Phan Phụng Tiên

Phan Phụng Tiên
Chức vụ

Tư lệnh Sư đoàn 5 Không Quân
Nhiệm kỳ1/1971 – 4/1975
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (11/1972)
Tư lệnh phó-Trung tá Đinh Thạch On
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Chỉ huy trưởng Căn cứ Tân Sơn Nhất
kiêm Chỉ huy trưởng Phi đoàn 1 Vận tải
Nhiệm kỳ5/1968 – 1/1971
Cấp bậc-Đại tá (5/1968)
Tiền nhiệm-Đại tá Lưu Kim Cương
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Chỉ huy phó Phi đoàn 1 Vận tải C.47
Nhiệm kỳ6/1965 – 5/1968
Cấp bậc-Trung tá (6/1965)
Chỉ huy trưởng-Đại tá Lưu Kim Cương
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Tham mưu trưởng Phi đoàn 1 Vận tải
Nhiệm kỳ2/1964 – 6/1965
Cấp bậc-Thiếu tá (11/1963)
-Trung tá
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Trưởng phòng Điều hành
Căn cứ Tân Sơn Nhất
Nhiệm kỳ11/1963 – 2/1964
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríQuân khu Thủ đô
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
SinhTháng 6 năm 1930
Hải Ninh, Việt Nam
MấtTháng 10 năm 1995 (65 tuổi)
Florida, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtBệnh
Nơi ởFlorida, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học Phổ thông tại Hà Nội
-Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
-Trường Võ bị Không quân Marrakeck, Bắc phi thuộc Pháp
Quê quánBắc Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951-1975
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Không quân
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Phan Phụng Tiên (1930-1995), nguyên là một tướng lĩnh Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên và duy nhất tại trường Sĩ quan Trừ bị do Quân đội Quốc gia được sự cố vấn và hỗ trợ của Quân đội Pháp mở ra ở miền Bắc Việt Nam. Ra trường là một sĩ quan Bộ binh. Sau được tuyển chọn sang Không quân và đã phục vụ ở Quân chủng này, ông đã tuần tự giữ từ chức vụ nhỏ cho đến chức vụ Chỉ huy cấp Sư đoàn.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh vào tháng 6 năm 1930 trong một gia đình khá giả tại Hải Ninh,[1] vùng Đông bắc miền Bắc Việt Nam. Thuở nhỏ ông học Tiểu học tại Móng Cái. Khi học lên trên, ông được gia đình gửi về Hà Nội và đã tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 50/600.096. Theo học khóa 1 Lê Lợi tại trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1951, Ngày 1 tháng 6 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường được làm Trung đội trưởng trong Tiểu đoàn Việt Nam của Quân đội Liên hiệp Pháp đồn trú tại Nam Định. Sau đó, ông trúng tuyển gia nhập Không quân, theo học khóa căn bản Quân chủng tại trường Phi hành Marrakeck ở Bắc Phi thuộc Pháp. Tháng 7 năm 1953, mãn khóa về nước ông được thăng cấp Trung úy phục vụ trong Phòng hành quân của Phi đoàn tác chiến Không quân trong Quân đội Quốc gia.

Tháng 8 năm 1954, sau hiệp định Genève (20 tháng 7), ông được thăng cấp Đại úy và được cử làm Trưởng phòng hành quân Đệ nhất Phi đoàn tác chiến và liên lạc do Đại úy Đinh Văn Chung[2] làm Chỉ huy trưởng.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1956, sau một thời gian ngắn từ Quân đội Quốc gia chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được chỉ định làm Phi đoàn trưởng Phi đoàn 1 Vận tải đóng tại căn cứ Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.

Ngày 11 tháng 11 năm 1960, ông tham gia cuộc đảo chính do Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu. Cuộc đảo chính bị thất bại, ông là Phi công trưởng chiếc vận tải cơ C.47 đưa Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Trung tá Vương Văn Đông[3] và một số sĩ quan khác bay sang phi trường Pochentong, Nam Vang, Cao Miên để đào thoát (khi bỏ trốn, có mang theo Trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin).

Cuối năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm do tướng Dương Văn Minh lãnh đạo thành công, ông được trở lại đơn vị cũ tiếp tục phục vụ trong Quân đội và được thăng cấp Thiếu tá làm Trưởng phòng Điều hành tại căn cứ Tân Sơn Nhất. Tháng 2 năm 1964, sau cuộc Chỉnh lý nội bộ ngày 30 tháng 1 của tướng Nguyễn Khánh, ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Phi đoàn 1 Vận tải. Tháng 6 năm 1965, ông được thăng cấp Trung tá làm Chỉ huy phó Phi đoàn 1 Vận tải do Đại tá Lưu Kim Cương làm Chỉ huy trưởng.

Tháng 5 năm 1968, ông được thăng cấp Đại tá giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Căn cứ Tân Sơn Nhất kiêm Chỉ huy Phi đoàn 1 Vận tải C.47 thay thế cố Chuẩn tướng Lưu Kim Cương (tử trận ở trận chiến đợt 2 Mậu Thân). Đầu năm 1971, căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất và các đơn vị trú đóng được nâng lên cấp Sư đoàn mang tên Sư đoàn 5 Không quân. Sau đó ông được giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn, cấp phó cho ông là Trung tá Đinh Thạch On[4].

Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972 ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Ông giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 Không quân cho đến cuối tháng 4 năm 1975.

Ngày 29 tháng tư, ông cùng gia đình di tản ra khỏi Việt Nam. Sau đó sang định cư tại Tiểu bang Florida, Hoa Kỳ.

Tháng 10 năm 1995, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 65 tuổi.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hải Ninh là tên tỉnh thời Pháp thuộc, Móng Cái là Trung tâm Hành chính của tỉnh. Nay là Thành phố Móng Cái trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.
  2. ^ Đại uý Đinh Văn Chung, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tham mưu phó Chiến tranh Chính trị trong Bộ Tư lệnh Không quân.
  3. ^ Trung tá Vương Văn Đông sinh năm 1930 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế. Giải ngũ năm 1960 sang Pháp định cư.
  4. ^ Trung tá Đinh Thạch On sinh năm 1931, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức và khóa 1 Sĩ quan Hoa tiêu Nha Trang.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review phim “No Time to Die”- bom tấn không thể bỏ lỡ
Review phim “No Time to Die”- bom tấn không thể bỏ lỡ
Sự trở lại của James Bond một lần nữa xứng đáng vị thế đứng đầu về phim hành động cũng như thần thái và phong độ của nam tài tử Daniel Craig là bất tử
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2
Kỹ thuật Feynman có thể giúp bạn nhớ mọi thứ mình đã đọc
Kỹ thuật Feynman có thể giúp bạn nhớ mọi thứ mình đã đọc
Nhà vật lý đoạt giải Nobel Richard Feynman (1918–1988) là một chuyên gia ghi nhớ những gì ông đã đọc
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Seira J. Loyard (Kor. 세이라 J 로이아드) là một Quý tộc và là một trong tám Tộc Trưởng của Lukedonia. Cô là một trong những quý tộc của gia đình Frankenstein và là học sinh của trường trung học Ye Ran. Cô ấy cũng là thành viên của RK-5, người cuối cùng tham gia.