Mikoyan-Gurevich SM-12

Mikoyan-Gurevich SM-12
KiểuMáy bay tiêm kích
Hãng sản xuấtMikoyan-Gurevich
Tình trạngThử nghiệm
Khách hàng chínhLiên Xô Không quân Xô Viết
Số lượng sản xuất4
Phiên bản khácMiG-21

Mikoyan-Gurevich SM-12 là một mẫu máy bay chiến đấu thử nghiệm của Liên Xô, nó được phát triển dựa trên các thông số của MiG-19, có 4 mẫu được chế tạo, nhưng sau này nó lại trở thành cơ sở để phát triển loại tiên kích huyền thoại MiG-21.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một mẫu cuối cùng được phát triển để lấy các thông số cơ bản cho MiG-19, mẫu máy bay tiên tiến SM-12, đây là một quá trình cải tiến gia tăng, như một vũ khí đánh chặn bảo vệ các mục tiêu trên mặt đất. Như MiG-19S phục vụ không quân Xô Viết từ giữa năm 1956, phòng thiết kế MiG đã tiếp tục phát triển những mặt tích cực từ mẫu máy bay chiến đấu 2 động cơ Izdeliye SM được phát triển vào năm 1951 với mẫu SM-1 (I-340). Chiếc SM-12 đầu tiên được trông thấy trong một bài tập, 3 mẫu đầu tiên, SM-12/1, thực chất là MiG-19S với mũi mở rộng, thẳng.

Mẫu thứ 3 là SM-12/3, khác với 2 mẫu trước đó dùng động cơ AM-9B (RD-9B), mẫu thứ 3 đã chuyển sang sử dụng động cơ phản lực R3-26, đây là mẫu động cơ được phát triển bởi V. N. Sorokin. Nó cung cấp lực đẩy 3.600 kg, cho phép SM-12/3 đạt tới tốc độ 1.430 km/h hay Mach 1.16 trên mặt biển, và 1.930 km/h (Mach 1.8) trên cao 12000 m, và nó đạt độ cao bay thử nghiệm là 17.500-18.000 m. Những kết quả nổi bật này đã đưa đến một sự phát triển xa hơn nữa với việc sản xuất nó như một máy bay bảo vệ mục tiêu.


Động cơ tương tự R-3-26 và gồm thiết kế mũi chính với một miệng lớn cho phép lắp đặt ra-đa TsD-30, một mẫu thiết kế xa hơn đã được chế tạo với tên gọi SM-12PM. Mẫu máy bay này loại bỏ pháo NR-30 ở cánh, SM-12PM trang bị với 2 tên lửa dẫn đường K-5M (RS-2U) và bay thử nghiệm vào năm 1957. Một mẫu nữa được thử nghiệm đến cuối năm 1958 với tên gọi SM-12PMU. Mẫu này có động cơ phản lực nâng cấp R3M-26 có lực đẩy 3.800 kg và trang bị một bộ tăng tốc U-19D ở dưới bụng của nó, gồm một mô-tơ tên lửa RU-013 và nhiên liệu của nó. Phát triển bởi D. D. Sevruk, RU-013 cung cấp lực đẩy 3.000 kg. Với động cơ tên lửa này, SM-12PMU đạt tới độ cao 24.000 m và tốc độ là Mach 1.69, nhưng do quyết định chính lúc đó là sản xuất Ye-7 trong chuỗi như MiG-21P và sự phát triển xa hơn nữa của SM-12 đã phải ngừng lại.

Thông số kỹ thuật (SM-12/3)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm riêng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phi đoàn: 1 người
  • Dài: 12.5 m (41 ft)
  • Sải cánh: 8.2 m (30 ft 2 in)
  • Cao: 3.9 m (12 ft 10 in)
  • Diện tích cánh: 25.0 m² (270 ft²)
  • Khối lượng rỗng: 5.447 kg (11.983 lb)
  • Khối lượng cất cánh tối đa: 7.560 kg (16.632 lb)
  • Động cơ: 2× động cơ phản lực có thùng nhiên liệu phụ Tumansky RD-9B, lực đẩy 31.9 kN (7.178 lbf) mỗi động cơ.

Hiệu suất bay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vận tốc cực đại: 1.720 km/h
  • Tầm bay: 1.700 km
  • Trần bay: 17.400 m
  • Mang 250 kg (550 lb) bom hoặc tên lửa không điều khiển trên 4 giá đỡ dưới cánh.

Nội dung liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

MiG Ye-50 - MiG I-7U - MiG SM-12 - MiG I-75 - MiG Ye-152A - MiG Ye-166

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Top 17 khách sạn Quy Nhơn tốt nhất
Top 17 khách sạn Quy Nhơn tốt nhất
Lựa chọn được khách sạn ưng ý, vừa túi tiền và thuận tiện di chuyển sẽ giúp chuyến du lịch khám phá thành phố biển Quy Nhơn của bạn trọn vẹn hơn bao giờ hết
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Dịch vụ thuê xe ở Mỹ rất phát triển có rất nhiều hãng cho thuê xe như Avis, Alamo, Henzt
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Đây là thuật toán mình được học và tìm hiểu trong môn Nhập môn trí tuệ nhân tạo, mình thấy thuật toán này được áp dụng trong thực tế rất nhiều
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm