Phan Thu

Phan Thu
Chức vụ
Nhiệm kỳtháng 11 năm 1993 – 1996
Nhiệm kỳ1989 – 1996
Tiền nhiệmPhan Khắc Hy
Kế nhiệmTrần Đức Việt
Nhiệm kỳ1988 – 1989
Tiền nhiệmHoàng Văn Thái
Kế nhiệmĐào Đình Luyện
Nhiệm kỳ1981 – 1987
Tiền nhiệmHoàng Đình Phu
Kế nhiệmTrần Thức Vân
Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự
Nhiệm kỳ1979 – 1981
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1931 (92–93 tuổi)
Quốc Oai, Hà Tây, Liên bang Đông Dương
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ19501997
Cấp bậc Trung tướng

Phan Thu (sinh 1931) là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam hàm Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Giáo sư; nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự, Cục trưởng Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không. Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI (Dự khuyết) và khoá VII, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII và IX.[1][2][3]

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là người gốc họ Đào, tên thật là Đào Phan Thu quê tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. (nay là Hà Nội), Bố nuôi của cha ông là người họ Phan nên ông mang họ Phan.

Tháng 1 năm 1947, ông là Đoàn viên thanh niên cứu quốc, phụ trách công tác thiếu nhi và tham gia dạy bình dân học vụ.

Tháng 1 năm 1948, là hoc sinh và làm công tác vận đông học sinh ở Trường Nguyễn Huệ (tỉnh Hà Đông).

Tháng 1 năm 1949, đi học và công tác vận động học sinh Trường Ngô Sĩ Liên (tỉnh Bắc Giang).

Tháng 1 năm 1950, tham gia Đại hội Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất (tháng 2 năm 1950), là cán bộ Trung ương Đoàn Thanh niên Việt Nam (Ban vận đông sinh Trung ương).

Tháng 5 năm 1950, nhập ngũ và theo học Trường Lục quân khóa 6 chuyên ngành Pháo binh.[4]

Tháng 6 năm 1951, Trung đội trưởng, cán bộ khung và là giáo viên Trường Lục quân khóa 7 và 8.

Trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 5 năm 1954, được cử đi học lớp Ra-đa, pháo cao xạ 88mm ở Đông Bắc Trung Quốc.

Tháng 3 năm 1955, ông là Tổ trưởng giáo viên lớp chuyển Binh chủng Ra-đa thuộc Đại đoàn Phòng không 367.

Tháng 9 năm 1955, Trợ lý Ra-đa Phòng Tham mưu Đại đoàn Phòng không 367.

Trong thời gian này ông tham gia học tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và tốt nghiệp loại xuất sắc.[1]

Tháng 11 năm 1958, Trợ lý Ra-đa Phòng Tham mưu Bộ Tư lệnh Phòng không.

Ngày 22 tháng 10 năm 1963, Trợ lý Ra-đa Phòng Tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân.

Tháng 9 năm 1967, Đội trưởng đội nhiễu Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân.

Tháng 10 năm 1968, Phó Phòng nghiên cứu Khoa học Quân chủng Phòng không Không quân.

Tháng 9 năm 1969, Phó Phòng Quân báo Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân.

Tháng 1 năm 1970, Phó Phòng Quân báo kiêm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn nhiễu Quân chủng Phòng không Không quân.

Tháng 10 năm 1970, Phó Phòng nghiên cứu Khoa học Quân sự Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân.[5]

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, ông được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Tháng 3 năm 1972, Trưởng phòng nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân. Kết quả nghiên cứu tín hiệu gây nhiễu của máy bay B-52 mà ông và đồng đội nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.

Tháng 3 năm 1975, Cục phó Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không.

Giai đoạn sau 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 1977, ông là Cục trưởng Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không kiêm Bí thư Đảng ủy Cục Kỹ thuật.

Tháng 5 năm 1979, Viện phó Viện Kỹ thuật Quân sự Tổng cục Kỹ thuật.

Tháng 8 năm 1981, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự.

Tháng 12 năm 1987, đồng Chủ tịch Ủy ban phối hợp Trung tâm nhiệt đới Việt Xô, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Trung tâm nhiệt đới.

Tháng 6 năm 1988, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng.

Tháng 4 năm 1989, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế Bộ Quốc phòng.

Tháng 7 năm 1993, Giám đốc Công ty Kinh tế Kỹ thuật GAET.

Tháng 11 năm 1993, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế.

Năm 1997, ông nghỉ hưu.

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1985 1990
Quân hàm
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân

Huân chương Quân công hạng Nhì

Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Ba)

Huân chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Ba

Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất

Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba)

Huy chương Quân kỳ quyết thắng

• Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Đinh Hải Đăng (25 tháng 5 năm 2022). “Người góp công "vạch nhiễu tìm thù". Cổng TTĐT Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.[liên kết hỏng]
  2. ^ “Đại biểu Quốc hội Phan Thu khóa VIII”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ “Đại biểu Quốc hội Phan Thu khóa IX”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2014.
  4. ^ Quỳnh Chi (20 tháng 1 năm 2021). “Trung tướng Phan Thu: Những ngày tháng không thể nào quên”. Nhà xuất bản Trẻ.
  5. ^ Hữu Thu (16 tháng 12 năm 2022). “Gặp Anh hùng vạch nhiễu tìm sóng B-52”. Báo điện tử Quốc phòng Thủ đô.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan