Nông Quốc Chấn

Nông Quốc Chấn
Chức vụ
Thứ trưởng Bộ Văn hóa
Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Hà Nội
Hiệu trưởng Trường viết văn Nguyễn Du
Chủ tịch Hội Văn hóa văn nghệ các dân tộc
Chủ tịch hội Văn học - Nghệ thuật khu Việt Bắc
Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận
Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Vị tríViệt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh1923
Ngân Sơn,Bắc Kạn
Mất2002
Nơi ởHà Nội
Dân tộcTày
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Họ hàngNông Viết Toại-thành viên Hội nhà văn Việt Nam

Nông Quốc Chấn (18 tháng 11 năm 1923 – 4 tháng 2 năm 2002) là một nhà văn người dân tộc Tày, Việt Nam. Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên "mang hơi thở núi rừng Việt Bắc vào thi ca"[cần dẫn nguồn]. Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số. Ông cũng là một trong số ít người dịch thơ văn từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thơ Nông Quốc Chấn tên thật là Nông Văn Quỳnh, sinh tại xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Ông gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1958.

Ông đã từng tham gia Mặt trận Việt Minh và tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông vẫn tiếp tục hoạt động trong Mặt trận Việt Minh bắt đầu hoạt động văn hóa văn nghệ.

Em trai ông là nhà văn Nông Viết Toại cũng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Những vị trí và chức vụ ông đã từng làm:

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thơ tiếng Việt (4 tập): Tiếng ca người Việt Bắc (1959), Người núi Hoa (1961), Đèo Gió (1968), Dòng Thác, Bài thơ Pác Bó (1971), Suối và biển (1984)
  • Thơ tiếng Tày (6 tập): Việt Bắc đánh giặc, Dọn về làng (bài này đã từng được đưa vào sách giáo khoa phổ thông trung học), Đi Berlin về, Tiếng lượn cần Việt Bắc, Cần Phja Bjoóc, Dám kha Pác Bó
  • Mười điều kháng chiến (1 tập). Tác phẩm tiếng Việt dịch ra tiếng Tày
  • Tiểu luận - phê bình (3 tập)
  • Các tập tiểu luận phê bình: Đường ta đi (1972), Một vườn hoa nhiều hương sắc (1977), Chặng đường mới (1985), Dân tộc và văn hóa (1993), Hành trang sang thế kỷ XXI (2000)
  • Nhớ: bài thơ đã được phổ nhạc và được công chúng yêu thích. (Trích: "...Ai nhớ cứ nhớ/Ai đi cứ đi/Chiến trường súng nổ/Hết giặc lại về...", 1967)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan