脩儀比關內侯;倢伃視中二千石;容華視真二千石;美人視比二千石;良人視千石。
- ^ 《隋書·列傳第一》: 煬帝時,后妃嬪御,無釐婦職,唯端容麗飾,陪從醼遊而已。帝又參詳典故,自製嘉名,著之於令。貴妃、淑妃、德妃,是為三夫人,品正第一。順儀、順容、順華、修儀、修容、修華、充儀、充容、充華,是為九嬪,品正第二。婕妤一十二員,品正第三,美人、才人一十五員,品正第四,是為世婦。寶林二十四員,品正第五;御女二十四員,品正第六;采女三十七員,品正第七,是為女御。總一百二十,以叙於宴寢。又有承衣刀人,皆趨侍左右,並無員數,視六品已下。
- ^ 《舊唐書·后妃上》: 三代宮禁之職,《周官》最詳。自周已降,彤史沿革,各載本書,此不備述。唐因隋制,皇后之下,有貴妃、淑妃、德妃、賢妃各一人,為夫人,正一品;昭儀、昭容、昭媛、修儀、修容、修媛、充儀、充容、充媛各一人,為九嬪,正二品;婕妤九人,正三品;美人九人,正四品;才人九人,正五品;寶林二十七人,正六品;御女二十七人,正七品;采女二十七人,正八品;其餘六尚諸司,分典乘輿服御。龍朔二年,官名改易,內職皆更舊號。
- ^ 《宋史·志第一百一十六 职官三》: 司封郎中员外郎掌官封、叙赠、承袭之事。...内命妇之品五:曰贵妃、淑妃、德妃、贤妃,曰大仪、贵仪、淑仪、淑容、顺仪、顺容、婉仪、婉容、昭仪、昭容、昭媛、修仪、修容、修媛、充仪、充容、充媛,曰婕妤,曰美人,曰才人、贵人。
- ^ 《金史·后妃上》: 諸妃視正一品,比三夫人。昭儀、昭容、昭媛、修儀、修容、修媛、充儀、充容充媛視正二品,比九嬪。婕妤九人視正三品。美人九人視正四品,才人九人視正五品,比二十七世婦。寶林二十七人視正六品,御女二十七人視正七品,采女二十七人視正八品,比八十一御妻。又有尚宮、尚儀、尚服、尚食、尚寢、尚功,皆內官也。