Tỉnh ủy Phú Yên

Tỉnh ủy Phú Yên


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Khóa thứ XVII
(2020 - 2025)
Cơ cấu Tỉnh ủy
Bí thư Phạm Đại Dương - Ủy viên Trung ương Đảng
Phó Bí thư Thường trực (1) Cao Thị Hòa An
Phó Bí thư (1) Tạ Anh Tuấn
Thường vụ Tỉnh ủy (15) Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII
Tỉnh ủy viên (49) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ Chính trị
Ban Bí thư Trung ương
Chức năng Cơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên
Cấp hành chính Cấp tỉnh
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Bầu bởi Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên
Cơ quan Kiểm tra Kỷ luật Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ 02 Nguyễn Hữu Thọ, Tuy Hòa, Phú Yên
Lịch sử
Thành lập 1931

Tỉnh ủy Phú Yên hay còn được gọi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên. Tỉnh ủy Phú Yên là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh Phú Yên giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, do Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh bầu.[1]

Tỉnh ủy Phú Yên có chức năng thi hành nghị quyết, quyết định của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư và Bộ Chính trị.

Đứng đầu Tỉnh ủy là Bí thư Tỉnh ủy và thường là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư hiện tại là Ủy viên Trung ương Đảng Phạm Đại Dương.[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày ngày 5 tháng 10 năm 1930, tại thôn Đồng Bé, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, đồng chí Phan Lưu Thanh tổ chức Hội nghị đảng viên, tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Phú Yên. Sau đó nhiều chi bộ ở Đồng Xuân, Tuy An, Tuy Hòa được thành lập. Sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên cũng như ở một số nơi trong tỉnh là sự khởi đầu cho một thời kỳ mới của phong trào cách mạng ở Phú Yên.[3]

Tháng 1 năm 1931, Tỉnh ủy Phú Yên được thành lập, đồng chí Phan Lưu Thanh được cử làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 2 năm 1931, Tỉnh ủy liên lạc với Phân ban Xứ ủy Trung kỳ đứng chân tại Quy Nhơn, được Phân ban Xứ ủy thừa nhận. Tháng 3 năm 1931, Xứ ủy Trung kỳ điều động đồng chí Phan Lưu Thanh về công tác tại Phân ban và cử đồng chí Trần Toại (Kim Tương) làm Bí thư Tỉnh ủy.

Từ năm 1931 đến 1935, Tỉnh ủy Phú Yên bị thực dân Pháp và tay sai Nam Triều khủng bố trắng. Các đồng chí Phan Lưu Thanh, Trần Toại bị địch bắt giam, kết án tù và đày tại Nhà tù Buôn Mê Thuột. Tháng 7 năm 1935, đồng chí Phan Lưu Thanh ra tù, cùng một số đảng viên cũ như Huỳnh Liễu, Việt Hồng,… khôi phục lại Chi bộ Đảng ở La Hai. Cuối năm 1935, đồng chí Trần Hào cùng một số đảng viên ở Tuy Hòa lập Ban vận động thành lập Tỉnh ủy do đồng chí Trần Hào làm Trưởng ban.

Tháng 5 năm 1945, đồng chí Trương Kiểm và các đồng chí tù chính trị ở Nhà tù Buôn Mê Thuột được phân công về Phú Yên hoạt động. Ngày ngày 12 tháng 6 năm 1945, đồng chí Trương Kiểm thành lập Tỉnh ủy lâm thời ở làng Hòa Đa (huyện Tuy An). Tỉnh ủy lâm thời Phú Yên đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám (1945) trên địa bàn tỉnh thắng lợi rực rỡ.

Giữa năm 1946 đến tháng 10 năm 1946, đồng chí Nguyễn Côn được cấp trên cử về làm Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên.

Tháng 10 năm 1946, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất (trong Kháng chiến chống Pháp) được tổ chức tại làng Phước Hậu xã Bình Kiến bàn bạc những vấn đề quan trọng của công cuộc kháng chiến kiến quốc tại Phú Yên. Đồng chí Lê Vụ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Cuối tháng 11 năm 1954, Khu ủy 5 chỉ định đồng chí Lê Đài làm Bí thư Tỉnh ủy (thay đồng chí Lê Vụ chuyển về Khu 5 công tác) lãnh đạo nhân dân đấu tranh với địch việc thực hiện hiệp định Giơ-ne-vơ. Tháng 5 năm 1956, đồng chí Lê Đài bị địch bắt giam và hy sinh trong tù. Khu ủy 5 chỉ định đồng chí Nguyễn Hồng Châu làm Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên.

Tháng 9 năm 1960, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất (trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước) được tổ chức tại buôn Ma Hàm (Thồ Lồ). Đại hội quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, đề ra chủ trương đẩy mạnh phong trào đồng khởi ở đồng bằng, giải phóng toàn miền Tây, xây dựng căn cứ địa ở vùng giáp ranh đồng bằng và miền núi, rút thanh niên xây dựng các đơn vị vũ trang. Ra sức xây dựng Chi, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; hình thành các tổ chức quần chúng và các ngành chuyên môn để phục vụ cho công cuộc kháng chiến. Đồng chí Mai Dương được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Năm 1961, đồng chí Trần Suyền được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy thay đồng chí Mai Dương được cấp trên điều động về làm Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa. Đầu năm 1963, đồng chí Trần Suyền được Khu ủy 5 điều động về Liên Tỉnh ủy 3, đồng chí Lương Công Huề được chỉ định làm Quyền Bí thư Tỉnh ủy.

Ngày ngày 1 tháng 4 năm 1975, tỉnh Phú Yên được hoàn toàn giải phóng. Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 1 và 3 tiến hành phân tích đánh giá tình hình trong tỉnh sau ngày giải phóng và quyết định 6 công tác lớn nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới.

Ngày ngày 3 tháng 11 năm 1975, Trung ương quyết định nhập hai tỉnh Phú YênKhánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh. Đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Ủy viên Thường vụ Khu ủy Khu 5 được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Phú Khánh. Nghị quyết của Tỉnh ủy tháng 11 năm 1975 đặt vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng bộ.

Từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 11 năm 1976, Đại hội đại biểu Đảng bộ Phú Khánh (lần thứ nhất) được tổ chức tại Nha Trang nghiên cứu dự thảo Báo cáo về Điều lệ Đảng (sửa đổi) và bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Khánh tiếp tục được tổ chức từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 3 năm 1977 thông qua phương hướng nhiệm vụ chung và các mục tiêu lớn của kế hoạch 5 năm 1976-1980 tỉnh Phú Khánh. Đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Ngày 04- 3- 1989, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Ban Bí thư chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên (chính thức làm việc tại Phú Yên từ ngày 1 tháng 7 năm 1989) do đồng chí Nguyễn Duy Luân, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng làm Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ 17”.
  2. ^ “Bộ Chính trị chuẩn y ông Phạm Đại Dương làm Bí thư tỉnh ủy Phú Yên”.
  3. ^ “Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tại Phú Yên”.
  4. ^ “Những mốc lịch sử quan trọng của Đảng bộ tỉnh Phú Yên”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Alley Hunter - Weapon Guide Genshin Impact
Alley Hunter - Weapon Guide Genshin Impact
Its passive ability, Oppidan Ambush, is great on bow characters that have an Off-field DPS role that can easily do damage even without any on-field time
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan được kế thừa qua nhiều thế hệ kể từ khi bị chia ra từ Titan Thủy tổ của Ymir Fritz
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
Mùa giải LCK mùa xuân 2024 đánh dấu sự trở lại của giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc (LCK)
Nghệ thuật của việc mất cân bằng trong phát triển
Nghệ thuật của việc mất cân bằng trong phát triển
Mất cân bằng trong phát triển là điều rất dễ xảy ra, vậy mất cân bằng như thế nào để vẫn lành mạnh? Mình muốn bàn về điều đó thông qua bài viết này.