Aurelianus

Để biết về các nghĩa khác, xin xem Aurelianus (định hướng).
Aurelianus
Hoàng đế La Mã
Hoàng đế thứ 44 của Đế quốc La Mã
Trị vìTháng 9 năm 270tháng 9 hoặc tháng 10 năm 275
Tiền nhiệmQuintillus Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmMarcus Claudius Tacitus Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Sinh9 tháng 9 năm 214 hay 215
Sirmium
Mấttháng 9 hay tháng 10 năm 275 (60 tuổi)
Caenophrurium, Thrace
Vợ
Tên đầy đủ
Lucius Domitius Aurelianus
Giai đoạnKhủng hoảng thế kỷ thứ ba

Lucius Domitius Aurelianus[1] (9 tháng 9 năm 214 hay 215tháng 9 hay tháng 10 năm 275), còn gọi là Aurelian, là Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 270 đến năm 275. Thời trị vì, ông đánh bại quân Alamanni, đại phá quân GothVandal, do vậy người đời tôn ông là Kẻ chinh phạt man tộc Goth.[2]

Aurelianus đánh bại nữ vương Zenobia xứ Palmyra và đồng minh của bà là Zaba, chinh phạt đế quốc Palmyra vào năm 273 và nhớ đó tái chiếm các tỉnh phía Đông của Đế quốc La Mã, cứu vãn Đế quốc La Mã khỏi tình trạng cát cứ. Được xem là một nhà chinh phạt, ông còn xem mình là vị Hoàng đế có công khôi phục lại phương Đông, qua lá thư chiêu hàng gửi Zenobia.[3] Năm 275, ông thu phục đế quốc Gaul ở phía Tây, thống nhất toàn bộ đế quốc La Mã.

Ông cho xây trường thành Aurelianusthủ đô Roma, và cắt đi tỉnh Dacia thuộc La Mã. Được xem là một vị Hoàng đế vĩ đại của La Mã,[3] những chiến thắng của ông đã chấm dứt giai đoạn khủng hoảng thế kỷ thứ ba của đế quốc. Sau khi khôi phục lãnh thổ đế quốc về thời hoàng kim, ông bị ám sát và Marcus Claudius Tacitus lên nối ngôi.[4] Tuy rằng Domitianus là vị Hoàng đế đầu tiên đề nghị chính thức được thừa nhận là dominus et deus (chủ nhân và thần linh), các tước hiệu này không được viết trên các văn kiện chính thức do đến thời kỳ Aurelianus.[5]

Những năm tháng đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Lucius Domitius Aurelianus chào đời tại Dacia ripensis hay Sirmium (nay là Sremska Mitrovica, Serbia),[6] trong một gia đình vô danh ở tỉnh; cha ông là tá điền của một vị nguyên lão vô danh tên là Aurelius, và Aurelius đã đặt cái tên của mình cho gia đình của Aurelianus.[7] Aurelianus đã gia nhập vào quân đội khoảng năm 235, ở độ tuổi khoảng 20. Ông đã sớm chứng tỏ được tài năng xuất chúng của mình trong các cuộc chiến tranh thời đó, và những chiến công của ông đã khiến cho Hoàng đế Gallienus phong ông làm chỉ huy hữu quân La Mã, và dux equitum (Thống lĩnh Kỵ binh). Vào năm 268, quân Kỵ binh của ông đập tan một đội Kỵ binh hùng mạnh của người Goth trong trận Naissus, và đánh bại một cuộc xâm lược nguy hiểm nhất vào chính quốc La Mã kể từ thời Hannibal. Có tài liệu cho hay ông đã tham gia trong vụ ám sát Gallienus (268), và tôn Claudius Gothicus lên ngai vàng La Mã.[8]

Aurelianus đã kết hôn với Ulpia Severina, bà ít được biết đến. Giống như Aurelianus, bà đến từ Dacia.[9] Họ được biết là đã có một người con gái với nhau..[10]

Phụng sự dưới triều Claudius

[sửa | sửa mã nguồn]

Claudius đã được binh lính dưới quyền mình tuyên bố làm Hoàng đế ở bên ngoài Mediolanum. Vị Hoàng đế mới ngay lập tức ra lệnh cho Viện nguyên lão phải phong thần cho Gallienus.[11] Tiếp theo, bản thân ông bắt đầu xa lánh những kẻ chịu trách nhiệm về vụ ám sát vị hoàng đế tiền nhiệm, và ra lệnh hành quyết những kẻ trực tiếp tham gia.[11] Aureolus lúc đó vẫn còn bị bao vây trong thành phố Mediolanum và ông ta đã tìm cách hòa giải với vị Hoàng đế mới, nhưng Claudius đã không bỏ qua cho đối thủ tiềm năng này.

Dưới triều đại của Claudius, Aurelianus đã thăng tiến một cách nhanh chóng: ông đã được giao quyền chỉ huy lực lượng kỵ binh Damaltia tinh nhuệ, và ông đã sớm thăng lên chức Tổng chỉ huy toàn bộ kị binh- chức vụ mà Hoàng đế đã nắm giữ trước kia [11] Cuộc chiến chống lại Aureolus và việc tập trung toàn bộ lực lượng ở Ý cho phép người Alamanni vượt qua phòng tuyến Rhaetia dọc theo thượng nguồn sông Danube. Tiến quân qua Raetia và dãy núi Alps mà không bị cản trở, họ tiến vào miền Bắc nước Ý và bắt đầu tiến hành cướp bóc khu vực này. Đầu năm 269, hoàng đế Claudius và Aurelianus đã hành quân về phía bắc để giao chiến với người Alamanni, và hoàn toàn đánh bại họ trong trận Hồ Benacus[12].

Trong khi vẫn đang còn phải đối phó với kẻ thù vừa bị đánh bại, những tin tức mới từ vùng Balkans lại được báo về, với các cuộc tấn công quy mô lớn từ người Heruli, Goth, người Gepid, và người Bastarnae.[12] Claudius ngay lập tức phái Aurelianus đến vùng Balkans để ngăn chặn các cuộc xâm lược này theo cách tốt nhất mà ông có thể làm được cho đến khi hoàng đế Claudius đến nơi cùng với quân đội chủ lực của ông ta[13]. Người Goth đang bao vây Thessalonica khi họ nghe tin hoàng đế Claudius đang tiến gần đến nơi, điều này khiến họ từ bỏ cuộc bao vây và cướp bóc vùng đông bắc Macedonia. Aurelianus đã chặn đứng người Goth với kỵ binh Damaltia của mình và đánh bại họ trong một loạt các cuộc giao tranh nhỏ, tiêu diệt tới tận 3000 quân địch [13]. Aurelianus sau đó tiếp tục quấy nhiễu quân thù, ông đánh đuổi họ về phía bắc vào Thượng Moesia, tại nơi đó hoàng đế Claudius đã tập hợp đội quân chủ lực của ông ta. Trận chiến nổ ra tiếp theo đó lại không rõ ràng: đà tiến quân về phía bắc của người Goth đã bị chặn lại nhưng người La Mã lại bị thiệt hại nặng[13].

Claudius không còn đủ khả năng để tiến hành một trận đánh lớn khác nữa, thay vào đó, ông đã bố trí một cuộc phục kích thành công, giết chết hàng ngàn quân địch. Tuy nhiên, phần lớn người Goth đã trốn thoát và bắt đầu rút lui về phía nam theo cách mà họ đã đến. Trong phần còn lại của năm đó, Aurelianus đã tiến hành quấy rối quân địch với kỵ binh Damaltia của mình.[14]

Bây giờ bị mắc kẹt trong lãnh thổ của người La Mã, nguồn lương thực dự trữ ít ỏi của người Goth bắt đầu dần trở nên cạn kiệt. Aurelianus, cảm nhận được sự tuyệt vọng của kẻ thù, ông đã tấn công họ với toàn bộ lực lượng kỵ binh của mình, giết chết nhiều quân địch và đánh đuổi số còn lại chạy về phía tây vào vùng Thrace [14] Ngay khi mùa đông đến, người Goth rút lui vào dãy núi Haemus, chỉ để thấy rằng họ đã bị mắc bẫy và bị bao vây. Thời tiết khắc nghiệt lúc này càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực của họ. Tuy nhiên, người La Mã đã đánh giá thấp người Goth và mất cảnh giác, điều này đã cho phép kẻ thù của họ phá được vòng vây và trốn thoát. Rõ ràng hoàng đế Claudius đã bỏ qua lời khuyên, có lẽ từ Aurelianus, ông ta đã giữ lại lực lượng kỵ binh và chỉ phái bộ binh đi ngăn cản cuộc phá vây của quân thù.

Người Goths sau đó đã cố gắng để trốn thoát và tiếp tục cuộc tiến quân của họ xuyên qua Thrace.[14] Quân đội La Mã tiếp tục theo đuổi người Goth trong mùa xuân và mùa hè năm 270. Trong khi đó, một bệnh dịch khủng khiếp đã tràn qua vùng Balkans, giết chết nhiều binh lính ở cả hai phe.

Hoàng đế Claudius đã ngã bệnh trên đường hành quân và ông buộc phải trở về trụ sở khu vực của mình ở Sirmium, và giao cho Aurelianus phụ trách nhiệm vụ chống lại người Goth[14]. Aurelianus đã sử dụng kỵ binh của mình rất hiệu quả, ông phá vỡ người Goth thành các nhóm nhỏ hơn và có thể dễ dàng đối phó với họ. Đến cuối mùa hè, người Goths đã bị đánh bại: bất kỳ người nào sống sót đều bị tước đoạt hết các loài vật và chiến lợi phẩm của họ và họ đã bị sung vào quân đội hoặc định cư và trở thành nông dân ở khu vực biên giới.[14] Aurelianus đã không có thời gian để thưởng thức những chiến thắng của mình, vào cuối tháng tám tin tức đến từ Sirmium cho ông biết rằng, hoàng đế Claudius đã qua đời[15]

Đối chọi với Quintillus

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau khi Hoàng đế Claudius qua đời, em ông là Quintillus lên nối ngôi với sự hỗ trợ của Viện Nguyên lão. Như một hành động đặc trưng vào thời kỳ Khủng hoảng trong thế kỷ 3, Quân đội La Mã không chịu thừa nhận ngôi Hoàng đế của Quintillus, thay vì đó họ khuyến khích một trong những viên chỉ huy của họ lên thay: Aurelianus được các Quân đoàn Lê dương La Mã tấn phong làm Hoàng đế vào tháng 9 năm 270 tại Sirmium. Ông đánh bại quân của Quintillus, và được Viện Nguyên lão La Mã tôn làm Hoàng đế sau khi Quintillus qua đời. Người ta còn tuyên truyền tâng bốc rằng Aurelianus đã được Claudius Gothicus chọn làm Hoàng đế kế tục khi vị Hoàng đế này đang hấp hối[16]; sau này, vào khoảng năm 272, Aurelianus chọn ngày mất của Claudius là dies imperii (hiểu là Ngày kỷ niệm sự lên ngôi) của ông, qua đó, ông hoàn toàn công nhận Quintillus là một kẻ tiếm ngôi.[17]

Sau khi lên ngôi, ông chuyển tâm trí mình vào việc giải quyết những vấn đề nghiêm trọng nhất của Đế quốc La Mã - chiếm lại phần lãnh thổ rộng lớn đã bị mất trong hai thập kỷ trước đó, và tiến hành cải cách dân sự (res publica).

Chinh phạt và cải cách

[sửa | sửa mã nguồn]
Aurelianus là một chỉ huy quân đội La Mã, và luôn lấy lòng các quân đoàn trong thời trị vì của ông; đồng tiền này ca ngợi CONCORDIA MILITVM, "Tình bạn giữa ba quân" – tức mối quan hệ giữ Hoàng đế và quân sĩ tốt đẹp. Mỉa mai thay, đội Cận vệ đã sát hại ông (275).

Vào năm 248, Hoàng đế Marcus Julius Philippus đã làm lẽ kỷ niệm một nghìn năm Roma, tổ chức nhiều trò chơi và lễ hội hoành tráng, làm cho nhân dân La Mã trở nên tự hào hơn về đế quốc. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, Đế quốc La Mã phải đương đâu với họa ngoại xâm; trong khi đó, nhiều cuộc nội chiến khốc liệt đã đe dọa đến sự tồn vong của Đế quốc, và sức mạnh của Nhà nước cũng suy thoái với sự xuất hiện của nhiều kẻ cướp ngôi. Không những thế, nền kinh tế La Mã cũng lung lay, nên nền nông nghiệpthương mại của đế quốc suy yếu. Vào năm 205, dân chúng toàn đế quốc chịu một cơn bệnh dịch nghiêm trọng, với hậu quả là đế quốc phải mất nhiều nhân lực cho cả quân đội và nông nghiệp. Do đó, Đế quốc La Mã không thể vượt qua thảm họa Hoàng đế Valerianus bị quân Ba Tư bắt làm tù binh vào năm 260. Ở miền Đông đế quốc, các quan cai trị thành phố Palmyra, tại Syria, ngày càng có nhiều quyền hạn cho đến khi Đế quốc Palmyra ra đời - đây này là mối đe dọa nguy hiểm hơn cả Đế quốc Ba Tư đối với La Mã. Các tỉnh miền Tây Đế quốc La Mã vốn gần kề biên giới (limes) sông Ranh đều ly khai và thành lập một quốc gia thứ ba, một quốc gia tự trị trong Đế quốc La Mã - đó là Đế quốc Gallia. Ngay tại Roma, quyền lợi của Hoàng đế luôn bị đe dọa, phải gìn giữ Ý và vùng Balkan. Các vị tiên đế Gallienus và Claudius Gothicus phải đối đầu với những vấn đề này, và Aurelianus quyết định đối phó với chúng sau khi lên ngôi Hoàng đế.[18]

Thống nhất Đế quốc La Mã

[sửa | sửa mã nguồn]
Đế quốc La Mã (271), trước khi Aurelianus đánh dẹp Đế quốc PalmyraĐế quốc Gaul.

Những hành động đầu tiên của vị tân Hoàng đế là củng cố uy quyền của mình ở chính quốc La Mã. Cuối năm 270, Aurelianus tiến công quân Vandal, JuthungiSarmatia trên đất Ý, quét sạch các man tộc ra khỏi Đế quốc La Mã. Để tôn vinh những chiến thắng này, người ta tôn ông làm Germanicus Maximus.[19] Uy quyền của Hoàng đế bị đe dọa bởi một vài kẻ tiếm vịSeptimius, Urbanus, Domitianus, và cuộc binh biến của Felicissimus — kẻ lợi dụng tình hình bất an của Đế quốc và ảnh hưởng lớn lao hơn cả của quân đội trong nền chính trị La Mã. Aurelianus, vốn là một tướng lĩnh giàu kinh nghiệm, lo sợ mình không được lòng toàn quân; do đó, ông tiến hành tuyên truyền thông qua các đồng tiền của ông, rằng ông cần các quân đoàn La Mã hỗ trợ.[17]

Dẹp tan quân Alamanni

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nhiên, họa ngoại xâm từ các man tộc phương Bắc vẫn chưa kết thúc. Vào năm 271, quân Alamanni tiến vào Ý, kéo quân đến thảo nguyên Po và tấn công làng mạc; họ vượt sông Po, chiếm đóng Placentia và tiến đến Fano. Lúc bấy giờ, Aurelianus đang ở Pannonia để theo dõi cuộc rút quân của người Vandal, biết quân Alamanni đến ông nhanh chóng thân chinh kéo quân vào Ý, nhưng bị đánh bại trong một trận chiến ở gần Placentia vào tháng 1 năm 271. Tin bại trận Hoàng đế được lan truyền tới Roma, làm chính quyền La Mã đâm ra vô cùng lo sợ họa ngoại xâm.

Cổng Porta Asinara trong Những bức tường thành Aurelianus.

Tuy nhiên, Hoàng đế Aurelianus đã tấn công quân Alamanni đang đóng gần sông Metaurus, đánh bại quân Alamanni trong trận Fano, và đánh đuổi họ ra khỏi sông Po; cuối cùng, ông đã đập nát quân Alamanni trong Trận Pavia (271). Để ghi nhớ chiến công này, người ta phong tặng ông danh hiệu Germanicus Maximus. Tuy nhiên, người La Mã vẫn lo sợ các man tộc Đức sẽ còn xâm lược và trả thù, do đó, Aurelianus quyết định xây Trường thành Aurelianus xung quanh thủ đô Roma.[20]

Hoàng đế cũng trực tiếp dẫn các quân đoàn La Mã vào vùng Balkan, tại đây ông đánh tan quân Goth ở phía bên kia sông Danube, giết được thủ lĩnh của người Goth là Cannabaudes, và được phong làm Gothicus Maximus. Tuy nhiên, ông quyết định xóa sổ tỉnh Dacia, nằm ở tả ngạn sông Danube, vì Quân đội La Mã sẽ hết sức khó khăn để bảo vệ tỉnh này nếu có họa ngoại xâm. Ông lại thiết lập một tỉnh Dacia mới ở phía Nam sông Danube, trong vùng Moesia xưa, được gọi là Dacia Ripensis, với thành phố Serdica là thủ phủ.[21]

Đánh bại và tiêu diệt Đế quốc Palmyra

[sửa | sửa mã nguồn]
Aurelianus, hiện thân của Sol, đánh bại Đế quốc Palmyra và ca khúc khải hoàn ORIENS AVG – oriens Augusti: Mặt Trời/Ngôi Sao mọc lên của Augustus.

Vào năm 272, Aurelianus để ý đến những tỉnh bị mất ở miền Đông Đế quốc, và cái gọi là "Đế quốc Palmyra do Nữ hoàng Zenobia trị vì, đóng đô tại thành phố Palmyra.[22] Nữ hoàng Zenobia đã sáng lập ra Đế quốc này và sáp nhập các vùng đất Syria, Palestine, Ai Cập và những phần đất rộng lớn ở vùng Tiểu Á. Lúc đầu, Aurelianus được thừa nhận là Hoàng đế La Mã, trong khi Vaballathus, con trai của Zenobia, được công nhận là reximperator ("Quốc vương" và "Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội"); tuy nhiên, vị Hoàng đế quyết định giành lại các tỉnh miền Đông, sau khi ông nhận thấy Quân đội La Mã đã đủ mạnh.

Vùng đất Tiểu Á đã được tái chiếm lại một cách dễ dàng, tất cả các thành phố trừ ByzantiumTyana đã đầu hàng ông với ít sự kháng cự. Sự thất thủ của Tyana đã liên quan đến một truyền thuyết: Aurelianus vào thời điểm đó đã phá hủy tất cả các thành phố chống lại ông, nhưng ông đã tha cho thành phố Tyana sau khi ông mơ thấy nhà triết gia vĩ đại của thế kỷ thứ nhất, Apollonius của Tyana, người mà ông rất là tôn trọng, trong một giấc mơ.

Dù lý do gì đi nữa, Aurelianus đã tha thứ cho thành phố Tyana. Điều đó đã được đền đáp lại, có nhiều thành phố khác nữa đã đầu hàng ông khi thấy rằng Hoàng đế sẽ không còn khăng khăng muốn trả thù họ nữa. Trong thời gian sáu tháng, đội quân của ông đứng trước các cảnh cổng của thành phố Palmyra, và nó đầu hàng khi mà Zenobia cố gắng chạy trốn sang đế quốc Sassanid. "Đế quốc Palmyra" coi như đã diệt vong.

Với nguồn ngũ cốc dự trữ một lần nữa chuyển đến Roma, binh sĩ của Aurelianus đã phân phát bánh mì miễn phí cho các công dân của thành phố, và Hoàng đế đã được ca ngợi là anh hùng bởi thần dân của ông. Sau khi một cuộc chiến ngắn với người Ba Tư và một cuộc chiến khác ở Ai Cập chống lại kẻ tiếm vị Firmus, Aurelian đã buộc phải quay trở về Palmyra trong năm 273 khi đó thành phố đã nổi dậy một lần nữa. Lần này, Aurelianus đã cho phép binh sĩ của ông cướp phá thành phố, và Palmyra sẽ không bao giờ phục hồi lại nữa. Đã có thêm nhiều danh hiệu nữa được dành cho ông, ông được biết đến như là Parthicus MaximusRestitutor Orientis ("Người khôi phục phương Đông").[17]

Cuộc chinh phạt Đế quốc Gallia

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 274, vị Hoàng đế chiến thắng chuyển tầm nhin của mình sang phía Tây, và cái "Đế quốc Gallia" vốn đã bị Claudius Gothicus thu hẹp lãnh thổ. Trong cuộc chiến với Gallia, Aurelianus giành chiến thắng chủ yếu nhờ ngoại giao; "Hoàng đế Gallia" là Tetricus sẵn sàng thoái vị và nhượng lại xứ Gallia và đảo Anh cho Đế quốc La Mã, nhưng không tuyên bố công khai với Aurelianus. Thay vì đó, hai bên chỉ bắt đầu hợp tác với nhau vào mùa thu năm 274, khi quân La Mã giáp mặt với quân Gaul tại vùng Châlons-en-Champagne: Tetricus chỉ đào ngũ khỏi quân Gallia, chạy về phe La Mã và Aurelianus đã dễ dàng đại phá đội quân Gallia đối mặt với ông. Do có công giúp Quân đội La Mã thắng trận, Tetricus được Hoàng đế La Mã phong làm quan lớn ở bán đảo Ý.

Aurelianus ca khúc khải hoàn trở về thủ đô Roma, Viện Nguyên lão tôn vinh ông với tước hiệu cuối cùng – Restitutor Orbis ("Người tái lập cả thế giới"). Trong vòng bốn năm, ông đã bảo vệ các vùng biên giới của Đế quốc và thống nhất chúng, nhờ đó, tạo một bước ngoặt cho lịch sử Đế quốc La Mã trong vòng 200 năm tới.

Cải cách

[sửa | sửa mã nguồn]

Aurelianus là một nhà cải cách, ông đã giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng của bộ máy triều đình, bao gồm cả các vấn đề kinh tế và tôn giáo. Ông cũng phục hồi lại nhiều công trình công cộng, tổ chức lại việc quản lý lương thực dự trữ, thiết lập mức giá cố định đối với những hàng hóa quan trọng nhất, và truy tố hành vi sai trái của bất cứ quan chức nào.

Những cải cách tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Aurelianus đã củng cố vị trí của thần Mặt trời, Sol (Invictus) hoặc Oriens, như là vị thần quan trọng nhất trong hệ thần La Mã. Ý định của ông là đưa tới cho tất cả các dân tộc của đế quốc, thường dân hay binh lính, người phía Đông hay phía Tây, một vị thần duy nhất họ có thể tin vào mà không phản bội các vị thần riêng của họ. Trung tâm của tôn giáo này là một đền thờ mới, nó được xây dựng vào năm 274 trong Campus Agrippae ở thành Roma, với những đồ trang trí tuyệt vời được lấy từ các chiến lợi phẩm sau khi đánh thắng Đế quốc Palmyra.

Aurelianus đã không bức hại các tôn giáo khác. Tuy nhiên, trong triều đại ngắn ngủi của mình, ông có vẻ như đã theo đuổi nguyên tắc "một vị thần, 1 đế quốc", sau đó đã được chấp nhận và thực hiện tới một cách trọn vẹn bởi Constantinus. Trên một số tiền xu, ông xuất hiện với danh hiệu Deus et Dominus natus ("Thần linh và Quốc trưởng bẩm sinh"), mà sau đó cũng được Diocletianus bắt chước theo. Lactantius lập luận rằng Aurelianus có thể sẽ cấm tất cả các vị thần khác nếu ông ta có đủ thời gian.

Cuộc nổi loạn của Felicissimus và cải cách tiền đúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Triều đại của Aurelianus đã ghi nhận duy nhất một cuộc nổi loạn của những người thợ đúc tiền. Viên quan Rationalis Felicissimus, người cai quản xưởng đúc tiền tại Roma, đã nổi loạn chống lại Aurelianus. Cuộc nổi loạn dường như xuất phát từ một thực tế đó là những người thợ đúc tiền, và đầu tiên là Felicissimus, đã quen với việc ăn cắp bạc dùng cho đúc tiền xu và tạo ra những đồng tiền kim loại kém chất lượng. Aurelianus muốn loại bỏ điều này, và đưa Felicissimus ra xét xử. Viên rationalis đã xúi giục những người thợ đúc tiền tiến hành cuộc nổi loạn: cuộc nổi loạn lan đi khắp các con phố, thậm chí có vẻ như là Felicissimus đã bị giết chết ngay lập tức, có thể ông ta đã bị hành quyết.

Ông được xem là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Đế chế La Mã.[4] Đồng thời, ông cũng được đánh giá là một thiên tài quân sự và là một nguyên thủ vô cùng năng nổ, là vị Hoàng đế chinh phạt và chiến thắng Zenobia - người cũng được xem là một thiên tài quân sự khi ấy.[2][23][24] Cùng với các vị Hoàng đế Claudius GothicusDiocletianus, ông được ghi nhận là một người con của những vùng đất của người Illyrian đã trở thành vị Hoàng đế lừng danh của Đế quốc La Mã.[25]

Nhờ có thiên tài quân sự của ông, hàng chục năm sau khi Hoàng đế Valerianus thất trận và qua đời,[24] thời trị vì ngắn ngủi của ông đã đưa Đế quốc La Mã thoát khỏi tình trạng cát cứ, trong khi bảo vệ Đế quốc khỏi các cuộc xâm lược của man tộc vốn đã tiến đến cả bán đảo Ý. Cái chết của ông đã làm cho Đế quốc La Mã không hoàn toàn lập lại tình hình ổn định, và không có triều đại lâu dài có thể chấm dứt việc một loạt các Hoàng đế bị ám sát trong thời kỳ khủng hoảng. Cũng phải kể đến rằng ông đã đưa Đế quốc thoát khỏi một giai đoạn hết sức nguy kịch và nếu lịch sử Đế chế La Mã mà không có Aurelianus, Đế quốc sẽ còn chịu những cuộc xâm lược và cát cứ trong suốt thập kỷ mà ông trị vì. 20 năm sau đó, Hoàng đế Diocletianus sẽ hoàn toàn khôi phục nền thịnh trị và chấm dứt cuộc Khủng hoảng trong thế kỷ 3. Phần đất phía Tây sẽ còn tồn tại trong khoảng 200 năm nữa trong khi phần đất phía Đông sẽ còn phát triển thịnh vượng trong một thiên niên kỷ nữa.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tên đầy đủ của ông, với những danh hiệu tôn vinh và ngợi ca chiến thắng, bao gồm Imperator Caesar Lucius Domitius Aurelianus Augustus, Germanicus Maximus, Gothicus Maximus, Parthicus Maximus, Restitutor Orientis, Restitutor Orbis.
  2. ^ a b The Lowell offering, Tập 3-5, trang 114
  3. ^ a b William Stearns Davis, Readings in Ancient History II - Rome and the West, các trang 208-210.
  4. ^ a b A Team Of Experts, Advanced Learner's Dictionary of History, trang 17
  5. ^ “The Cult of Sol Invictus”. Google Books. Truy cập 20 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ Eutropius (9,13,1) says he was born in Dacia ripensis; Historia Augusta (Aurelianus 3,1) supports the birth in Sirmium or Dacia ripensis, but reports also origins of Moesia (Aurelianus 3,2); Aurelius Victor (Epitome de Caesaribus, xxxv,1) claims he was born between Dacia and Macedonia.
  7. ^ Aurelius Victor
  8. ^ Aurelius Victor, xxxiii,21. Other sources do not cite Aurelian among those who conjured against Gallienus.
  9. ^ Watson, Alaric (1999). Aurelian and the Third Century. London: Routledge. ISBN 0-415-07248-4.
  10. ^ Körner, Christian (ngày 23 tháng 12 năm 2008). “Aurelian (A.D. 270–275)”. De Imperatoribus Romanis: An Online Encyclopedia of Roman Rulers and Their Families. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2011.
  11. ^ a b c Watson, p. 42
  12. ^ a b Watson, p. 43
  13. ^ a b c Watson, p. 44
  14. ^ a b c d e Watson, p. 45
  15. ^ Watson, p. 46
  16. ^ Zonaras.
  17. ^ a b c Korner.
  18. ^ Watson, p. 23.
  19. ^ Zosimus, 1,48f.; Eutropius; Dexippus, FGrH IIA 460 F7; Historia Augusta – Aurelianus xxi,1–3 and xviii,2.
  20. ^ Watson, pp. 51–54, 217.
  21. ^ Watson, pp. 54–55.
  22. ^ The war against the Palmyrene Empire is described in Zosimus, 1,50,1–1,61,1, and Historia Augusta, Aurelianus, 22–31.
  23. ^ Basil Lanneau Gildersleeve, Benjamin Dean Meritt, Project Muse, JSTOR (Orga nization), Harold Fredrik Cherniss, Henry Thompson Rowell, American journal of philology, Tập 51, trang 353
  24. ^ a b H. Biglow, Orville Luther Holley, The American monthly magazine and critical review, Tập 2, trang 403
  25. ^ Nicholas V. Gianaris, Geopolitical and economic changes in the Balkan countries, trang 18

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn sơ cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn thứ cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tập 58 trong tổng số American periodical series, 1800-1850

  • Basil Lanneau Gildersleeve, Benjamin Dean Meritt, Project Muse, JSTOR (Organization), Harold Fredrik Cherniss, Henry Thompson Rowell, American journal of philology, Tập 51, Johns Hopkins University Press, 1930.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Quintillus
Hoàng đế La Mã
270–275
Kế nhiệm
Marcus Claudius Tacitus
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm
Flavius Antiochianus,
Virius Orfitus,
Victorinus
Chấp chính quan của Đế quốc La Mã
271
với Pomponius Bassus,
Tetricus I
Kế nhiệm
Titus Flavius Postumius Quietus,
Junius Veldumnianus,
Tetricus I
Tiền nhiệm
M. Claudius Tacitus,
Iulius Placidianus,
Tetricus I
Chấp chính quan của Đế quốc La Mã
274–275
với Capitolinus,
Marcellinus
Kế nhiệm
Imp. Caesar M. Claudius Tacitus Augustus II,
Aemilianus II
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Akatsuki no Goei - Trinity Complete Edition [Tiếng Việt]
Akatsuki no Goei - Trinity Complete Edition [Tiếng Việt]
Cậu chuyện lấy bối cảnh Nhật Bản ở một tương lai gần, giai đoạn cảnh sát hoàn toàn mất kiểm soát, tội phạm ở khắp nơi
Liệu Bích Phương có đang loay hoay trong sự nghiệp ca hát
Liệu Bích Phương có đang loay hoay trong sự nghiệp ca hát
Bước vào con đường ca hát từ 2010, dừng chân tại top 7 Vietnam Idol, Bích Phương nổi lên với tên gọi "nữ hoàng nhạc sầu"
[Tóm tắt và đánh giá sách] Mindset - Sức mạnh của việc đổi mới tư duy
[Tóm tắt và đánh giá sách] Mindset - Sức mạnh của việc đổi mới tư duy
Mindset là cuốn sách giúp bạn hiểu cặn kẽ về sức mạnh của tư duy dưới nghiên cứu đánh giá tâm lý học - hành vi con người