Metal Gear Solid: The Twin Snakes

Metal Gear Solid: The Twin Snakes
Nhà phát triểnKonami Computer Entertainment Japan
Silicon Knights
Nhà phát hànhKonami
Nhà sản xuấtHideo Kojima
Thiết kếHideo Kojima
Kịch bảnHideo Kojima
Tomokazu Fukushima
Âm nhạcNorihiko Hibino
Steve Henifin
Toshiyuki Kakuta
Shuichi Kobori
Waichiro Ozaki
Dòng trò chơiMetal Gear
Nền tảngGameCube
Phát hành
  • NA: 9 tháng 3 năm 2004
  • JP: 11 tháng 3 năm 2004
  • EU: 26 tháng 3 năm 2004
Thể loạiHành động phiêu lưu, lén lút
Chế độ chơiChơi đơn

Metal Gear Solid: The Twin Snakes (メタルギアソリッド ザ・ツインスネークス Metaru Gia Soriddo Za Tsuin Sunēkusu?) là một game hành động phiêu lưu lén lút do hãng Silicon Knights phát triển và được Konami phát hành cho hệ máy console Nintendo GameCube vào tháng 3 năm 2004.[1] Trò chơi này là một bản làm lại của Metal Gear Solid mà lúc đầu do Konami phát triển dành cho PlayStation vào năm 1998.

The Twin Snakes có thêm thắt những cải tiến về mặt đồ họa hơn so với bản gốc, những đoạn phim cắt cảnh được dàn dựng và đạo diễn bởi Ryuhei Kitamura, và các chức năng lối chơi nguyên thủy vẫn được dùng trong phần tiếp theo Metal Gear Solid 2: Sons of Liberty. Trò chơi cũng bao gồm một bản dịch tái chỉnh sửa với phần lồng tiếng được thu âm lại bằng cách dùng tất cả dàn diễn viên lồng tiếng Anh trong bản gốc.[2]

Lối chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với The Twin Snakes, lối chơi của Metal Gear Solid' đã được sửa đổi để cho giống với lối chơi của Metal Gear Solid 2. Trong khi tất cả khu vực và binh lính cũ đều được giữ nguyên, nhà sản xuất đã bổ sung thêm những cách thức chiến đấu mới cho người chơi, chẳng hạn như khả năng ngắm bắn dưới góc nhìn thứ nhất.[2] AI của máy cũng được cải thiện, tạo cho quân địch khả năng giao tiếp với nhau và phát hiện người chơi một cách thông minh hơn bằng khả năng phán đoán qua tầm nhìn và tiếng động được nâng cao[3]

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

The Twin Snakes lần đầu tiên được công bố vào năm 2003 bởi hãng Nintendo của Mỹ, khẳng định rằng Silicon Knights đang trong quá trình phát triển dưới sự hướng dẫn của cha đẻ Metal Gear Hideo Kojima và cha đẻ Mario Shigeru Miyamoto.[4] Mặc dù The Twin Snakes phần lớn đều được phát triển tại Silicon Knights. Ryuhei Kitamura đã đạo diễn nhiều cảnh quay trong khi Silicon Knights đưa chúng vào game[5] để trông giống với những khúc phim trong bản Metal Gear Solid gốc, thế nhưng qua một lần kiểm tra Hideo Kojima đã yêu cầu Kitamura chỉnh sửa chúng theo đúng phong cách hành động nổi tiếng của ông.[6] Nhiệm vụ thành phần của trò chơi được chia thành: một số đoạn nhạc trong game được xử lý bởi Steve Henifin và đội ngũ soạn nhạc của Silicon Knights, trong khi phần nhạc còn lại (giao diện trong game và đoạn phim cắt cảnh) do đội ngũ âm nhạc của Konami thực hiện, bao gồm cả đồng soạn nhạc Metal Gear Solid 2 Norihiko Hibino.

Lồng tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lồng tiếng đã được thu âm lại với dàn diễn viên ban đầu từ Metal Gear Solid, ngoại trừ vai của Gray Fox. David Hayter, lồng tiếng cho Solid Snake, đã thuyết phục Konami phải đưa đội ngũ lồng tiếng cũ lập lại vai diễn của họ.[7] Lý do chính của việc tái ghi âm, theo một cuộc phỏng vấn với Hayter, là vì chất lượng âm thanh được nâng cao mà GameCube thu nhận để chọn lấy tiếng ồn bên ngoài từ các bản ghi âm gốc khó mà nghe được trong phiên bản PlayStation. Trong bản game gốc, Gray Fox và Donald Anderson đều được lồng tiếng bởi Greg Eagles. Tuy nhiên, trong The Twin Snakes, Greg Eagles chỉ lồng tiếng có mỗi Anderson, trong lúc Gray Fox thì do Rob Paulsen lồng tiếng. Phần lồng tiếng được tu chỉnh từng được sử dụng trong Metal Gear Solid 4 theo sự hồi tưởng về quá khứ của Snake khi phần giọng nói bằng tiếng Anh được sử dụng trong bản game gốc đã không được ghi lại trong một phòng thu âm.[7][8][9] Ngoài ra, cả Mei Ling và Naomi Hunter đều nói tiếng Anh giọng Mỹ trong The Twin SnakesMetal Gear Solid 4, trong khi ở bản Metal Gear Solid gốc, họ nói bằng giọng Trung Quốc và Anh.

Diễn viên lồng tiếng Nhân vật
David Hayter Solid Snake
Cam Clarke Liquid Snake
Debi Mae West Meryl Silverburgh
Jennifer Hale Naomi Hunter
Christopher Randolph Hal "Otacon" Emmerich
Paul Eiding Roy Campbell
Kim Mai Guest Mei Ling
Rob Paulsen Gray Fox
Renee Raudman Nastasha Romanenko
Patric Zimmerman Revolver Ocelot
Peter Lurie Vulcan Raven
Doug Stone Psycho Mantis
Tasia Valenza Sniper Wolf
Máy tính lồng tiếng
Greg Eagles Donald Anderson
Allan Lurie Kenneth Baker
William H. Bassett Jim Houseman
Dean Scofield Johnny Sasaki

Phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

The Twin Snakes được phát hành vào ngày 9 tháng 3 năm 2004 ở Bắc Mỹ. Lúc đầu game dự tính được phát hành vào tháng 11 năm 2003, nhưng bị dời lại, cùng với các phiên bản khác.[10] Ngày phát hành ở châu Âu cũng bị lùi lại trong vài tuần.[11] Tại Nhật Bản The Twin Snakes được phát hành vào ngày 11 tháng 3 kèm theo gói Premium Package độc quyền. Hộp bao gồm một bản game chính; một máy GameCube màu bạch kim được trang trí logo FOXHOUND; một quyển sách 44 trang nhan đề Memorandum có chứa các ghi chú sản xuất, phác họa và hình ảnh; và một đĩa GameCube gọi là "Special Disc" chứa một phiên bản mô phỏng bản Metal Gear gốc trên Family Computer và cuốn hướng dẫn của The Twin Snakes.[12]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Đón nhận
Các điểm số đánh giá
Xuất bản phẩmĐiểm số
AllGame[13]
GameSpot8.2/10[14]
IGN8.5/10[15]

Giống như bản gốc Metal Gear Solid, đã nhận được đánh giá xuất sắc từ giới phê bình, The Twin Snakes còn nhận được số điểm 85.58% và 85/100 từ GameRankingsMetacritic,[16][17]. IGN chấm cho The Twin Snakes số điểm 8.5/10, ca ngợi đồ họa vượt trội của nó và so sánh sự trình diễn những cảnh phim đầy kịch tính.[18] GameSpot cho số điểm 8.2/10 hoặc "Tuyệt vời" dựa trên quy mô của game,[3] Eurogamer xếp loại The Twin Snakes là 8/10 và Gaming Age thì sắp hạng "A-". Tạp chí game của Mỹ Game Informer cho The Twin Snakes số điểm 9.25/10, biểu dương lối chơi và đồ họa được cải tiến của nó, và còn kể lại một cách thành thật về cốt truyện nguyên gốc của Metal Gear Solid.[19]

Dù nhận được đánh giá chung có phần thuận lợi, The Twin Snakes cũng phải hứng chịu sự chỉ trích. Theo GamePro, game có một "suy giảm tốc độ khung hình và những vụ giảm tốc xảy ra khi quá nhiều hoạt động chèn ép màn hình."[20] Các yếu tố trong lối chơi mới từ MGS2 cũng bị chỉ trích là không cần thiết, như việc thiết kế màn chơi hầu như không thay đổi từ MGS1,[20] và thậm chí "hủy hoại sự thử thách... và hoàn toàn làm hỏng ít nhất một trận đấu trùm."[21]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Metal Gear Solid The Twin Snakes Tech Info/Credits”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2006.
  2. ^ a b “MGS: Old Versus New”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2006.
  3. ^ a b Tim Tracy. “Twin Snakes review”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2006.
  4. ^ “Metal Gear Solid Official”. IGN. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2006.
  5. ^ “How Silicon Knights Made a Metal Gear Game”. Truy cập 3 tháng 2 năm 2016.
  6. ^ “Hideo Kojima Q&A”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2006.
  7. ^ a b “David Hayter interview on Evil Avatar Radio”.
  8. ^ “Kojima Productions Ryan Payton interviews Debi Mae West”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2016.
  9. ^ “Kojima Productions Ryan Payton interviews Kris Zimmerman”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2016.
  10. ^ “Snake Gets a Date”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2006.
  11. ^ “Twin Snakes Late in Europe”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2004. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2006.
  12. ^ Hirohiko Niizumi. “Twin Snakes to come bundled”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2006.
  13. ^ “AllGame Review”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2016.
  14. ^ GameSpot Review
  15. ^ IGN Review
  16. ^ “Metal Gear Solid: The Twin Snakes for GameCube”. GameRankings. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2006.
  17. ^ “Metal Gear Solid: The Twin Snakes for GameCube Reviews”. Metacritic. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2006.
  18. ^ Matt Casamassina. “Twin Snakes review”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2006.
  19. ^ Reiner. “Twin Snakes review”. Game Informer. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2006.
  20. ^ a b Mike, Major (tháng 4 năm 2004). “ProReview: Metal Gear Solid: The Twin Snakes”. GamePro (187): 64.
  21. ^ Macdonald, Mark (tháng 4 năm 2004). “Metal Gear Solid: The Twin Snakes”. Electronic Gaming Monthly (177): 126–128.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan