Quốc hội Việt Nam khóa II

Quốc hội Việt Nam
Quốc hội Việt Nam khóa II
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Quốc huy
Dạng
Mô hình
Các việnQuốc hội
Thời gian nhiệm kỳ
06/07/1960 – 24/06/1964
3 năm, 354 ngày
Lịch sử
Thành lập6 tháng 1 năm 1946 (1946-01-06)
Tiền nhiệmQuốc hội khóa I
Kế nhiệmQuốc hội khóa III
Kỳ họp mới bắt đầu
06-15 tháng 7 năm 1960:
Kỳ họp thứ nhất
Lãnh đạo
Trường ChinhĐảng Lao động Việt Nam
Từ 06 tháng 7 năm 1960
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký
Hoàng Văn HoanĐảng Lao động Việt Nam
Từ 06 tháng 7 năm 1960
Cơ cấu
Số ghế453
362 ĐB qua bầu cử
91 ĐB khóa I Miền Nam lưu nhiệm
2nd National Assembly of Vietnam.svg
Chính đảng          Đại biểu qua bầu cử (362), trong đó:
     Đại biểu Miền Nam khóa I lưu nhiệm (91) [3]
Nhiệm kỳ
1960-1964
Bầu cử
Bầu cử vừa qua08/05/1960
Bầu cử Quốc hội khóa II
Bầu cử tiếp theo26/04/1964
Bầu cử Quốc hội khóa III
Trụ sở
Nhà hát Lớn Hà Nội
Trang web
quochoi.vn

Quốc hội Việt Nam khóa II (nhiệm kỳ 1960–1964) là Quốc hội nhiệm kỳ thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và là Quốc hội đầu tiên hoạt động trong thời kỳ đất nước bị chia cắt. Quốc hội thứ hai được bầu ngày 8 tháng 5 năm 1960 và diễn ra trong 8 kỳ họp, có vai trò quan trọng thực thi các quyết sách trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam và kiện toàn các cơ quan trọng yếu trong bộ máy nhà nước.

Là khóa Quốc hội đầu tiên hoạt động theo những nguyên tắc của Hiến pháp 1959, Quốc hội khóa II đã thông qua 6 luật và 9 pháp lệnh, trong đó có những đạo luật cơ bản về tổ chức nhà nước như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.[1] Ngoài ra, cũng trong nhiệm kỳ này, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

Đây cũng là lần đầu tiên cơ quan lãnh đạo thường trực của Quốc hội được được gọi là Ủy ban Thường vụ Quốc hội (thay thế cho "Ban thường trực Quốc hội" cũ), và thủ trưởng cơ quan này gọi là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời là Chủ tịch Quốc hội. Trường Chinh là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ khóa II, được bầu tại phiên bế mạc của Kỳ họp đầu tiên diễn ra ngày 15 tháng 7 năm 1960.

Bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bầu cử Quốc hội Việt Nam năm 1960 là cuộc tổng tuyển cử mở đầu cho Khóa II của Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhiệm kỳ 1960–1964.

Cuộc bầu cử diễn ra ngày 8 tháng 5 năm 1960 tại 22.530 khu vực bỏ phiếu thuộc 42 đơn vị bầu cử ở miền Bắc Việt Nam. Tổng số ứng viên ra tranh cử là 455 ứng cử viên, để chọn lấy 362 đại biểu. Trong tổng số 8.394.987 cử tri có trong danh sách, có 8.192.795 người đã đi bỏ phiếu. Tỷ số đầu phiếu đạt 97,59%.[1]

Ngoài 362 đại biểu qua bầu cử trên còn có 91 ghế dành cho các đại biểu miền Nam ở khóa I vì không thể tổ chức bầu cử nên được Quốc hội quyết định kéo dài nhiệm kỳ. Trong thời gian Quốc hội nhóm họp thì 2 trong số 91 vị đại biểu này đã qua đời nên bỏ trống ghế; vì vậy tổng cộng chỉ còn 451 đại biểu.

Cơ cấu thành phần của Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Công nhân: 50
  • Nông dân: 47
  • Cán bộ chính trị: 129
  • Quân đội: 20
  • Cán bộ văn hóa, giáo dục, pháp luật: 37
  • Đảng viên: 298
  • Ngoài Đảng:64
  • Dân tộc thiểu số:56
  • Phụ nữ: 49
  • Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi):42
  • Đại biểu trên 60 tuổi: 19
  • Cán bộ kinh tế, khoa học-kĩ thuật: 66
  • Anh hùng lao động và chiến đấu:19
  • Cán bộ ở Trung ương: 110
  • Cán bộ ở địa phương: 252 [4]

Kỳ họp

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc hội khóa II diễn ra trong 8 kỳ họp.

Kỳ họp thứ tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ họp thứ 4 diễn ra từ ngày 17 đến ngày 26-4-1962.

Kỳ họp thứ năm

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ họp thứ 5 diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27-6-1962.

Kỳ họp thứ sáu

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ họp thứ 6 diễn ra từ 28-4 đến 8-5-1963

Quốc hội định tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương Sao vàng, Huân chương cao quý nhất của Nhà nước. Biết tin, Hồ Chí Minh tỏ lòng biết ơn Quốc hội và xin phép chưa nhận Huân hương ấy.

Kỳ họp thứ tám

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ họp thứ 8 diễn ra từ 29-3 đến 4-4-1964 nghiên cứu thảo luận báo cáo Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Chính trị Đặc biệt. Trước đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Chính trị Đặc biệt họp ngày 7-3-1964 để biểu thị quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất đất nước. Dự Hội nghị có 327 đại biểu, thay mặt cho các chính đảng, đoàn thể, dân tộc, tôn giáo, ban ngành, thay mặt cho đồng bào miền Nam tập kết và kiều bào ngoài nước.

Các cơ quan lãnh đạo nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội đã bầu ra Hội đồng Chính phủ nhiệm kỳ II (1960-1964) gồm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Uỷ viên dự khuyết:

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trương Tấn Phát (chính thức từ 23/4/1964)
  • Lò Văn Hạc
  • Bồ Xuân Luật
  • Nguyễn Khoa Diệu Hồng
  • Bùi Hưng Gia

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Lịch sử Quốc hội Việt Nam - Tập 2”. Quốc hội Việt Nam. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “:0” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ tránh nhầm lẫn với Đảng Dân chủ thế kỷ 21 phi chính đảng, không phải Đảng Dân chủ Việt Nam khôi phục.
  3. ^ “QUỐC HỘI KHOÁ II (1960-1964)”. Quốc hội Việt Nam.
  4. ^ “QUỐC HỘI KHOÁ II (1960-1964)”. Quốc hội Việt Nam.
  • Văn kiện Quốc hội toàn tập - Tập 2. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2006
  • Fall, Bernard. "North Vietnam Constitution and Government". Pacific Affairs Vol 23. Sep, 1960.
Tiền nhiệm:
Quốc hội khóa I
Quốc hội khóa II
1960 - 1964
Kế nhiệm:
Quốc hội khóa III
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Josef Martínez - Hiện thân của một Atlanta United trẻ trung và nhiệt huyết
Josef Martínez - Hiện thân của một Atlanta United trẻ trung và nhiệt huyết
Tốc độ, sức mạnh, sự chính xác và một ít sự tinh quái là tất cả những thứ mà ta thường thấy ở một tay ném bóng chày giỏi
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp diễn tại chiến trường Shinjuku, Sukuna ngạc nhiên trước sự xuất hiện của con át chủ bài Thiên Thần với chiêu thức “Xuất Lực Tối Đa: Tà Khứ Vũ Thê Tử”.
Sự cần thiết của Tự mình suy tư vấn đề
Sự cần thiết của Tự mình suy tư vấn đề
Trước đây, mình hay có thói quen hễ thấy vấn đề gì khó xíu là chạy đi tham khảo Google cho tiện
Mai - Khi tình yêu không chỉ đơn thuần là tình ~ yêu
Mai - Khi tình yêu không chỉ đơn thuần là tình ~ yêu
Cuộc đời đã khiến Mai không cho phép mình được yếu đuối, nhưng cũng chính vì thế mà cô cần một người đồng hành vững chãi