Rái cá cạn

Rái cá cạn
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Rodentia
Họ (familia)Sciuridae
Chi (genus)Marmota
Phân chi (subgenus)Marmota
Loài (species)M. sibirica
Danh pháp hai phần
Marmota sibirica
(Radde, 1862)

Rái cá cạn hay còn gọi là Mác mốt Tarbagan hay Mác mốt Mông Cổ (Danh pháp khoa học: Marmota sibirica) là một loài gặm nhấm trong họ Sciuridae hay sóc đất, chúng được tìm thấy ở vùng Nội Mông và sông Hắc Long Giang của Trung Quốc, miền Bắc và miền Tây Mông Cổ, và nước Nga (Tây Nam Siberia, Tuva, Transbaikalia)[2]. Hiện nay, chúng được xếp vào tình trạng nguy hiểm bởi IUCN năm 2008[1]

Loài này được Radde mô tả năm 1862[2] và có hai phân loài được ghi nhận là M. s. sibiricaM. s. caliginosus.[2] Ở vùng Altai của Mông Cổ, nó có phạm vi phân bố chồng chéo với loài Mắc mốt xám (Marmota baibacina)[3]. Rái cá cạn phân bố nhiều ở vùng Bayankhongor, các cư dân của Bayankhongor được tuyên truyền rằng tỉnh mình có số lượng marmot (rái cá cạn) nhiều nhất trong cả nước.

Ở Mông Cổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Rái cá cạn được người Mông Cổ ngày xưa cho rằng là một trong những đại họa của thảo nguyên, bốn đại họa gồm chuột, thỏ, rái cá cạn và dê vàng (linh dương Mông Cổ) vì chúng tận diệt đồng cỏ[4][5]. Mỗi khi mùa đông đến, do nguồn thức ăn cạn kiệt nên con rái cá cạn chuyên ăn phần có màu xanh của cây, giấu mình trong các hốc cây, dưới đất, hang động để ngủ đông. Những hang hốc chúng đào ra trên thảo nguyên là nơi trú ẩn của đám mòng muỗi trong mùa đông và khi mùa hè ấm áp, các loài ruồi mỗi sẽ sinh sôi và túa ra từ những cái hang này và đốt chích hút máu các động vật trên thảo nguyên.

Sói bắt chuột, bắt thỏ, bắt rái cá cạn, đuổi dê vàng, do vậy sói Mông Cổ được xem là do trời sai xuống để bảo vệ đồng cỏ, sói không còn thì thảo nguyên cũng không còn[4][5]. Ngoài ra, ở Trung Quốc trước đây từng xuất hiện loại dịch hạch trên diện rộng do loài rái cá cạn có nhiều ở các vùng Thanh Hải, Cam Túc, Tây Tạng và là nguồn truyền bệnh dịch cho các vùng này do loại rệp ký sinh từ chúng hay do ăn thịt chúng. Rái cá cạn là nguồn phát tán bệnh dịch chính và ở miền thảo nguyên mênh mông của tỉnh Thanh Hải, rái cá cạn có ở khắp nơi[6][7][8].

Món Boodog được làm từ nguyên liệu là loài rái cá cạn (Mắc mốt Mông Cổ)

Rái cá cạn là nguyên liệu cho món ăn Boodog nổi tiếng ở Mông Cổ, dù có tên boodog nhưng món ăn không liên quan tới chó ("dog") mà được làm từ hoặc rái cá cạn là một loài gặm nhấm sống trên thảo nguyên Mông Cổ. Khi người ta bắt được rái cá cạn thì sẽ nhét đầy những viên đá nướng bên trong để nhằm làm chín thịt sau khi ruột và xương đã được lấy sạch qua đường cổ họng và làm thịt chín từ trong ra ngoài. Sau này do những con rái cá cạn khan hiếm nên người Mông Cổ thay thế nguyên liệu bằng những con dê hoặc gia súc nhỏ.[9][10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Batbold, J., Batsaikhan, N., Tsytsulina, K., Sukchuluun, G. (2008). “Marmota sibirica”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2017-1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  3. ^ Rogovin, Konstantin A. (1992). “Habitat use by two species of Mongolian marmots (Marmota sibirica and M. baibacina) in a zone of sympatry' (PDF). Acta Theriologica. 37 (4): 345–350. doi:10.4098/at.arch.92-35.
  4. ^ a b Những hé lộ kì lạ về sói trong Tôtem sói
  5. ^ a b "Totem sói" liên quan gì đến "Trỗi dậy hòa bình" và "Trung Hoa mộng"?”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  6. ^ Wu Lien-teh, "First Report of the North Manchurian Plague Prevention Service", 1913
  7. ^ Elton, C.S. (1925). “Plague and the Regulation of Numbers in Wild Mammals”. Journal of Hygiene. 24 (2): 138–163. doi:10.1017/S0022172400008652. PMC 2167669. PMID 20474858.
  8. ^ Kelly, John (2006). The Great Mortality: An Intimate History of the Black Death, the Most Devastating Plague of All Time. HarperCollins. tr. 300. ISBN 0-06-000693-5. OCLC 68437303.
  9. ^ “Ký sự Mông Cổ - Bài 2: Du mục – ngàn năm thương nhớ!”. PLO. Truy cập 6 tháng 8 năm 2015.
  10. ^ “Phóng viên Cẩm Tú và những ngày băng qua thảo nguyên Mông Cổ”. PLO. Truy cập 6 tháng 8 năm 2015.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vị trí của 10 thanh kiếm sấm sét - Genshin Impact
Vị trí của 10 thanh kiếm sấm sét - Genshin Impact
Đủ 10 thanh thì được thành tựu "Muôn Hoa Đua Nở Nơi Mục Rữa"
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro (椎名 ましろ Shiina Mashiro) là main nữ trong "Sakurasou no Pet Na Kanojo" và hiện đang ở tại phòng 202 trại Sakurasou. Shiina có lẽ là nhân vật trầm tính nhất xuyên suốt câu chuyện.
[Tóm tắt] Light Novel Năm 2 Tập 1 - Classroom of the Elite
[Tóm tắt] Light Novel Năm 2 Tập 1 - Classroom of the Elite
Bức màn được hé lộ, năm thứ hai của series cực kỳ nổi tiếng này đã xuất hiện
Chú thuật hồi chiến chương 261: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Chú thuật hồi chiến chương 261: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Khởi đầu chương là khung cảnh Yuuji phẫn uất đi…ê..n cuồng cấu x..é cơ thể của Sukuna, trút lên người hắn sự căm hận với quyết tâm sẽ ngh..iề..n nát trái tim hắn