RIM-174 ERAM Standard SM-6 | |
---|---|
USS John Paul Jones phóng tên lửa phòng không RIM-174 tháng Sáu năm 2014 | |
Loại | Tên lửa phòng không (Vai trò chính) Tên lửa chống tên lửa đạn đạo (Pha cuối) Tên lửa chống tàu |
Nơi chế tạo | Hoa Kỳ |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 2013–nay |
Sử dụng bởi | Hải quân Mỹ Hải quân Hoàng gia Australia[1] Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản[2] Hải quân Hàn Quốc[3] |
Lược sử chế tạo | |
Nhà sản xuất | Raytheon |
Giá thành |
|
Giai đoạn sản xuất | 2009–nay |
Số lượng chế tạo | 500[5] (1,800 planned)[6] |
Thông số | |
Khối lượng | 3.300 lb (1.500 kg) |
Chiều dài | 21,5 ft (6,6 m) |
Đường kính | 13,5 in (0,34 m) phiên bảnBlock IA 21 in (0,53 m) với Block IB |
Đầu nổ | Đầu đạn 140 lb (64 kg) nổ mảnh[7] |
Cơ cấu nổ mechanism | Radar và ngòi nổ tiếp xúc |
Động cơ | Hai tầng đẩy: tầng đẩy phụ động cơ nhiên liệu rắn và tầng đẩy duy trì động cơ nhiên liệu rắn |
Sải cánh | 61,8 in (1,57 m) |
Tầm hoạt động | 130 nmi (150 mi; 240 km)[8] |
Trần bay | >110.000 ft (34.000 m) |
Tốc độ | Mach 3,5 (2.664,2 mph; 4.287,7 km/h; 1,2 km/s) |
Hệ thống chỉ đạo | Dẫn đường quán tính, pha cuối Dẫn đường bằng radar bán chủ động hoặc chủ động |
Nền phóng | Tàu chiến |
RIM-174 Standard Extended Range Active Missile (ERAM), hay Standard Missile 6 (SM-6), là loại tên lửa phòng không được sản xuất cho Hải quân Mỹ. Nó được thiết kế với mục đích đáp ứng phòng không ở tầm xa, có khả năng chống lại các mục tiêu bay cánh cố định và máy bay trực thăng, các loại tên lửa chống tàu và phòng thủ chống tên lửa đạn đạo ở pha cuối. Đặc biệt nó có thể được sử dụng làm tên lửa chống tàu tốc độ cao.[9] Tên lửa sử dụng cấu hình khí động học của tên lửa SM-2ER Block IV (RIM-156A),[10] với sự bổ sung đầu dò radar chủ động từ tên lửa AIM-120C AMRAAM thay vì đầu dò radar bán chủ động như các phiên bản trước đó. Điều này giúp cho tên lửa có khả năng chống lại các mục tiêu có độ cơ động cao và loại bỏ sự hạn chế của radar mặt đất bị giới hạn cự ly tìm kiếm bởi đường chân trời. Tên lửa được đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ từ ngày 27 tháng Mười một năm 2013.[11] Tên lửa SM-6 không có vai trò thay thế seri tên lửa SM-2 mà nó sẽ được triển khai cùng với nhau để tăng cường khả năng phòng không ở tầm xa.[12] Tên lửa SM-6 được cấp phép xuất khẩu cho Đồng minh của Mỹ từ năm 2017.[13] Mỹ cũng đang triển khai tên lửa không đối không AIM-174, được phát triển dựa trên SM-6. Đây là loại tên lửa không đối không tầm xa đầu tiên được Hải quân Mỹ triển khai từ sau khi tên lửa AIM-54 Phoenix được rút khỏi biên chế vào năm 2004.[14] SM-6 cũng có thể phóng từ Bệ phóng tên lửa Typhon, trong thành phần của Hệ thống Hỏa lực Chiến lược Tầm trung (SMRF) Lục quân Hoa Kỳ.[15]
Tên lửa ERAM được thiết kế là loại tên lửa hai tầng đẩy với tầng khởi tốc và tầng đẩy thứ 2. Nó có sự tương đồng về hình dạng bên ngoài với tên lửa RIM-156A Standard. Đầu dò radar của tên lửa có kích thước lớn hơn loại đầu dò được sử dụng trên tên lửa không đối không AIM-120C AMRAAM (13,5 in (34 cm) so với 7 in (18 cm)). Tên lửa được triển khai theo nhiều chế độ khác nhau: ban đầu tên lửa được dẫn đường đến mục tiêu với pha cuối sử dụng Dẫn đường bằng radar chủ động, dẫn đường bằng radar bán chủ động trên toàn bộ hành trình, hoặc tấn công mục tiêu ngoài được chân trời với Cooperative Engagement Capability (CEC). Tên lửa có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo giai đoạn cuối nhằm bổ sung cho hệ thống Standard Missile 3 (RIM-161).
Tên lửa SM-6 cho tầm bắn lớn hơn so với dòng tên lửa SM-2 trước đó, có khả năng đánh chặn tầm cao hoặc tên lửa chống tàu bay bám mặt biển, đồng thời nó cũng có khả năng thực hiện phòng thủ tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối. Tên lửa SM-6 còn có thể được sử dụng như là một loại tên lửa chống tàu tốc độ cao. SM-6 có khả năng phân biệt mục tiêu nhờ được trang bị đầu dò chế độ kép, với đầu dò bán chủ động dựa vào radar trên tàu bức xạ chiếu sáng mục tiêu làm nổi bật mục tiêu, và đầu dò chủ động động của tên lửa phát ra tín hiệu điện từ, nhờ đầu dò chủ động, tên lửa có thể phát hiện tên lửa hành trìn trên đất liền, giữa nhiễu xạ từ mặt đất, hoặc thậm chí từ sau một ngọn núi. SM-6 được thiết kế với hình dáng khí động học tương tự tên lửa SM-2, động cơ đẩy phụ của SM-3 và cấu hình đầu của tên lửa AIM-120 AMRAAM.[16] Tầm bắn của SM-6 theo như công bố chính thức là 130 nmi (150 mi; 240 km),[8] nhưng nó có thể là từ 200 nmi (230 mi; 370 km)[17] cho đến 250 nmi (290 mi; 460 km).[18][19]
Hải quân Hoa Kỳ cũng bổ sung dẫn đường bằng GPS cho tên lửa SM-6 Block 1A giúp tên lửa có khả năng đối đất khi cần thiết. Tuy nhiên do chi phí của loại tên lửa này quá cao, hơn cả tên lửa hành trình Tomahawk nên nó không phải là loại vũ khí đánh đất được ưu tiên lựa chọn.[20][21] Tháng Hai năm 2016, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter xác nhận rằng tên lửa SM-6 sẽ được điều chỉnh để trở thành vũ khí chống tàu.[22]
Tên lửa SM-6 Block IB hiện nay đang trong giai đoạn phát triển, dự kiến sẽ được đưa vào chế tạo hàng loạt vào cuối năm 2024. Phiên bản này có sự cải tiến đáng kể các tính năng của tên lửa SM-6, bao gồm sử dụng động cơ có đường kính lớn hơn (53 cm) cho tầm bắn và tốc độ lớn hơn. Phiên bản Block IB là phiên bản đạt tốc độ siêu âm, giúp nó có khả năng đánh chặn mục tiêu hàng không hoặc tấn công các mục tiêu mặt đất.[23]
Tên lửa SM-6 Sea Based Terminal là một sự cải tiến đối với tên lửa của Raytheon để cung cấp khả năng phòng thủ chống lại vũ khí siêu thanh trong giai đoạn bay cuối của chúng. Nó sẽ đóng vai trò là giải pháp tạm thời cho đến khi Glide Phase Interceptor (Đánh chặn giai đoạn lượn) đi vào triển khai.[24]
Định danh | Block | Nền tảng phóng tên lửa | Ghi chú |
---|---|---|---|
RIM-174A | SM-6 Block I | Hệ thống tác chiến Aegis và bệ phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41 |
|
RIM-174B | SM-6 Block Ia | Hệ thống tác chiến Aegis và bệ phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41, Hệ thống phóng tên lửa từ đất liền Typhon |
|
AIM-174B | SM-6 Air Launched Configuration[25] | Phóng từ máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet | Được thử nghiệm bởi Phi đội thử nghiệm và đánh giá trên không VX-31 vào năm 2021. Được thử nghiệm bởi Phi đội thử nghiệm và đánh giá trên không VX-9, VFA-2, và VFA-192 vào năm 2024[26][25]
|
RIM-174C? | SM-6 Block Ib | Hệ thống tác chiến Aegis và bệ phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41, Hệ thống phóng tên lửa từ đất liền Typhon |
|
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về RIM-174 Standard ERAM. |
In essence, this new missile fills the gap left by the retirement of the AIM-54 Phoenix. The AIM-54 was a long-range air-to-air missile used by the U.S. Navy’s F-14 Tomcat and retired in 2004 alongside the F-14. Known for its impressive range of over 100 nautical miles and multiple-target engagement capability, the AIM-54 left a significant void in long-range engagement capabilities.