Nguyễn Hộ

Nguyễn Hộ
Sinh1 tháng 5 năm 1916
Gò Vấp, Sài Gòn
Mất2 tháng 7, 2009(2009-07-02) (93 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Tổ chứcCâu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ
Nổi tiếng vìNhân vật Bất đồng chính kiến ở Việt Nam
Quê quánSài Gòn
Đảng phái chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (1937–1991)
Cáo buộc hình sự"chống Đảng"
Mức phạt hình sựquản thúc tại gia
Giải thưởngGiải thưởng Hellman/Hammett năm 1998 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền

Nguyễn Hộ (1 tháng 5 năm 19162 tháng 7 năm 2009) là một cựu chiến binh trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, lãnh đạo Câu lạc bộ Những Người Kháng chiến cũ, và người được tặng giải thưởng Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Hoạt động xã hội và chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh tại Gò Vấp, Sài Gòn và gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937. Năm 1940 bị chính quyền Đông Dương thuộc Pháp ghép tội kích động đình công ở xưởng đóng tàu Ba Son, ông bị tuyên án tù 5 năm ở Côn Đảo.

Sau khi được thả, ông chuyển sang hoạt động chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nắm chức Ủy viên Thường trực của Ban Thường vụ Ủy ban Kháng chiến Sài GònChợ Lớn (19501952). Sau năm 1975 ông làm Phó Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam, Thư ký Liên hiệp Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh,[1] rồi Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh[2].

Năm 1986 ông là một trong những người thành lập Câu lạc bộ Những Người Kháng chiến cũ cùng các ông La Văn Lâm, Đỗ Trung Hiếu, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Tạ Bá Tòng và thượng tướng Trần Nam Trung. Tờ báo Truyền thống Kháng chiến của nhóm này ra mắt số đầu tiên vào tháng 9 năm 1988 nhưng sau đó vì quan điểm bị cho là chỉ trích chính quyền nên báo buộc phải đình bản. Tổ chức này năm 1989 cũng bị chính quyền giải tán.

Bất bình, ông từ bỏ Đảng năm 1991 sau hơn 53 năm trong đảng. Sau đó ông bị bắt và quản thúc tại gia vì tội "chống Đảng".[3]

Từ đó ông càng phản đối mãnh liệt hơn qua những văn bản như bài luận "Giải pháp Hòa hợp Hòa giải" và cuốn sách Quan điểm và cuộc sống. Sách của ông kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam hãy từ bỏ Chủ nghĩa Marx – Lenin. Cũng vì quan điểm của ông mà ông bị nhà chức trách bắt lần thứ hai năm 1994. Theo ông Việt Nam ở thời điểm năm 2008 chỉ có độc lập chứ không có tự do.[4]

Vì hoạt động của ông, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã trao ông giải thưởng Hammett/Hellman (Giải Tự do Phát biểu).[5]

Ông mất ngày 2 tháng 7 năm 2009, thọ 93 tuổi.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “www.mattran.org.vn”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2009. Truy cập 10 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ "Một thời lịch sử với Nguyễn Hộ" theo BBC
  3. ^ "Người "theo cộng sản 53 năm rồi chống" qua đời ở Sài Gòn". Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  4. ^ a b "Ông Nguyễn Hộ và nỗi đau cuối đời" bản tin của RFA
  5. ^ “Giai Thuong Tu Do Phat Bieu 1998”.

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. [1] Bản báo cáo Nhân quyền Việt Nam năm 1996 của HRW nêu danh Nguyễn Hộ
  2. [2] Bản báo cáo Nhân quyền Việt Nam năm 2000 của HRW nêu danh Nguyễn Hộ
  3. [3] Một thời lịch sử với Nguyễn Hộ
Tiền nhiệm:
Võ Sỹ
Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn
19491950
Kế nhiệm:
Nguyễn Văn Linh
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Hiyori Shiina - Classroom of the Elite
Nhân vật Hiyori Shiina - Classroom of the Elite
Có thể mình sẽ có được một người bạn cùng sở thích. Một phần mình nghĩ rằng mình hành động không giống bản thân thường ngày chút nào, nhưng phần còn lại thì lại thấy cực kỳ hào hứng. Mình mong rằng, trong tương lai, sự xung đột giữa các lớp sẽ không làm rạn nứt mối quan hệ của tụi mình.
Pokémon Nobelium
Pokémon Nobelium
Due to it's territorial extent over a large amount of land, Aloma is divided into two parts, Upper and Lower Aloma
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
Khi nói đến Liyue, thì không thể không nói đến Thất Tinh.
Download anime Azur Lane Vietsub
Download anime Azur Lane Vietsub
Một hải quân kỳ lạ với một sức mạnh lớn dưới cái tên là Siren đã bất ngờ xuất hiện