Phan Lưu Thanh

Phan Lưu Thanh
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 1, 1931 – Tháng 3, 1931
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmTrần Toại
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳTháng 6, 1931 – Tháng 7, 1931
Tiền nhiệmTrần Toại
Kế nhiệmTrần Hào
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh1906
La Hai, Đồng Xuân, Phú Yên
Mất1983
Dân tộcViệt
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Phan Lưu Thanh (1906–1983), bí danh Thừa Thanh, Hoài Việt, là một nhà cách mạng Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa I, II, III.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Lưu Thanh sinh ngày 1 tháng 1 năm 1906 tại xóm Đồng Bé, xã Xuân Long, tổng Xuân Phong, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên (nay là khu phố Long Bình, thị trấn La Hai). Ông là con thứ sáu trong một gia đình Nho học.[1]

Hoạt động cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, ông tham gia Hưng nghiệp hội xã ở La Hai, là cơ sở buôn bán được tổ chức bởi Chi bộ Phú Yên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, ông vào Sài Gòn, học lái xe ở trường cơ khí Chu Văn Hai. Tại đây, ông được Nguyễn Chương[a] và Tư Rèn[b] tuyên truyền, giác ngộ chủ nghĩa cộng sản.[1]

Đầu năm 1930, Phan Lưu Thanh được giao nhiệm vụ trở về Phú Yên gây dựng lực lượng, bắt đầu từ cháu ruột Phan Văn Lan. Tại tỉnh lỵ Sông Cầu, ông lại giác ngộ lý tưởng cho Bùi Xuân Cảnh. Được sự giúp đỡ của Bùi Xuân Cảnh, Phan Lưu Thanh cho in truyền đơn và may cờ đỏ búa liềm.[2] Vào ngày 1 tháng 5 (Quốc tế Lao động) và 1 tháng 8, hai ông đã tổ chức rải truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên đấu tranh và treo cờ đỏ búa liềm tại tỉnh lỵ.[1]

Tháng 8, Phan Lưu Thanh trở lại Sài Gòn và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại Chi bộ Thị Nghè do Tư Rèn làm Bí thư.[1][2] Trở về Phú Yên, ông đã tập hợp được một nhóm thanh niên đi theo con đường cộng ở La Hai gồm Nguyễn Hữu Thanh, Phan Ngọc Bích, Bùi Xuân Cảnh, Nguyễn Hữu Tánh, Phan Cao Lâm, Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Điệp.[3][4][5][6] Ngày 5 tháng 10, tại nhà riêng, ông đã tổ chức hội nghị thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên trong tỉnh do ông làm Bí thư.[c][7][8] Qua bốn tháng, từ Chi bộ đầu tiên, tỉnh Phú Yên đã thành lập được 17 Chi bộ với 78 Đảng viên, tập trung ở huyện Đồng Xuân, Tuy An và phủ Tuy Hòa.[1]

Tháng 1 năm 1931, tại nhà của Nguyễn Phục Hưng, Hội nghị thành lập Tỉnh ủy Phú Yên được tổ chức, bầu ra Tỉnh ủy gồm 5 người do Phan Lưu Thanh làm Bí thư Tỉnh ủy.[d] Tháng 2, Tỉnh ủy Phú Yên bắt được liên lạc với Phân ban Xứ ủy Trung KỳQuy Nhơn và được công nhận chính thức.[9] Tháng 3, ông được điều về Phân ban Xứ ủy làm Trưởng ban Ấn loát, phụ trách in ấn, phân phát tài liệu, bàn giao lại nhiệm vụ Tỉnh ủy cho Trần Toại.[1][10]

Tháng 6, Trần Toại bị ốm nặng, Phan Lưu Thanh được cử về Phú Yên tiếp nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy để tiếp tục chỉ đạo các cuộc đấu tranh.[11] Ngày 13 tháng 7, thực dân Pháp tiến hành "khủng bố trắng", khoảng 500 người bao gồm cả Đảng viên Cộng sản và người dân bị bắt giữ, trong đó có Nguyễn Huấn, Cao Lộc, Nguyễn Đức, Nguyễn Thốn, Nguyễn Khắc Khoan,...[4] Ngày 17 tháng 7, Phan Lưu Thanh bị bắt. Ngay trong đêm, Ban lãnh đạo nhà lao được thành lập gồm các Đảng viên Phan Lưu Thanh, Bùi Xuân Cảnh, Nguyễn Tánh, Cao Lộc, Nguyễn Khắc Khoan, Trương Tấn Ích. Ban lãnh đạo đã ra chỉ thị kiên quyết không khai báo, nếu có chỉ tập trung khai báo Phan Lưu Thanh để tạo cơ hội cho những người chưa bị lộ có thể được thả về tiếp tục hoạt động.[12] Ngày 28 tháng 10, tại Sông Cầu, tòa án thực dân mở phiên tòa xử "án hội kín ở Phú Yên", ông bị phán 15 năm tù lưu đày biệt xứ, giam giữ ở nhà đày Buôn Ma Thuột.[1][13]

Tháng 7 năm 1935, ông ra tù và bị an trí ở La Hai, nhưng vẫn âm thầm hoạt động khôi phục tổ chức Đảng.[9] Năm 1945, ông tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Đồng Xuân và trở thành Chủ tịch Việt Minh huyện Đồng Xuân.[1]

Hoạt động chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1946, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa I, tham gia các hoạt động của Quốc hội trong khoảng thời gian 1946–1949.[1][14]

Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, ông tập kết ra Bắc, tham gia Cải cách ruộng đất.[1]

Cho đến ngày nghỉ hưu, ông từng làm Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và hành chính thuộc Viện Sốt rét (sau là Viện Sốt rét ký sinh trùng, Bộ Y tế)[15][16], Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Bạch Mai.[17]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Cúc, từng tham gia canh gác cho các hội nghị của các cơ quan Đảng bộ của tỉnh Phú Yên.[4]

Ngày 18 tháng 6 năm 1997, căn nhà của ông, nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Phú Yên và trụ sở hoạt động của Tỉnh ủy Phú Yên giai đoạn 1930–1931, được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.[4]

Năm 2008, tên của ông được đặt cho một con đường ở thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), đổi tên từ đường Nguyễn Tất Thành cũ.[18] Ngày 2 tháng 7 năm 2022, thành phố Tuy Hòa quyết định khai trương hai tuyến phố đi bộ trên đường Lê Trung Kiên và Phan Lưu Thanh.[19][20]

Tên của ông được đặt cho một trường Trung học cơ sở ở huyện Đồng Xuân.[21]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2003). Địa chí Phú Yên. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.
  1. ^ Có nguồn ghi là Nguyễn Thương, thầy giáo, dạy máy nổ.
  2. ^ Công nhân xưởng đóng tàu Ba Son.
  3. ^ Chi bộ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở tỉnh Phú Yên bao gồm chín thành viên: Phan Lưu Thanh, Bùi Xuân Cảnh, Việt Hồng (Phan Ngọc Bích), Nguyễn Thạnh, Nguyễn Phục Hưng, Nguyễn Hữu Tánh, Nguyễn Diệp, Phan Cao LâmNguyễn Thị Hảo, do Phan Lưu Thanh làm Bí thư.
  4. ^ Thành phần tham dự Hội nghị thành lập Tỉnh ủy: Phan Lưu Thanh, Phan Ngọc Bích, Nguyễn Diệp, Nguyễn Phục Hưng, Nguyễn Hữu Tánh, Phan Cao Lâm.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k Phan Thanh (5 tháng 10 năm 2015). “Người cộng sản đầu tiên, chi bộ đầu tiên và Tỉnh ủy Phú Yên đầu tiên”. Báo Phú Yên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ a b Hồng Thái (1 tháng 10 năm 2019). “Quá trình thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Phú Yên”. Trang Thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên 2003, tr. 182
  4. ^ a b c d “Thúng mây, khuôn gỗ của gia đình đồng chí Phan Lưu Thanh”. Trang thông tin điện tử Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh. 12 tháng 11 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ Phan Thế Hữu Toàn (10 tháng 2 năm 2010). “Cụ già bách tuệ 80 năm tuổi Đảng”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Phương Oanh (5 tháng 3 năm 2015). “105 tuổi đời 85 tuổi Đảng”. Báo Biên phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ Trình Kế (5 tháng 10 năm 2022). “Phú Yên kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ Tường Quân (5 tháng 10 năm 2022). “Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại Phú Yên”. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ a b “Những mốc lịch sử quan trọng của Đảng bộ tỉnh Phú Yên”. Trang Thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên. 6 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên 2003, tr. 712
  11. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên 2003, tr. 857
  12. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên 2003, tr. 182–183
  13. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên 2003, tr. 803
  14. ^ “ĐBQH Khóa I: Phan Lưu Thanh”. Văn phòng Quốc hội. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  15. ^ “ĐBQH Khóa II: Phan Lưu Thanh”. Văn phòng Quốc hội. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  16. ^ “ĐBQH Khóa III: Phan Lưu Thanh”. Văn phòng Quốc hội. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  17. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên 2003, tr. 858
  18. ^ “Quyết định số 240/2008/QĐ-UBND ngày 31/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc đặt tên, đổi tên một số đường và công trình công cộng ở thành phố Tuy Hòa”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. 31 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  19. ^ Quốc Hùng (28 tháng 6 năm 2022). “TP. Tuy Hoà tổ chức thí điểm hai tuyến phố đi bộ”. Tạp chí điện tử Kinh tế nông thôn. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  20. ^ N.M (3 tháng 7 năm 2022). “Phú Yên khai trương 2 tuyến phố đi bộ về đêm”. Báo điện tử VTV News. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  21. ^ “Tặng 130 xe đạp và mũ bảo hiểm cho học sinh Đồng Xuân (Phú Yên)”. Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải. 9 tháng 5 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược về Dune - Hành Tinh Cát
Sơ lược về Dune - Hành Tinh Cát
Công tước Leto của Gia tộc Atreides – người cai trị hành tinh đại dương Caladan – đã được Hoàng đế Padishah Shaddam Corrino IV giao nhiệm vụ thay thế Gia tộc Harkonnen cai trị Arrakis.
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
Dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, hay đã bước vào đời, hy vọng rằng 24 tập phim sẽ phần nào truyền thêm động lực, giúp bạn có thêm can đảm mà theo đuổi ước mơ, giống như Chu Tư Việt và Đinh Tiễn vậy
Trạng thái tốt nhất của một sinh viên đại học là gì?
Trạng thái tốt nhất của một sinh viên đại học là gì?
Ai cũng có một thời sinh viên thật đẹp và những điều gì sẽ làm trạng thái của bạn trở lên hoàn hảo
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Zenin Maki (禪ぜん院いん真ま希き Zen'in Maki?, Thiền Viện Chân Hi) là một nhân vật phụ quan trọng trong bộ truyện Jujutsu Kaisen và là một trong những nhân vật chính của bộ tiền truyện, Jujutsu Kaisen 0: Jujutsu High.