Phước Đức cổ miếu 福德古廟 | |
---|---|
Di tích quốc gia | |
Tên khác | Chùa Bang |
Thờ phụng | |
Phước Đức chính thần | |
Thánh tích | Bảo vệ đất đai và con người |
Thông tin miếu | |
Thờ | Phước Đức chính thần |
Địa chỉ | Số 74, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam |
Tọa độ | 9°17′4″B 105°43′27,2″Đ / 9,28444°B 105,71667°Đ |
Thành lập | 1810 |
Người sáng lập | Một nhóm người Việt gốc Hoa ở Bạc Liêu |
Tôn tạo | 580 m² |
Xây mới | Xây theo hình chữ Quốc (国), một lối kiến trúc cung đình triều Minh |
Lễ hội |
|
Di tích quốc gia | |
Phước Đức cổ miếu | |
Phân loại | Di tích lịch sử văn hoá |
Ngày công nhận | 24 tháng 11 năm 2000 |
Quyết định | Số 30/2000/QĐ-VHTT |
Phước Đức cổ miếu (chữ Hán: 福德古廟)(vì thờ Phước Đức chính thần, ngoài ra còn được gọi là chùa Bang[1]); tọa lạc tại số 74, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.
Phước Đức cổ miếu được một nhóm người Việt gốc Hoa ở Bạc Liêu xây dựng vào khoảng năm 1810. Ban đầu, ngôi miếu được dựng bằng cây lá đơn sơ để thờ các vị thần theo tín ngưỡng dân gian người Hoa như: Bổn Đầu Công (Ông Bổn), Quan Đế, Thần Nông, Thổ công, Ông bà Công Mẫu, v.v...Cũng vì Ông Bổn được thờ chính, nên gọi là "miếu Ông Bổn"; về sau đổi là "Phước Đức cổ miếu", vì nhóm người Hoa ấy tin rằng Bổn Đầu Công cũng chính là Phước Đức chánh thần [2].
Sau nhiều lần trùng tu, ngôi miếu ngày nay tọa lạc trên một diện tích 580 m², xây theo hình chữ Quốc (国), một lối kiến trúc cung đình triều Minh [3].
Toàn bộ công trình có khung bằng gỗ, tường xây, và mái lợp ngói ống. Từ đầu kèo, đầu xiên, các tấm biển (bằng đá và bằng gỗ)...cho đến các linh thú và hoa văn trên các khánh thờ đều được chạm khắc tinh tế...[4]
Vị thần được thờ chính trong cổ miếu là Phước Đức chính thần, là một vị thần bảo vệ đất đai và con người.
Hàng năm, miếu có các lễ hội lớn như: Vía Ông Bổn (29 tháng 3 âm lịch), lễ Vu lan (ngày rằm tháng 7 âm lịch), lễ Kỳ yên (diễn ra từ 11 – 13 tháng 12 âm lịch).
Không chỉ là nơi thờ cúng các vị thần, Phước Đức cổ miếu còn là cơ sở hoạt động cách mạng của Chi bộ làng Long Thạnh năm 1939[6].
Với giá trị lịch sử và nghệ thuật ấy, Phước Đức cổ miếu đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia, theo Quyết định số 30/2000/QĐ-VHTT, ký ngày 24 tháng 11 năm 2000 [7].