Phùng hoàng hậu (Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế)

Cao Tổ U hậu
高祖幽后
Hiếu Văn Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu Bắc Ngụy
Tại vị497 - 499
Tiền nhiệmHiếu Văn Phùng Hoàng hậu
Kế nhiệmTuyên Vũ Thuận Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh469
Mất499 (31 tuổi)
Lạc Dương
An tángTrường lăng (長陵)
Phu quânBắc Ngụy Hiếu Văn Đế
Nguyên Hoành
Thụy hiệu
U Hoàng hậu
(幽皇后)
Thân phụPhùng Hi
Thân mẫuThường thị

Hiếu Văn U Hoàng hậu (chữ Hán: 孝文幽皇后; 469 - 499), cũng gọi Cao Tổ U hậu (高祖幽后), là Hoàng hậu thứ hai của Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế Nguyên Hoành của triều Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.

Xuất thân hiển hách, bà là con gái Phùng Hi, chị ruột của Phế hậu Phùng thị, là một cháu gái ruột của vị Thái hoàng thái hậu quyền lực đương thời là Văn Minh Phùng Thái hậu. Trong lịch sử Bắc Ngụy, U Hoàng hậu Phùng thị nổi danh vì có tiếng độc ác, bà đã hạ bệ em ruột để trở thành Hoàng hậu. Rồi sau đó, bà lại gây tai tiếng vì khi tư thông với nhân tình dù đã là Hoàng hậu có nhiều quyền lực (thói dâm đãng này giống hệt như người cô ruột của bà là Văn Minh Phùng Thái hậu). Sự việc tư thông bị bại lộ, Phùng hậu còn có ý ám sát Hiếu Văn Đế nhưng bị phát giác. Hiếu Văn Đế vì nghĩ đến công ơn của Văn Minh Phùng Thái hậu nên không giết hoặc phế truất tước hiệu của bà mà chỉ giam giữ trong cung. Trước khi chết, sợ rằng Phùng hậu còn sống thì sẽ làm loạn triều đình, Hiếu Văn Đế đã có di chiếu ra lệnh giết chết Phùng hậu nhưng vẫn cho an táng theo nghi lễ hoàng hậu.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiếu Văn U Hoàng Hậu Phùng thị người huyện Tín Đô, Trường Lạc (nay là huyện Đông Bắc, tỉnh Hà Bắc). Xuất thân từ đại tộc Trường Lạc Phùng thị (長樂馮氏) danh giá của hoàng tộc Bắc Yên, bà là con gái của Thái sư Phùng Hi (馮熙) - anh trai của Văn Minh Thái hậu, người nhiếp chính qua hai triều Hiến Văn Đế và Hiếu Văn Đế.

Mẹ bà là thị thiếp Thường thị (常氏), nên xét theo vai vế bà thuộc hàng ["Thứ xuất"; 庶出]. Nguyên Thường thị xuất thân ti tiện, sau được Phùng Hi tư thông, nạp làm thiếp. Vợ cả của Hi là Bác Lăng công chúa (博陵公主) qua đời, Thường thị từ đấy có danh chủ quản gia sự, Phùng thị là con gái bà do đó cũng được cất nhắc. Bà còn có người em là Phùng Túc (馮夙), sau thụ tước Bắc Bình công[1].

Nhập cung Ngụy

[sửa | sửa mã nguồn]

Bái làm Chiêu nghi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thái Hòa thứ 7 (483), Văn Minh Thái hoàng thái hậu muốn gia tộc họ Phùng cùng hoàng thất liên hôn, bèn đến phủ của anh trai Phùng Hi, chọn ra hai người con gái khi vừa 14 tuổi, Phùng thị cũng là một trong số ấy, nhập cung làm phi tần của Hiếu Văn Đế, thụ Quý nhân. Cả hai đều được sủng ái, nhưng người chị không may qua đời sớm do bị tai biến khi sinh đẻ. Bản thân Phùng thị cũng mắc bệnh, và được Thái hoàng thái hậu đưa về nhà cha mẹ, bắt xuất gia làm ni cô. Hiếu Văn Đế lưu luyến vẻ kiều diễm và dâm mỹ của Phùng thị, mãi không quên được[2]

Năm Thái Hòa thứ 17 (493), người em cùng cha khác mẹ với bà là Phùng thị theo di mệnh của Văn Minh Thái hoàng thái hậu mà nhập cung, được lập làm Hoàng hậu. Khi ấy, Phùng Hoàng hậu là một người phụ nữ hết sức mẫu mực. Kể từ ngày được lập làm Hoàng hậu, Phùng hậu đã làm hết vai trò mẫu nghi thiên hạ, mọi việc trong hậu cung được quản lý đâu ra đấy. Tuy nhiên, Phùng hậu lại không hề nhận được sự sủng ái của Hiếu Văn Đế.

Sang năm sau (494), Hiếu Văn Đế nghe Phùng Quý nhân khỏi bệnh, bèn cho hoạn quan nghênh Phùng thị về Lạc Dương, bái làm Tả Chiêu nghi, địa vị chỉ dưới Hoàng hậu. Từ khi về cung, Phùng Chiêu nghi đắc sủng, sự sủng ái của Hiếu Văn Đế dành cho bà còn vượt hơn khi trước, khiến cung nhân trong Nội đình đều bị ghẻ lạnh, kể cả Hoàng hậu[3]. Phùng Chiêu nghi cho rằng mình là chị gái lại nhập cung trước nên không chịu kém cạnh Phùng hậu, dù Phùng hậu không hề tỏ ý đối nghịch với bà[4]. Phùng Chiêu nghi bắt đầu tìm cách để làm suy yếu vị trí của em gái, khiến Phùng hậu bị phế truất trong chỉ 2 năm sau, tức năm Thái Hòa thứ 20 (496). Phùng hậu phải đến chùa làm ni cô cho đến hết đời.

Lập làm Hoàng hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thái Hòa thứ 21 (497), tháng 7, ngày Mậu Ngọ, Hiếu Văn Đế lập Phùng Chiêu nghi làm Hoàng hậu. Khi đó trong cung Phùng hậu có tiếng hà khắc, gặp khi Cao Quý nhân, mẹ đẻ của Thái tử Nguyên Khác bạo vong, có tin đồn phổ biến rằng Phùng hậu đã bí mật đầu độc bà để có thể nuôi dưỡng Nguyên Khác[5]. Sau khi mẹ mất, Nguyên Hoành được Phùng hậu phủ dưỡng, cứ 3 ngày triều kiến Hoàng hậu một lần.

Cũng vào mùa thu năm ấy, Hiếu Văn Đế đã mở một cuộc tấn công lớn khác vào Nam Tề, lần này quân Bắc Ngụy tập trung vào Uyển Thành (宛城, nay thuộc Nam Dương, Hà Nam). Tuy nhiên, trong khi Hiếu Văn Đế vắng mặt, Phùng Hoàng hậu đã bí mật tư thông với hầu cận là một tên Thái giám giả hiệu tên là Cao Bồ Tát (高菩薩). Bề ngoài, thái giám này rất khôi ngô tuấn tú và lươn lẹo. Khi được đưa vào cung, Thái giám họ Cao này đã dùng thủ đoạn tinh vi để vượt qua vòng kiểm duyệt. Vì thế, dù danh là Thái giám nhưng thực chất Cao Bồ Tát vẫn là đàn ông. Cao Bồ Tát rất giỏi lấy lòng người khác, y nắm trong tay cả một bè lũ thân cận sẵn sàng vì mình mà bán mạng. Trong khi đó, Phùng hậu cũng tự xây dựng thế lực riêng. Do vậy, khi Phùng hậu và họ Cao tư thông với nhau cũng đồng thời hình thành một thế lực lớn mạnh trong triều đình. Cũng vì thế, mặc dù tông thất đều biết chuyện Phùng hậu tư thông với tên thái giám họ Cao nhưng không ai dám hé ra nửa lời.

Tuy nhiên, cuối cùng thì chuyện tai tiếng của Phùng hoàng hậu cũng tới tai Hiếu Văn Đế. Lúc bấy giờ, em trai của Phùng hậu là Phùng Túc rất thích Bành Thành công chúa (彭城公主) - em gái Hiếu Văn Đế, vốn là vợ của Tống vương Lưu Sưởng Tử (劉昶子), từ nhỏ đã rời quốc gia. Phùng Túc cầu Hiếu Văn Đế ban hôn, Hoàng đế từng hứa qua, nhưng công chúa vì quá yêu người chồng vừa mất mà nhất định không chịu tái giá, còn tuyên bố nếu có tái giá cũng không tái giá với người như Phùng Túc. Khi Phùng Túc định ép buộc công chúa về nhà thì một người hầu của công chúa đã bí mật tới gặp Hiếu Văn Đế tố cáo chuyện tư thông giữa Phùng hậu và Cao Bồ Tát. Hiếu Văn Đế nghe xong, vừa sững sờ vừa giận dữ, tuy nhiên cho rằng em gái vì không muốn cưới Phùng Túc nên mới nghĩ ra chuyện này. Thế nhưng sau đó, một hoạn quan thân tín của Hiếu Văn Đế là Lưu Đằng đã tới mật báo với Hiếu Văn Đế chuyện tư tình của Phùng hậu[6].

Mưu hại Hoàng đế

[sửa | sửa mã nguồn]

Phùng hậu cũng nhanh chóng biết được chuyện tư thông của mình đã bại lộ nên tìm gặp mẹ đẻ là Thường thị để bàn cách đối phó. Hai mẹ con họ Phùng quyết định mời một nữ phù thủy vào cung tìm cách yểm bùa, nguyền rủa Hiếu Văn Đế sớm chết để mình có thể thâu tóm quyền lực trong triều đình. Sau đó, để thám thính tình hình, Phùng hậu cử rất nhiều tâm phúc của mình tới doanh trại của Hiếu Văn Đế để thăm dò. Để khỏi rút dây động rừng, Hiếu Văn Đế giả như không biết chuyện gì đang xảy ra trong cung. Vì thế, khi bọn thuộc hạ báo tin về, Phùng hậu rất vui, cho rằng mình đã qua khỏi kiếp nạn.[7].

Không lâu sau đó, Hiếu Văn Đế bí mật đột ngột quay trở về kinh đô Lạc Dương. Vừa về tới nơi, Hiếu Văn Đế đã ra lệnh cho bắt toàn bộ người của Cao Bồ Tát. Tối ngày hôm đó, Hiếu Văn Đế cho Phùng hậu ngồi ở căn phòng bên cạnh rồi sai người đưa Cao Bồ Tát vào, bắt khai hết những chuyện dâm loạn giữa mình với Hoàng hậu. Đến nước này, họ Cao cũng không còn cách nào khác, đành khai ra tất cả, ngoài ra Hiếu Văn Đế còn tìm thấy một thanh đoản kiếm được Phùng hậu giắt bên người, là do Phùng hậu có ý nhân sơ hở dùng dao giết Hoàng đế. Sau khi tra hỏi Cao Bồ Tát, Hiếu Văn Đế cho gọi hai người em của mình là Bành Thành vương Nguyên Hiệp (元勰) và Bắc Hải vương Nguyên Tường (元詳) vào, chỉ tay về phía phòng của Hoàng hậu và nói:"Ta nể cô ta là người nhà họ Phùng mà không phế truất, chỉ giam trong cung. Nếu như cô ta còn chút liêm sỉ nào thì ắt tự biết mà tìm cái chết. Vì thế, các ngươi đừng nghĩ ta còn tình cảm gì với cô ta".

Sau khi Bành Thành vương và Bắc Hải vương đi ra, Hiếu Văn Đế sai giết Cao Bồ Tát, tống giam Hoàng hậu vào Đông phòng, không muốn nhìn thấy Hoàng hậu nữa. Khi Hiếu Văn Đế sai hoạn quan đến hỏi Hoàng hậu chuyện, bà mắng:"Ta là vợ của Thiên tử, có chuyện thì đích thân Thiên tử đến hỏi, cớ gì để lũ các ngươi truyền?!". Hiếu Văn Đế nghe rất giận, mệnh Thường thị vào cung dùng gậy đánh để trừng phạt. Do không có chiếu lệnh phế truất, mệnh phụ triều kiến đều như cũ đối đãi với Hoàng hậu cung kính, chỉ là Hiếu Văn Đế lệnh cho Thái tử ở tại Đông Cung, không triều kiến Hoàng hậu nữa[8].

Bị ban chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thái Hòa thứ 23 (499), Hiếu Văn Đế bệnh tình đã chuyển nặng. Ông vì chuyện ngoại tình của Phùng hậu lại thêm chinh chiến liên miên nên sức khỏe ngày càng suy kiệt. Tuy nhiên, do không muốn gia tộc họ Phùng phải hổ thẹn, ông đã không phế truất bà, song không bao giờ nhìn mặt bà một lần nữa.

Lúc bệnh nguy kịch, Hiếu Văn Đế sắp xếp cho phi tần ổn thỏa, lại sợ rằng Phùng thái hậu còn sống thì sẽ làm loạn triều đình, giống như nạn ngoại thích chuyên quyền vào cuối thời nhà Hán. Ông truyền Bành Thành vương vào, nói:"Hậu cung cửu quai âm đức, tự tuyệt vu thiên. Nếu không sớm định căn bản, thì sẽ thành như Hán mạt. Sau khi ta qua đời, lệnh cho ngươi đem Biệt cung tự tẫn, dùng lễ Hoàng hậu mà an táng. Như thế, cũng là để diệt đi khí thế của nhà họ Phùng!"[9].

Khi Hiếu Văn Đế băng hà, khi linh cữu được đưa đến Lỗ Dương, Bắc Hải vương và Bành Thành vương tuân theo lời di chiếu của Hiếu Văn Đế, cùng Trường Thu khanh Bạch Chỉnh (白整) đưa thuốc độc vào Biệt cung để gặp Phùng hậu, tiến hành theo di chế. Tuy nhiên, khi đưa thuốc độc đến cho Phùng hậu, bà nhất định không chịu uống, quát mắng: ["Thiên hạ làm gì có chuyện hoang đường như thế này hả?! Chư Vương vào cung bức chết Hoàng hậu?!"]. Bắc Hải vương không còn cách nào khác, đành sai người đè Phùng hậu ra rồi đổ thuốc độc vào miệng. Phùng hậu bèn qua đời, thay áo Xiêm y, lễ nghi an táng, đều như lễ Hoàng hậu bình thường, thụy hiệuU Hoàng hậu (幽皇后), táng vào bên trong Trường lăng (長陵)[10].

Phim ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên phim Diễn viên Ghi chú
Bắc Ngụy Phùng Thái hậu 2006
(北魏冯太后)
Lý Y Hiểu
李依曉
Trong phim là sự kết hợp giữa Phế hậu và U hậu. Hai chị em là sinh đôi, người chị gọi [Phùng Diệu Vân; 冯妙媛], người em gọi [Phùng Diệu Liên; 冯妙莲]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngụy thư, quyển 13 - "Hiếu Văn U Hoàng hậu": 孝文幽皇后,亦馮熙女。母曰常氏,本微賤,得幸於熙,熙元妃公主薨後,遂主家事。生后與北平公夙。
  2. ^ Ngụy thư, quyển 13 - "Hiếu Văn U Hoàng hậu": 文明太皇太后欲家世貴寵,乃簡熙二女俱入掖庭,時年十四。其一早卒。后有姿媚,偏見愛幸。未幾疾病,文明太后乃遣還家為尼,高祖猶留念焉。
  3. ^ Ngụy thư, quyển 13 - "Hiếu Văn U Hoàng hậu": 餘而太后崩。高祖服終,頗存訪之,又聞后素疹痊除,遣閹官雙三念璽書勞問,遂迎赴洛陽。及至,寵愛過初,專寢當夕,宮人稀復進見。
  4. ^ Ngụy thư, quyển 13 - "Hiếu Văn Phế Hoàng hậu Phùng thị": 高祖後重引后姊昭儀至洛,稍有寵,后禮愛漸衰。昭儀自以年長,且前入宮掖,素見待念,輕后而不率妾禮。后雖性不妬忌,時有愧恨之色。昭儀規為內主,譖構百端。
  5. ^ Ngụy thư, quyển 13 - "Hiếu Văn Chiêu Hoàng hậu Cao thị": 及馮昭儀寵盛,密有母養世宗之意,后自代如洛陽,暴薨於汲郡之共縣,或云昭儀遣人賊后也。
  6. ^ Ngụy thư, quyển 13 - "Hiếu Văn Phế Hoàng hậu Phùng thị": 始以疾歸,頗有失德之聞,高祖頻歲南征,后遂與中官高菩薩私亂。及高祖在汝南不豫,后便公然醜恣,中常侍雙蒙等為其心腹。中常侍劇鵬諫而不從,憤懼致死。是時,彭城公主,宋王劉昶子婦也,年少嫠居。北平公馮夙,后之同母弟也,后求婚於高祖,高祖許之。公主志不願,后欲強之。婚有日矣,公主密與侍婢及家僮十餘人,乘輕車,冒霖雨,赴懸瓠奉謁高祖,自陳本意,因言后與菩薩亂狀。高祖聞而駭愕,未之全信而祕匿之,惟彭城王侍疾左右,具知其事。
  7. ^ Ngụy thư, quyển 13 - "Hiếu Văn Phế Hoàng hậu Phùng thị": 此後,后漸憂懼,與母常氏求託女巫,禱厭無所不至,願高祖疾不起,一旦得如文明太后輔少主稱命者,賞報不貲。又取三牲宮中妖祠,假言祈福,專為左道。母常或自詣宮中,或遣侍婢與相報答。高祖自豫州北幸鄴,后慮還見治檢,彌懷危怖,驟令閹人託參起居,皆賜之衣裳,殷勤託寄,勿使漏洩。亦令雙蒙充行,省其信不。然惟小黃門蘇興壽密陳委曲,高祖問其本末,敕以勿洩。至洛,執問菩薩、雙蒙等六人,迭相證舉,具得情狀。
  8. ^ Ngụy thư, quyển 13 - "Hiếu Văn Phế Hoàng hậu Phùng thị": 高祖以疾臥含溫室,夜引后,并列菩薩等於戶外。后臨入,令閹人搜衣中,稍有寸刃便斬。后頓首泣謝,乃賜坐東楹,去御筵二丈餘。高祖令菩薩等陳狀,又讓后曰:「汝母有妖術,可具言之。」后乞屏左右,有所密啟。高祖敕中侍悉出,唯令長秋卿白整在側,取衞直刀柱之,后猶不言。高祖乃以綿堅塞整耳,自小語呼整再三,無所應,乃令后言。事隱,人莫知之。高祖乃喚彭城、北海二王令入坐,言:「昔是汝嫂,今乃他人,但入勿避。」二王固辭,不獲命。及入,高祖云:「此老嫗乃欲白刃插我肋上!可窮問本末,勿有所難。」高祖深自引過,致愧二王。又云:「馮家女不能復相廢逐,且使在宮中空坐,有心乃能自死,汝等勿謂吾猶有情也。」高祖素至孝,猶以文明太后故,未便行廢。良久,二王出,乃賜后辭死訣。[14]再拜稽首,涕泣歔欷。令入東房。及入宮後,帝命閹人有所問於后,后罵曰:「天子婦,親面對,豈令汝傳也!」高祖怒,敕后母常入,與后杖,常撻之百餘乃止。高祖尋南伐,后留京師,雖以罪失寵,而夫人嬪妾奉之如法,惟令世宗在東宮,無朝謁之事。
  9. ^ Ngụy thư, quyển 13 - "Hiếu Văn Phế Hoàng hậu Phùng thị": 高祖疾甚,謂彭城王勰曰:「後宮久乖陰德,自絕於天。若不早為之所,恐成漢末故事。吾死之後,可賜自盡別宮,葬以后禮,庶掩馮門之大過。」
  10. ^ Ngụy thư, quyển 13 - "Hiếu Văn Phế Hoàng hậu Phùng thị": 高祖崩,梓宮達魯陽,乃行遺詔。北海王詳奉宣遺旨,長秋卿白整等入授后藥,后走呼不肯引決,曰:「官豈有此也,是諸王輩殺我耳!」整等執持,強之,乃含椒而盡。殯以后禮。梓宮次洛南,咸陽王禧等知審死,相視曰:「若無遺詔,我兄弟亦當作計去之,豈可令失行婦人宰制天下,殺我輩也。」諡曰幽皇后,葬長陵塋內。
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Mọi ý kiến và đánh giá của người khác đều chỉ là tạm thời, chỉ có trải nghiệm và thành tựu của chính mình mới đi theo suốt đời
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
I want you forever, now, yesterday, and always. Above all, I want you to want me
Tổ chức SWORD trong One Piece - Garp có phải là một thành viên
Tổ chức SWORD trong One Piece - Garp có phải là một thành viên
Qua chương 1080 thì ta biết thêm được về SWORD, về cơ bản thì họ là đội biệt kích đặc biệt gồm những Hải Quân đã từ bỏ Quân Tịch nhưng vẫn hoạt động với vai trò là 1 Hải Quân
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
Mùa giải LCK mùa xuân 2024 đánh dấu sự trở lại của giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc (LCK)