Odessa (còn gọi là Odesa; tiếng Ukraina: Оде́са[ɔˈdɛsɐ]; tiếng Nga: Оде́сса[ɐˈdʲesə]; tiếng Yid: אַדעס) là thành phố đông dân thứ ba Ukraina và là một trung tâm du lịch, thương mại và vận tải lớn nằm trên bờ tây bắc biển Đen. Đây là thủ phủ oblast Odessa. Odessa có khi được mệnh danh là "hòn ngọc biển Đen",[1] "Nam Đô" (dưới thời Đế quốc Nga và Liên Xô), và "Nam Palmyra".
Trước khi lọt vào tay Sa hoàng, từng có một khu người Hy Lạp nơi đây (người Hy Lạp cũng sống rải rác khắp bờ bắc biển Đen). Rồi đến người Tatar, theo chân Hacı I Giray - Hãn của Krym, đến định cư nơi này năm 1440, đặt cho nó cái tên "Hacıbey".[2] Sau một thời nằm dưới Đại công quốc Lietuva, Hacibey rơi vào tay người Ottoman từ 1529 cho tới khi đế quốc Ottoman bị đánh bại trong chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1792.
Năm 1794, thành phố Odessa được lập nên theo chỉ thị của Ekaterina Đại đế, nữ hoàng Nga. Từ năm 1819 đến 1858, Odessa là một hải cảng tự do. Vào thời Liên Xô, đây là một cảng thương mại kiêm căn cứ hải quân quan trọng.
Hồi thế kỷ XIX, Odessa là thành phố lớn thứ 4 Đế quốc Nga, sau Moskva, Sankt-Peterburg và Warszawa.[3] Kiến trúc lịch sử nơi đây mang đậm nét Địa Trung Hải hơn nét Nga, do chịu ảnh hưởng nặng phong cách Pháp, Ý. Một số tòa nhà là sự pha trộn đa phong cách, gồm Art Nouveau, Phục hưng và Cổ điển.[4]
^Погода и Климат – Климат Одессы [Weather and Climate – The Climate of Odessa] (bằng tiếng Nga). Weather and Climate (Погода и климат). Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
Ghervas, Stella (2008). “Odessa et les confins de l'Europe: un éclairage historique”. Trong Ghervas, Stella; Rosset, François (biên tập). Lieux d'Europe. Mythes et limites. Paris: Editions de la Maison des sciences de l'homme. ISBN978-2-7351-1182-4.
Ghervas, Stella (2008). Réinventer la tradition. Alexandre Stourdza et l'Europe de la Sainte-Alliance. Paris: Honoré Champion. ISBN978-2-7453-1669-1.
Gubar, Oleg (2004). Odessa: New Monuments, Memorial Plaques, and Buildings. Odessa: Optimum. ISBN966-8072-86-3.
Herlihy, Patricia (2002). “Commerce and Architecture in Odessa in Late Imperial Russia”. Commerce in Russian Urban Culture 1861–1914. Baltimore: Johns Hopkins University Press. ISBN0-8018-6750-9.
Herlihy, Patricia (2003). “Port Jews of Odessa and Trieste: A Tale of Two Cities”. Jahrbuch des Simon-Dubnow-Instituts. München: Deutsche Verlags-Anstalt. 2: 182–198. ISBN3-421-05522-X.
Kaufman, Bel; Oleg Gubar (Contributor), Alexander Rozenboim (Contributor), Nicholas V. Iljine (Editor), Patricia Herlihy (Editor) (2004). Odessa Memories. Seattle: University of Washington Press. ISBN0-295-98345-0.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
Kononova, G. (1984). Odessa: A Guide. Moscow: Raduga Publishers. OCLC12344892.
Makolkin, Anna (2004). A History of Odessa, the Last Italian Black Sea Colony. Lewiston, NY: Edwin Mellen Press. ISBN0-7734-6272-4.
Mazis, John Athanasios (2004). The Greeks of Odessa: Diaspora Leadership in Late Imperial Russia. East European Monographs. New York: Columbia University Press. ISBN0-88033-545-9.
Orbach, Alexander (1997). New Voices of Russian Jewry: A Study of the Russian-Jewish Press of Odessa in the Era of the Great Reforms, 1860–1871. Studies in Judaism in Modern Times, No. 4. Leiden: Brill Academic Publishers. ISBN90-04-06175-4.
Skinner, Frederick W. (1986). “Odessa and the Problem of Urban Modernization”. The City in Late Imperial Russia. Indiana–Michigan Series in Russian and East European Studies. Bloomington, Indiana: Indiana University Press. ISBN0-253-31370-8.
Tanny, Jarrod (2011). City of Rogues and Schnorrers: Russia’s Jews and the Myth of Old Odessa. Bloomington, IN: Indiana University Press. ISBN978-0-253-35646-8. (hardcover); ISBN978-0-253-22328-9 (paperback)
Zipperstein, Steven J. (1991) [1986]. The Jews of Odessa: A Cultural History, 1794–1881. Palo Alto: Stanford University Press. ISBN0-8047-1251-4. (hardcover), ISBN0-8047-1962-4 (paperback reprint)