Ngô Xuân Hàm

Ngô Xuân Hàm (1915 - 2009) là một thẩm phán,[1] nhà hoạt động cách mạng[2][3][4][5]chính trị gia[6] người Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An,[7][8] Đảng Cộng sản Việt Nam.[9]

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Xuân Hàm sinh năm 1915 tại làng Đệ Nhất, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà nho nghèo, có 4 người con, 3 con gái và 1 con trai. Gia đình Ngô Xuân Hàm chuyển cư lên xóm Lưu Mỹ, thôn Đông, làng Tràng Thành, huyện Yên Thành (nay là xã Hoa Thành, huyện Yên Thành), tỉnh Nghệ An, năm Ngô Xuân Hàm lên 10 tuổi.[6]

Thân sinh ông Ngô Xuân Hàm là cụ Ngô Trực Tuy và bà Phan Thị Thuận. Trong các vị tổ ông Ngô Xuân Hàm có cụ Ngô Trí Tri (1537 - 1628), cha của Ngô Trí Hòa (1564 - 1625).[6][10]

Hoạt động cách mạng và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1941, ông cùng Trần Mạnh Quỳ và các nhà hoạt động cách mạng khác bị bắt. Ông Ngô Xuân Hàm bị tòa án phong kiến Nam triều (chế độ hành chính của triều đình nhà Nguyễn trong thời Pháp thuộc) kết án 15 năm khổ sai và bị đày vào nhà lao Ly Hy, tỉnh Thừa Thiên (cũng được biết đến là Căng An Trí La Hy hoặc nhà tù La Hy[11]). Về sau, ông bị đày vào nhà tù Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đến năm 1945.[6][12]

Từ năm 1938 - 1949, ông là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, khóa II, IV và V. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ V, tháng 1 năm 1948, ông Ngô Xuân Hàm được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.[13][14][15]

Ông là ủy viên Ban chấp hành Liên khu ủy IV từ năm 1949 - 1958.[6] Nhà báo Phan Quang Diêu, nguyên Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam từ 1988 - 1996, ghi nhớ một cuộc gặp gỡ với Ngô Xuân Hàm vào ngày 23 tháng 6 năm 1952, để trao đổi thông tin về vụ bạo loạn Hưng Yên (thôn Hưng Yên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).[16] Về vụ bạo loạn Hưng Yên, nhà báo Phan Quang Diêu viết:

"Ở thôn Hưng Yên vừa xảy ra một cuộc bạo động chống chính quyền, tạo cớ cho quân Pháp từ biển cho quân đổ lên chiếm đồng bằng tỉnh Nghệ An [...]".[16]

Cuộc gặp gỡ để lại ấn tượng với nhà báo Phan Quang Diêu về tính nết ông Ngô Xuân Hàm khi ông làm Chánh án Tòa án nhân dân Liên khu 4 tại thôn Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.[6][16] Nhà báo Phan Quang Diêu bình luận:

"Anh Ngô Xuân Hàm người cao lớn, ăn nói điềm đạm, nhã nhặn [...]".[16]

Dựa vào Nghị quyết số 519 NQ/TVQH ngày 12 tháng 3 năm 1968, ông được bổ nhiệm làm ủy viên Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao[17] (Pháp lệnh số 18/LCT quyết định tổ chức của Toà án nhân dân tối cao từ 1961 - 1981[18]) theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trường Chinh.[19]

Công lao trong nhiều năm hoạt động cách mạng cũng như trong cuộc Kháng chiến chống Pháp, công lao với quê hương ông tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, cống hiến với đất nước được ghi nhớ.[6] Tên của ông Ngô Xuân Hàm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành đầu tiên[20][21], được đặt cho một đường tại thị trấn Yên Thành, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.[22][23]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ủy ban thường vụ quốc hội (1968). “Văn kiện Quốc hội Toàn tập III 1964 - 1971, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa III”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  2. ^ Nguyễn, Tâm Cẩn (25 tháng 10 năm 2006). “Tấm lòng mẹ chiến sĩ”. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ "Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Diễn Đồng, 1930-2005". Nghệ An, Việt Nam: Nhà xuất bản Văn hoá thông tin. 2008. tr. 45 tt.
  4. ^ “Hồi ức về những ngày cách mạng làm rung chuyển đất trời”. Tạp chí điện tử Người đưa tin pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  5. ^ Ngô, Đức Tiến (15 tháng 8 năm 2007). “Theo con đường cách mạng”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
  6. ^ a b c d e f g Ngô, Đức Tiến (28 tháng 2 năm 2012). “Bí thư Tỉnh ủy Ngô Xuân Hàm”. Tạp chí Văn hóa Nghệ An. Nghệ An, Viêt Nam. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2021. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
  7. ^ “Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Nghẹ An (Tập II, 1945 - 1954)” (PDF). Cổng Thông tin điện tử Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Lao Động. 1993. tr. 68 (PDF). Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2021. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
  8. ^ Trình, Mưu, "Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân liên khu IV, 1945-1954". Việt Nam: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2003. tr. 174.
  9. ^ Dương, Đức (11 tháng 10 năm 2015). “Các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An (từ 1930 đến nay)”. Báo Nghệ An điện tử. Nghệ An, Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2021. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
  10. ^ "Nghệ An: Những tấm gương cộng sản - Tập 4". Nghệ An, Việt Nam: Nhà xuất bản Nghệ An. tr. 130 tt.
  11. ^ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (8 tháng 1 năm 2019). “Thông tư số 02/2019/TT-BLĐTBXH sửa đổi Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/07/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. Hà Nội, Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  12. ^ T.K.H. (22 tháng 1 năm 2014). “Đồng chí Trần Mạnh Quỳ khôi phục, xây dựng Đảng ở Nghệ An”. Tạp chí Cửa Việt. Quảng Trị, Việt Nam: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  13. ^ “Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ II (14/4/1938)”. Báo Nghệ An điện tử. 30 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  14. ^ “Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ IV (3/11/1946)”. Báo Nghệ An điện tử. 1 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  15. ^ “Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ V (6/1/1948)”. Báo Nghệ An điện tử. 3 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  16. ^ a b c d Phan, Quang Diêu (2016). “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ hồ Gươm: Bút Ký”. Nhà Xuất Bản Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  17. ^ "Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1960-1976". Việt Nam: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2003. tr. 126.
  18. ^ Ủy ban thường vụ quốc hội (23 tháng 3 năm 1961). “Pháp lệnh Số: 18/LCT Quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức các Toà án nhân dân địa phương”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. Hà Nội, Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2021. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
  19. ^ Ủy ban thường vụ quốc hội (12 tháng 3 năm 1968). “Nghị quyết số 519 NQ/TVQH”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội. Hà Nội, Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2021. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
  20. ^ Ngô, Đức Tiến (23 tháng 1 năm 2014). “Con ngựa quý của Đức cha”. Báo Nghệ An điện tử. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
  21. ^ “Người Yên Thành”. Cổng thông tin điện tử Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An. 17 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
  22. ^ Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (22 tháng 7 năm 2020). “Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND về đặt tên đường trên địa bàn Thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. Nghệ An, Việt Nam. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2021. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
  23. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (17 tháng 6 năm 2020). “Đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 3811/TTr-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2020” (PDF). Trang tin điện tử Đại biểu nhân dân tỉnh Nghệ An (PDF). Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2021. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Tenka Izumo - Mato Seihei no Slave
Nhân vật Tenka Izumo - Mato Seihei no Slave
Tenka Izumo (出いず雲も 天てん花か, Izumo Tenka) là Đội trưởng Đội Chống Quỷ Quân đoàn thứ 6 và là nhân vật phụ chính của bộ manga Mato Seihei no Slave.
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Chỉ với 13 triệu đồng đã có thể sở hữu một chiếc iPhone 11 Lock, nhưng tại sao người dùng lại không nên ham rẻ?
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Trước tiên tôi sẽ thu thập các món ăn ngon nổi tiếng ở Đài Loan và địa điểm sẽ ăn chúng
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Con người tụ tập với nhau. Lời nguyền tụ tập với nhau. So sánh bản thân với nhau, khiến chúng trở nên yếu đuối và không phát triển