Phật Câu-na-hàm

Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
Tượng Phật Câu Na Hàm tại chùa Ananda, Myanmar
PaliKoõàgamano Buddha
Miến Điệnကောဏာဂုံ [kɔ́nàɡòʊɴ]
Trung拘那含牟尼
Nhật拘那含牟尼; くなごんむに; Kunagonmuni
Mông CổКанагамуни
Tây TạngSerthub
ViệtPhật Câu Na Hàm Mâu Ni
Thông tin
Tôn kính bởiThượng tọa bộ, Đại thừa, Kim cương thừa
Tiền nhiệmPhật Câu Lưu Tôn
Kế nhiệmPhật Ca Diếp
 Cổng thông tin Phật giáo

Phật Câu Na Hàm Mâu Ni hay Phật Câu Na Hàm (Koṇāgamana Buddha) là một trong số các vị Phật của hiền kiếp. Theo tín ngưỡng Phật giáo, Câu Na Hàm là tên gọi của vị Phật thứ 26, thứ hai trong số năm vị Phật của hiền kiếp, và là vị Phật thứ 5 trong số Bảy vị Phật quá khứ[1].

Phật Câu Na Hàm là người thuộc đẳng cấp Bà-la-môn, họ Kassapa[2][3][4]. Phụ thân là Yannadatta (Đại Đức, 大德) còn mẫu thân là Uttarã (Thiện Thắng, 善勝). Vị vua trị vì thời đó Sobha (Thanh Tịnh, 清凈). Kinh thành của vua Sobha tên là Sobhavatĩ (Thanh Tịnh)[2][3][4].

Cây giác ngộ của ông là ưu đàm (Ficus racemosa, udumbara, cây sung)[5].

Hai đệ tử hàng đầu của ông là Bhiyyosa (Thư-bàn-na, 舒槃那) và Uttara (Uất-đa-la / Uất Đa Lâu, 鬱多樓) còn vị chấp sự đệ tử (thị giả tỷ kheo) tên là Sotthija (An Hòa, 安和)[2][3][4]. Ông có con trai tên là (Đạo Sư, 導師)

Đại Bổn kinh chép rằng trong thời của ông thì tuổi thọ của loài người là 30.000 năm[2][3][4]. Trong đời, ông thuyết giảng bài thuyết pháp đầu tiên của mình cho một tăng hội gồm 30.000 tỷ kheo[2][3][4].

Tại Myanmar

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Myanmar thì Bụt Câu Na Hàm được gọi là Koṇāgon hay Koṇāgamanan. Theo thần thoại Myanmar, ông sinh ra vào ngày thứ Tư[6], do đó tượng của Bụt Câu Na Hàm được đặt trên ban thờ ngày thứ Tư.

  1. ^ Uta Gärtner & Jens Lorenz (1994). Tradition and modernity in Myanmar. LIT Verlag. tr. 281. ISBN 978-3-8258-2186-9.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c d e Suttantapiñake - Mahàpadànasuttaü (Kinh Đại Bổn tiếng Pali)
  3. ^ a b c d e “- Trường bộ kinh - Kinh Đại Bổn (Bản dịch tiếng Việt của hòa thượng Thích Minh Châu)”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2012.
  4. ^ a b c d e Trường A hàm kinh - Kinh Đại Bổn (tiếng Trung)
  5. ^ Bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu cho đoạn này chỉ phiên âm thành ô-tam-bà-la, nhưng ở các đoạn khác, như trong Kinh tập (Sutta Nipata) của Tiểu bộ kinh (Khuddaka Nikaya), phần phẩm Rắn (Uragavagga), kinh Rắn (Uraga Sutta), hòa thượng Thích Minh Châu lại dịch udumbara thành cây sung.
  6. ^ Robert Reid & Michael Grosberg (2005). Myanmar (Burma). Lonely Planet. tr. 93. ISBN 978-1-74059-695-4.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
Tiền nhiệm:
Phật Câu Lưu Tôn
Bảy vị Phật quá khứ Kế nhiệm:
Phật Ca Diếp
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan