Phụng Công

Phụng Công
Xã Phụng Công
Đình Bến
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
HuyệnVăn Giang
Địa lý
Tọa độ: 20°57′14″B 105°55′38″Đ / 20,95389°B 105,92722°Đ / 20.95389; 105.92722
Phụng Công trên bản đồ Việt Nam
Phụng Công
Phụng Công
Vị trí xã Phụng Công trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,88 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng6.672 người[1]
Mật độ1.367 người/km²
Khác
Mã hành chính12028[2]

Phụng Công là một thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Phụng Công nằm ở phía tây bắc huyện Văn Giang, có vị trí địa lý:

Xã Phụng Công có diện tích 4,88 km², dân số năm 2019 là 6.672 người[1], mật độ dân số đạt 1.367 người/km².

Xã ở thế kỷ X từng là căn cứ Tế Giang của sứ quân Lã Đường, một tướng giỏi thời loạn 12 sứ quân.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Phụng Công được chia thành 5 thôn: Đại, Đầu, Bến, Khúc Tháp, Ngò.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Phụng Công là một xã thuộc huyện Châu Giang cũ.

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 60/1999/NĐ-CP[4] về việc chia huyện Châu Giang thành 2 huyện Khoái Châu và Văn Giang. Xã Phụng Công trực thuộc huyện Văn Giang.

Ngày 6 tháng 12 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Nghị quyết 246/NQ-HĐND[5] về việc sáp nhập thôn Khúc và thôn Tháp thành thôn Khúc Tháp.

Đình Bến

[sửa | sửa mã nguồn]
Đình Bến, Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên

Do có công cai quản và lập ấp ở địa phương, giúp dân mở mang phát triển kinh tế trong thời loạn, Lã Đường được lập đền thờ ở đình Bến, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên. Người Phụng Công thường gọi chệch từ "đường" thành "đàng" để khỏi phạm húy và khi cúng thành hoàng làng thường có con heo không có đầu do sự tích ông bị chém đầu.

Lã Đường hay Lữ Đường là một sứ quân trong thời 12 sứ quân cuối triều nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam, cát cứ vùng Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên). Sau khi Ngô Quyền qua đời vào năm 944, Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô. Các tướng lĩnh, thổ hào địa phương các nơi không chịu thuần phục, nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Danh Phiệt, thì Lã Đường là một thổ hào địa phương ở vùng Tế Giang[6]. Thời bấy giờ, nơi đây đất bùn lầy rất nhiều, quanh co, địa thế hiểm yếu. Khi nhà Ngô suy yếu, không còn khả năng kiểm soát địa phương, Lã Đường tự chiêu mộ và xây dựng lực lượng cát cứ, dựa vào địa thế hiểm yếu để cố thủ.

Đầu năm 968, Đinh Bộ Lĩnh chuyển quân về Siêu Loại, cho Đinh LiễnNguyễn Bặc đem ba ngàn quân tiến đánh quân Lã Đường. Lã Đường chủ trương tản quân, đóng giữ chỗ hiểm yếu. Hễ quân Hoa Lư đi đông thì tránh mà đi lẻ là chặn đánh, diệt một vài lính, rồi lại bỏ chạy. Nguyễn Bặc bày kế cho quân Hoa Lư tập trung, tập kích quân lương tiếp vận của quân Lã Đường. Trong vòng 7 ngày, vòng đai phòng thủ bên ngoài của quân Lã Đường bị tiêu diệt hoàn toàn, Đinh Liễn, Nguyễn Bặc, Chu Công Mẫn đánh sâu vào trung tâm, bắt được Lã Đường, chém chết, thu phục hoàn toàn đất Tế Giang.

Theo thần tích đình Thắm, làng Đan Nhiễm, thị trấn Văn Giang thì Lã Tá Đường bị tướng Chu Công Mẫn đánh bại, Lã Tá Đường bị chém đầu, thủ cấp bị mang về thành Hoa Lư. Chu Công Mẫn là người làng Đan Nhiễm, nên xưa dân 2 làng Phụng Công và Đan Nhiễm thường có hiềm khích với nhau.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến, hệ thống giao thông quan trọng đi qua xã Phụng Công:

  • Tỉnh lộ 378: đi thành phố Hưng Yên, Phù Cừ.
  • Tỉnh lộ 379: đường Hà Nội - Hưng Yên.
  • Tỉnh lộ 379B: đi huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
  • Hệ thống xe buýt: tuyến 47B.

Nghề hoa cây cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghề trồng hoa, cây cảnh, cây thế, bonsai ở Phụng Công là một thế mạnh để phát triển kinh tế kết hợp du lịch sinh thái trong khu đô thị Ecopark.

Bánh tẻ Phụng Công

[sửa | sửa mã nguồn]

Bánh tẻ Phụng Công hay bánh răng bừa là một đặc sản của địa phương được làm từ bột gạo tẻ, mọc nhĩ, hạt tiêu, nấm hương, thịt băm là loại bánh tẻ cổ truyền. Ngày nay còn có bánh tẻ chay nhân đậu xanh. Ở miền bắc có nhiều nơi làm bánh tẻ nhưng nổi tiếng hơn cả thì chỉ có bánh tẻ Phụng Công, bánh tẻ Chờ và bánh tẻ Phú Nhi.

Hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu đô thị sinh thái Ecopark.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Niên giám thống kê năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2019 - tỉnh Hưng Yên”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “HĐND tỉnh Hưng Yên xem xét thông qua Nghị quyết 246/NQ-HĐND việc sáp nhập 34 thôn để thành lập 17 thôn mới và đổi tên 5 thôn của 5 xã thuộc các huyện Kim Động, Văn Giang và Văn Lâm”. Trang thông tin điện tử Ban Dân Vận tỉnh ủy Hưng Yên. 5 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ “Nghị định 60/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang để tái lập các huyện : Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu và Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 24 tháng 7 năm 1999.
  5. ^ “Nghị quyết 246/NQ-HĐND việc sáp nhập 34 thôn để thành lập 17 thôn mới và đổi tên 5 thôn của 5 xã thuộc các huyện Kim Động, Văn Giang và Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 6 tháng 12 năm 2019.
  6. ^ Nguyễn Danh Phiệt. "Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước". Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1990, tr 37

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Frey có đôi cánh trên lưng và móng vuốt ở chân. Cô ấy có mái tóc trắng và thường được nhìn thấy mặc một chiếc váy đỏ.
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
Đi tìm lẽ sống” một trong những quyển sách duy trì được phong độ nổi tiếng qua hàng thập kỷ, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới