Vào thế kỷ 13 khi đế chế Mông Cổ trỗi dậy dưới sự trị vì của Thành Cát Tư Hãn thì đây cũng là giai đoạn hoàng kim trong lịch sử của dân tộc này cùng với đế chế Mông Cổ liên minh với nhau (Liên minh Tatar) và họ từng giày xéo khắp châu Âu và nước Nga rồi cai trị ở đó. Sau đó, qua quá trình diễn tiến lịch sử, dân tộc này ngày càng suy tàn và tản mác và bị sát nhập vào các dân tộc, quốc gia khác theo những thăng trầm biến cố lịch sử. Sau cuộc sát nhập bán đảo Krym vào Nga năm 2014, người Tatar được nhắc đến với nhóm người Tatar Krym sống trên bán đảo Krym khi mà quy chế cho họ còn là vấn đề thời sự, gợi nhớ lại sự kiện trục xuất người Tatar Krym trước đây.
Ngày nay, phần lớn cộng đồng người Tatar theo Hồi giáo và đa số người Tatar sống tản mác ở nhiều nơi, nhưng tập trung ở nước Nga, nơi mà dân tộc nhà cũng chia làm nhiều nhánh. Vào thế kỷ 13, đây là thời kỳ hoàng kim của họ, tổ tiên của các bộ tộc người Tatar này hợp chủng bằng hôn nhân với quân Mông Cổ lúc đó đang thống trị châu Á và nước Nga. Do đó, sử sách cổ thường nhầm lẫn giữa người Tatar và người Mông Cổ, nhiều sử liệu gọi chung là người Tatar. Người Thát Đát tộc thích tranh đấu người giỏi và chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh được gọi là Dũng sĩ, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, lấy săn bắn làm thú vui, lấy chăn nuôi để sinh sống. Không có quan hệ di truyền với tiếng Mông Cổ, ngôn ngữ của người Tatar thuộc ngữ hệ Turk.
Cho đến năm 1783, người Tatar cai trị Hãn quốc Krym (hiện giờ là nước Cộng hòa tự trị Krym thuộc Nga). Trong thời kỳ giao tranh với Nga thì lãnh thổ giữa Crimea và nhà nước Nga trong thế kỷ XVI là một cánh đồng hoang vắng mênh mông với đất đai màu mỡ và con sông Oka là biên giới chính và cuối cùng trên con đường của người Tatar hướng đến Moscow. Cách thức chiến tranh của người Tatar là chia thành nhiều nhóm nhỏ và cố gắng thu hút người Nga đến một hoặc hai nơi trên biên giới, sau đó họ đột kích biên giới và cướp bóc, đốt, tàn sát những người chống cự và dẫn đi không chỉ đàn ông, phụ nữ, trẻ em mà còn cả bò, ngựa, cừu, dê ở bất kỳ nơi nào không có binh lính bảo vệ. Trong khi những kỵ binh Tatar đánh lạc hướng sự chú ý của các lực lượng biên phòng của Nga, các đơn vị nhỏ khác đã có thể tàn phá và quay trở lại mà không bị thiệt hại nhiều. Các cuộc đột kích của người Tatar ngày càng yếu ớt và người Nga bắt đầu phản công thắng lợi sau đó.
Biển hiệu tiếng Tatar trên tường của một ngôi trường tôn giáo - madrasah ở thành phố Nizhny Novgorod được viết bằng cả chữ viết Ả Rập và Cyrilic Tatar.
^ abHenryk Jankowski. Crimean Tatars and Noghais in Turkey // a slightly edited version of the paper with the same title that appeared in Türk Dilleri Arastirmalari [Studies on the Turkic Languages] 10 (2000): 113–131, distributed by Sanat Kitabevi, Ankara, Turkey. A Polish version of this paper was published in Rocznik Tatarów Polskich (Journal of Polish Tatars), vol. 6, 2000, 118–126.
^“Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
^“Recensamant Romania 2002”. Agentia Nationala pentru Intreprinderi Mici si Mijlocii (bằng tiếng Romania). 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2007.
1Không được nhầm lẫn Người Turkmen sống ở Turkmenistan, Afghanistan và Iran với các nhóm thiểu số Turkmen / Turkoman ở Levant (tức Iraq và Syria) vì những người thiểu số sau này hầu hết đều tuân theo di sản và bản sắc Ottoman-Turk. 2 Danh sách này chỉ bao gồm các khu vực định cư truyền thống của người Thổ Nhĩ Kỳ (tức là người Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sống trong các lãnh thổ Đế chế Ottoman trước đây).
Nếu để chọn ra nững mẫu túi hiệu thú vị đáp ứng được các tiêu chí về hình khối, phom dáng, chất liệu, mức độ hữu dụng cũng như tính kinh điển thì bạn sẽ chọn lựa những mẫu túi nào?