Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Chủ tịch Nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Chức vụ bị xóa bỏ
Nhiệm kỳ đầuHồ Chí Minh
Nhiệm kỳ cuốiTôn Đức Thắng
Cách gọiĐồng chí Chủ tịch nước
Nơi làm việcPhủ Chủ tịch, Hà Nội
Bổ nhiệmQuốc hội Việt Nam
Chức vụ thành lập2 tháng 9 năm 1945
Chức vụ kết thúc2 tháng 7 năm 1976

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946[1] có quy định về chức vụ Chủ tịch nước và Chính phủ tại Chương IV: CHÍNH PHỦ như sau:

  • Chính phủ gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Nội các. Nội các có Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. (Điều 44)
  • Chủ tịch nước chọn Thủ tướng trong Quốc hội và đưa ra cho các đại biểu quốc hội biểu quyết (Điều 47)
  • Chủ tịch nước có các quyền hạn chính như: thay mặt cho nước; giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái; ký sắc lệnh bổ nhiệm hoặc cách chức Thủ tướng, nhân viên Nội các; chủ tọa Hội đồng chính phủ... (Điều 49)

Trong hoàn cảnh chiến tranh, Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước, đứng đầu Chính phủ, và kiêm nhiệm chức vụ Thủ tướng. Đến năm 1955 chức vụ Thủ tướng được chuyển giao cho Phó Thủ tướng lúc đó là Phạm Văn Đồng đảm nhiệm. Hồ Chí Minh là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Quốc hội khóa II bầu lại và làm Chủ tịch đến khi ông mất ngày 2 tháng 9 năm 1969. Người kế nhiệm ông ở cương vị này là Tôn Đức Thắng, chính thức từ ngày 22 tháng 9 năm 1969, trước đó là Quyền Chủ tịch nước, cho đến khi đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Dưới đây là danh sách các Chủ tịch nước từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập. Tất cả các Chủ tịch nước đều là Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị. Trừ trường hợp đặc biệt là Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng là người không đảng phái được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị tạm quyền Chủ tịch nước trong thời gian ông sang Pháp vận động ngoại giao.

Khung màu xám chỉ người giữ chức vụ Quyền Chủ tịch nước.

Thứ tự Tên Chân dung Nhiệm kỳ Thời gian tại nhiệm Chức vụ Đảng phái
1 Hồ Chí Minh

(1890 – 1969)

2 tháng 9 năm 19452 tháng 9 năm 1969 (mất khi đang tại chức) 24 năm, 0 ngày Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (1945-1946) Chủ tịch Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946) Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946) Chủ tịch Chính phủ liên hiệp Quốc dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946-1955) Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đảng Cộng sản Đông Dương (đến 1951)
Đảng Lao động Việt Nam (từ 1951)
- Huỳnh Thúc Kháng

(1876 – 1947)

31 tháng 5 năm 194621 tháng 10 năm 1946 143 ngày Quyền Chủ tịch nước không đảng phái
- Tôn Đức Thắng [2] (1888 – 1980) 3 tháng 9 năm 196922 tháng 9 năm 1969 19 ngày Quyền Chủ tịch nước

(sau khi Hồ Chí Minh qua đời)

Đảng Lao động Việt Nam
2 Tôn Đức Thắng

(1888 – 1980)

22 tháng 9 năm 19692 tháng 7 năm 1976 6 năm, 284 ngày Chủ tịch nước Đảng Lao động Việt Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “HIẾN PHÁP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 1946”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP. 9 tháng 11 năm 1946.
  2. ^ Chính thức từ 22 tháng 9 năm 1969.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
Nhưng những con sóng lại đại diện cho lý tưởng mà bản thân Eula yêu quý và chiến đấu.
Sơ lược về Dune - Hành Tinh Cát
Sơ lược về Dune - Hành Tinh Cát
Công tước Leto của Gia tộc Atreides – người cai trị hành tinh đại dương Caladan – đã được Hoàng đế Padishah Shaddam Corrino IV giao nhiệm vụ thay thế Gia tộc Harkonnen cai trị Arrakis.
Naginata - Vũ khí của Lôi thần Baal
Naginata - Vũ khí của Lôi thần Baal
Trấn của Baal không phải là một thanh Katana, biểu tượng của Samurai Nhật Bản. Mà là một vũ khí cán dài
Abraham Lincoln: Người tái sinh Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ
Abraham Lincoln: Người tái sinh Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ
Abraham Linconln luôn tin rằng, khi những Tổ phụ của nước Mỹ tuyên bố độc lập ngày 4/7/1776