AIM-120 AMRAAM

AIM-120 AMRAAM
LoạiTên lửa không đối không tầm trung, dẫn đường bằng radar chủ động.
Nơi chế tạoHoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Phục vụTháng 9 năm 1991 (1991-09)–hiện tại
Sử dụng bởi#Quốc gia vận hành
TrậnChiến tranh Vùng Vịnh
Chiến tranh Bosnia
Chiến tranh Kosovo
Nội chiến Syria
Lược sử chế tạo
Nhà sản xuấtHughes: 1991–97
Raytheon: 1997–hiện tại
Giá thành• 300,000–$400,000 $ cho phiên bản AIM-120C
• 1,786,000 $(2014) cho phiên bản 120D [1]
* 1,090,000 $[2] (AIM-120D 2019)
Các biến thểAIM-120A, AIM-120B, AIM-120C, AIM-120C-4/5/6/7/8, AIM-120D
Thông số
Khối lượng152 kg
Chiều dài3.7 m
Đường kính180 mm
Đầu nổĐầu nổ phân mảnh

• AIM-120A/B: WDU-33/B, 22.7 kg

• AIM-120C-5: WDU-41/B, 18.1 kg
Cơ cấu nổ
mechanism
Thiết bị phát hiện mục tiêu bằng RADAR chủ động (TDD)
Thiết bị Phát hiện Mục tiêu theo góc phần tư (QTDD) từ phiên bản AIM-120C-6 –13+.[3]

Động cơTên lửa đẩy nhiên liệu rắn
Sải cánh530 mm với phiên bản AIM-120A/B
Tầm hoạt động• AIM-120A/B: 55–75 km (30–40 nmi)[4][5]

• AIM-120C-5: >105 km (>57 nmi)[4]

• AIM-120D : >160 km (>86 nmi)[6]
Tốc độMach 4[4][7][8]
Hệ thống chỉ đạoDẫn đường quán tính, Dẫn đường bằng radar chủ động ở pha tiếp cận, tùy chọn Cung cấp thông tin giai đoạn giữa
Nền phóngTừ máy bay:

[9] Từ mặt đất:

  • NASAMS và các hệ thống khác

AIM-120 AMRAAM (Advanced Medium-Range Air-to-Air Missile - AMRAAM) (được đọc là "am-ram") là một tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn (BVRAAM) hoạt động mọi thời tiết do Mỹ sản xuất. Tên lửa có đường kính 18 cm và được trang bị một hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động. Tên lửa có khả năng bắn bắn và quên, không giống như loại AIM-7 Sparrow cần được dẫn đường từ máy bay. Khi một tên lửa AMRAAM được phóng, các phi công NATO sẽ sử dụng mã giao tiếp là "Fox three".[10]

AMRAAM là loại tên lửa đối không ngoài tầm nhìn phổ biến nhất trên thế giới; tính đến năm 2008 đã có hơn 14,000 tên lửa được sản xuất cho Không quân Hoa Kỳ, Hải quân Hoa Kỳ và hơn 33 quốc gia khác.[11] Tên lửa cũng đã một vài lần bắn hạ thành công các máy bay trong các cuộc xung đột tại Iraq, Bosnia, Kosovo, Ấn ĐộSyria.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên lửa tầm trung AIM-7 Sparrow

[sửa | sửa mã nguồn]

Hải quân Hoa Kỳ đã mua các tên lửa AIM-7 Sparrow từ Hughes Aircraft vào thập niên 1950 như là một tên lửa có khả năng "không chiến ngoài tầm nhìn" (BVR). Với tầm bắn hiệu quả vào khoảng 19 km, nó được giới thiệu ban đầu là một tên lửa dẫn đường bằng phuơng pháp bám chùm radar và sau đó được cải tiến lên thành dẫn đường bằng radar bán chủ động (bám bắt mục tiêu dựa vào radar của máy bay). Phiên bản bám chùm radar ban đầu được trang bị trên các máy bay McDonnell F3H DemonVought F7U Cutlass, và trở thành vũ khí chính của tiêm kích đánh chặn mọi thời tiết McDonnell Douglas F-4 Phantom II, vốn thiếu pháo gắn trong thân ở phiên bản của Hải quân Hoa Kỳ, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và các phiên bản đầu của Không quân Hoa Kỳ.

Mặc dù được thiết kể dùng để tấn công các mục tiêu với khả năng cơ động kém như máy bay ném bom, nhưng do thể hiện kém hiệu quả trước các tiêm kích của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các tên lửa này dần dần được cải tiến cho đến khi đạt hiệu quả cao trong không chiến. Cùng với tên lửa AIM-9 Sidewinder, nó đã thay thế tên lửa AIM-4 Falcon trong Không quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phuơng pháp dẫn đường bằng radar bán chủ động có một hạn chế rất lớn là chúng chỉ có thể tiêu diệt một mục tiêu trong cùng một lúc, hơn nữa, phi công phải luôn giữ máy bay cùng hướng với mục tiêu (trong giới hạn cho phép của radar), điều mà có thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm cho phi công trong chiến đấu.

Một phiên bản sử dụng radar chủ động được gọi là Sparrow II đã được phát triển nhằm khắc phục các hạn chế này, tuy nhiên Hải quân Hoa Kỳ đã rút khỏi chuơng trình này vào năm 1956. Năm 1958, Không quân Hoàng gia Canada đã tiếp tục chưong trình này với hi vọng về việc sử dụng tên lửa này trên tiêm kích đánh chặn Avro Canada CF-105 Arrow của họ.[12] Tuy nhiên hệ thống điện tử vào thời gian này đơn giản là không thể được thu nhỏ đủ mức để cho Sparrow II là một vũ khí hoạt động được. Sẽ mất hàng thập kỉ, và một nền tảng công nghệ điện tử mới để sản xuất ra một tên lửa sử dụng radar chủ động tối ưu và hiệu quả như thiết kế Sparrow.

Tên lửa tầm xa AIM-54 Phoenix

[sửa | sửa mã nguồn]

Hải quân Hoa Kỳ sau đó đã tiếp tục phát triển tên lửa AIM-54 Phoenix cho mục đích phòng thủ hạm đội trên biển. Tên lửa có trọng lượng 500 kg và tốc độ tối đa là Mach 5 nhằm đánh chặn tên lửa hành trình và máy bay ném bom. Ban đầu được dự định trang bị cho máy bay Douglas F6D Missileer nhưng sau đó được tối ưu hóa cho tiêm kích General Dynamics-Grumman F-111B, và sau cùng được trang bị trên tiêm kích Grumman F-14 Tomcat, loại tiêm kích duy nhất có khả năng mang loại tên lửa có trọng lượng lớn như thế. Phoenix là tên lửa đầu tiên của Hoa Kỳ có khả năng bắn và quên, phóng loạt, dẫn đường bằng radar chủ động ở khoảng cách gần. Trên lí thuyết, một chiếc F-14 có thể mang 6 tên lửa Phoenix có thể tấn công mục tiêu ngoài tầm nhìn cách xa đến 160 km - điều chưa từng thấy trước đây trên các tiêm kích của Hoa Kỳ.

Hoạt động của tên lửa trong Hải quân Hoa Kỳ trong các cuộc xung đột như Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến dịch Southern WatchChiến tranh Iraq thường bị cản trở do luật sử dụng vũ khí. Tên lửa Phoenix đã bị loại biên vào năm 2004 nhằm đưa tên lửa AIM-120 AMRAAM vào hoạt động trên tiêm kích McDonnell Douglas F/A-18 Hornet và toàn bộ các tiêm kích F-14 Tomcat cũng đã bị loại biên vào năm 2006.[13]

ACEVAL/AIMVAL

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã thử nghiệm các chiến thuật không chiến và các công nghệ tên lửa mới từ năm 1974 đến năm 1978 tại Căn cứ không quân Nellis. Sử dụng tiêm kích F-14 và F-15 trang bị tên lửa Sparrow và Sidewinder làm phe đồng minh và tiêm kích F-5E trang bị tên lửa AIM-9L làm phe đối địch. Chuơng trình thử nghiệm và đánh giá chung (JT&E) đã được chọn làm Chuơng trình đánh giá tác chiến trên không/ Chương trình đánh giá tên lửa đánh chặn (ACEVAL/AIMVAL).[cần dẫn nguồn] Chuơng trình đã dẫn đến một biên bản ghi nhớ giữa các đồng minh châu âu (Anh và Đức là 2 nước phát triển chính) với Mĩ về việc phát triển một tên lửa không đối không tầm trung mới do Mĩ chịu trách nhiệm chính. Biên bản cũng giao trách nhiệm về phía các đồng minh châu âu việc phát triển một tên lửa không đối không tầm ngắn mà sau này đã trở thành tên lửa ASRAAM của Anh.

Yêu cầu đặt ra

[sửa | sửa mã nguồn]
Phiên bản tên lửa đất dối không CATM-120C

Tới năm 1990, mức độ tin cậy của tên lửa Sparrow đã được cải thiện so với thời kì Chiến tranh Việt Nam đến mức mà nó đã chiếm tỉ lệ tiêu diệt lớn nhất trong các loại tên lửa trong chiến dịch Bão táp Sa mạc. Nhưng trong lúc Không quân Hoa Kỳ đã loại biên tên lửa Phoenix và AIM-47 Falcon cùng với tiêm kích đánh chặn Lockheed YF-12 để tối ưu hiệu quả không chiến, vẫn cần một loại tên lửa cho các tiêm kích F-15 và F-16 với khả năng phóng loạt nhiều tên lửa và có thể "bắn và quên". Tên lửa AMRAAM sẽ cần phải vừa với tiêm kích hạng nhẹ như F-16, BAE Sea Harrier và cũng phải vừa với các khoảng trống dùng để lắp tên lửa Sparrow trên F-4 Phantom. Hải quân Hoa Kỳ cũng yêu cầu AMRAAM có thể được trang bị trên F/A-18 Hornet với 2 tên lửa trên một điểm treo thay vì 1 tên lửa Sparrow như trước đây nhằm tăng khả năng mang vũ khí tấn công mặt đất. Cuối cùng, AMRAAM phải vừa với khoang chưa vũ khí của Lockheed Martin F-22 Raptor nhằm giúp máy bay có thể có diện tích phản xạ sóng radar cực thấp.

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc phát triển tên lửa AMRAAM có nguồn gốc từ thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và các nước NATO về việc phát triển và chia sẻ công nghệ của tên lửa không đối không mới. Theo thỏa thuận, Hoa Kỳ sẽ phát triển tên lửa tầm trung thế hệ mới (AMRAAM), còn các nước châu âu sẽ phát triển tên lửa tầm ngắn (ASRAAM). Mặc dù các nước châu âu dự định sẽ nhận chuơng trình phát triển AMRAAM, một nổ lực nhằm phát triển tên lửa cạnh tranh là MBDA Meteor. Sau thời gian phát triển kéo dài, việc triển khai tên lửa AMRAAM (AIM-120A) đã bắt đầu vào tháng 9 năm 1991 cho các phi đoàn tiêm kích McDonnell Douglas F-15 Eagle của Không quân Hoa Kỳ. Hải quân Hoa Kỳ cũng sớm bắt đầu triển khai tên lửa này vào năm 1993 cho các phi đoàn tiêm kích McDonnell Douglas F/A-18 Hornet.

Không quân Nga cũng phát triển loại tên lủa dùng để đối đầu với AMRAAM là Vympel R-77 (AA-12 Adder), đôi lúc được gọi là "AMRAAMski". Bên cạnh đó, Pháp cũng phát triển tên lửa MICA sử dụng cả hai phuơng pháp dẫn đường là hồng ngoại và radar.

Phát bắn thử nghiệm thành công đầu tiên tại Trường bắn tên lửa White Sands, New Mexico, 1982

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên lửa AMRAAM được sử dụng lần đầu vào ngày 27 tháng 12 năm 1992, khi một chiếc F-16 Fighting Falcon của Không quân Hoa Kỳ bắn hạ một chiếc Mikoyan-Gurevich MiG-25 của Iraq khi nó vi phạm vùng cấm bay. Tháng 1 năm 1993, một chiếc Mikoyan-Gurevich MiG-23 cũng đã bị bắn hạ bởi tên lửa AMRAAM phóng từ một chiếc F-16C.

Ngày 28 tháng 12 năm 1994, một chiếc Mikoyan-Gurevich MiG-21 của Không quân Cộng hòa Srpska đã bị bắn hạ bởi một tiêm kích F-16C khi đang tuần tra trên vùng cấm bay của Liên Hợp Quốc dọc Bosnia. Trong cùng lần không chiến đó, 3 máy bay khác của Serbia cũng đã bị bắn hạ bởi tên lửa AIM-9 Sidewinder (Sự kiện Banja Luka).

Năm 1994, 2 chiếc F-15 tuần tra trên vùng cấm bay bắc Iraq đã nhầm lẫn 2 trực thăng UH-60 Black Hawk của Hoa Kỳ với các trực thăng của Iraq. Một chiếc đã bị bắn hạ bởi tên lửa AMRAAM và chiếc còn lại bị bắn hạ bởi tên lửa Sidewinder.[14]

Trong năm 1998 và 1999, các tên lửa AMRAAM tiếp tục được sử dụng trước những máy bay của Iraq vi phạm vùng cấm bay, nhưng chúng đã không thể bắn trúng mục tiêu. Vào mùa xuân năm 1999, tên lửa AMRAAM đã tham gia vào chiến dịch NATO ném bom Nam Tư. 6 tiêm kích Mikoyan MiG-29 đã bị bắn hạ bởi NATO (4 bởi F-15C của Không quân Hoa Kỳ, 1 bởi F-16C của Không quân Hoa Kỳ và một bởi F-16C của Không quân Hoàng gia Hà Lan), tất cả đều sử dụng tên lửa AIM-120. Tuy nhiên, có nhiều tranh cải về chiến tích của chiếc F-16C khi có giả thuyết rằng chiếc MiG-29 đã bị bắn hạ do một tên lửa Strela 2 của Serbia chứ không phải do chiếc F-16C.[15]

Ngày 18 tháng 6 năm 2017, một chiếc Boeing F/A-18E Super Hornet đã bắn hạ một chiếc Su-22 của Syria bằng tên lửa AIM-120 ở miền bắc Syria.[16] Trước đó, một tên lửa AIM-9X đã được phóng nhưng đã bắn trượt mục tiêu. Một số nguồn cho rằng tên lửa đã bị đánh lừa bằng pháo sáng phóng ra từ chiếc Su-22,[17][18][19] mặc dù phi công của chiếc F/A-18E, trung úy Micheal Tremel nói rằng anh không hiểu tại sao tên lửa lại không thể bắn trúng mục tiêu và chiếc Su-22 đã không thả pháo sáng: "Tôi đã mất dấu của tên lửa và đã không biết chuyện gì đã xảy ra vào thời điểm đó".[20][21]

Thổ Nhĩ Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 11 năm 2015, một chiếc F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một chiếc Sukhoi Su-24M bằng tên lửa AIM-120 tại bắc Syria khi chiếc Su-24 xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.[22]

Ngày 1 tháng 3 năm 2020, 2 chiếc Su-24 của Syria đã bị bắn hạ bởi tiêm kích F-16 bằng 2 tên lửa AIM-120C-7[23][24]

Ngày 3 tháng 3 năm 2020, một chiếc Aero L-39 Albatros của Syria đã bị bắn hạ bởi tên lửa AIM-120C-7 ở khoảng cách 45 km. Tính đến 2020, đây là phát bắn tiêu diệt mục tiêu xa nhất của tên lửa AIM-120.[25][26]

Ngày 27 tháng 2 năm 2019, Ấn Độ đã cáo buộc Pakistan sử dụng tên lửa AMRAAM trong chiến dịch Swift Retort. Ấn Độ đã trưng bày mãnh vỡ của tên lửa AIM-120C-5 như là bằng chứng của cáo buộc.[27][28] Chỉ có một chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã được xác nhận là bị bắn hạ, trong khi đó Pakistan nói rằng đã bắn hạ một chiếc Sukhoi Su-30MKI.[29][30] Không quân Ấn Độ đã thông báo với truyền thông rằng chiếc Sukhoi Su-30MKI đã tránh né và gây nhiễu 3-4 tên lửa AMRAAM trong trận không chiến.[31]

Ả Rập Xê Út

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Can thiệp của Ả Rập Xê Út ở Yemen, Ả Rập Xê Út đã sử dụng rộng rãi các máy bay F-15 và Typhoon cùng với các hệ thống Patriot để đánh chặn các tên lửa và máy bay không người lái của Yemen. Tháng 11 năm 2021, một hợp đồng mua bán vũ khí đã được để xuất với Quốc hội Hoa Kỳ bao gồm việc cung cấp 280 tên lửa AIM-120C-7, C-8 và các thiết bị hỗ trợ khác. Hợp đồng dùng để lấp đầy kho dự trữ tên lửa của Ả Rập Xê Út khi các tên lửa đang dần cạn kiệt do việc đánh chặn các tên lửa và drone của Yemen.[32]

Tây Ban Nha

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 2018, một tiêm kích Typhoon của Tây Ban Nha đã vô tình phóng một tên lửa AMRAAM ở Estonia.[33] Không có thuơng vong về người nhưng một tìm kiếm xác tên lửa đã không thành công.[33][34]

Mức độ hiệu quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Xác suất tiêu diệt (Pk) của tên lửa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm góc độ của tên lửa, độ cao, tốc độ của tên lửa và mục tiêu và mức độ rẽ ngoặt của mục tiêu. Thông thường, nếu tên lửa có tên lửa có động năng lớn trong giai đoạn tiếp cận, nó sẽ có cơ hội bắn trúng mục tiêu lớn hơn. Khoảng cách càng xa, xác suất càng giảm. Pk của tên lửa này trong không chiến ngoài tầm nhìn vào khoảng 0.59.[35]

Sơ lược về chức năng hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

AMRAAM là tên lửa có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn, hoạt động mọi thời tiết, giúp tăng khả năng tác chiến trên không của Hoa Kỳ và các đồng minh. AMRAAM tiếp tục phục vụ như là một phiên bản nối tiếp của series tên lửa AIM-7 Sparrow. Tên lửa mới nhanh hơn, nhỏ hơn và nhẹ hơn và tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu bay thấp. Tên lửa cũng tích hợp liên kết dữ liệu để dẫn đường tên lửa cho đến tầm hoạt động của radar tích hợp trên tên lửa. Hệ thống dẫn đường quán tính và máy tính trên tên lửa cũng làm giảm mức độ phụ thuộc của tên lửa vào hệ thống điều khiển hỏa lực trên máy bay.

Khi tên lửa tiếp cận gần mục tiêu, nó sử dụng radar chủ động để dẫn đường cho tên lửa đánh chặn. Tính năng này cũng được gọi là "bắn và quên", cho phép phi công không cần phải tiếp tục theo dõi mục tiêu và có thể phóng tên lửa vào nhiều mục tiêu cùng lúc.

Tên lửa cũng có tính năng "theo dõi tín hiệu gây nhiễu phát ra từ mục tiêu" (home-on jamming), giúp tên lửa có khả năng thay đổi phuơng thức dẫn đường từ chủ động sang bị động - tìm kiếm mục tiêu dựa vào tín hiệu gây nhiễu từ mục tiêu. Phần mềm máy tính cho phép tên lửa xác định rằng nếu nó đã bị gây nhiễu chưa để sử dụng phuơng pháp dẫn đường thích hợp.

Tổng quan về hệ thống dẫn đường

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giai đoạn đánh chặn

[sửa | sửa mã nguồn]
Một chiếc Grumman F-14 Tomcat mang tên lửa AMRAAM trong một cuộc thử nghiệm năm 1982

AMRAAM sử dụng phuơng pháp dẫn đường 2 giai đoạn khi được phóng ở khoảng cách lớn. Máy bay chia sẻ dữ liệu về mục tiêu cho tên lửa trước khi phóng. Tên lửa sử dụng thông tin này để bay theo quỹ đạo đánh chặn bằng hệ thống dẫn đường quán tính được tích hợp trong tên lửa (INS). Thông tin này được thường xuyên được cập nhật thông qua radar hoặc hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại của máy bay phóng hoặc từ các máy bay khác như các tiêm kích khác trong đội hình hay từ Hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không.

Sau khi phóng, nếu máy bay phóng hoặc máy bay khác tiếp tục theo dõi mục tiêu thì các thông số khác như sự thay đổi vị trí trong không gian và tốc độ sẽ được gửi đến tên lửa, cho phép tên lửa điều chỉnh đường bay thông qua cánh đuôi, rút ngắn khoảng cách của tên lửa của mục tiêu cho đén khi tên lửa "bắt được mục tiêu vào trong giỏ" (mục tiêu nằm trong vùng tìm kiếm của radar tên lửa).

Không phải tất cả các tên lửa AMRAAM đều có tùy chọn "cung cấp thông tin trong giai đoạn giữa" (mid-course update), làm giảm hiệu quả của tên lửa trong một số trường hợp. Như các tên lửa trên tiêm kích Panavia Tornado ADV của Không quân Hoàng gia Anh.

Giai đoạn tiếp cận và va chạm

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi tên lửa đến gần mục tiêu, nó kích hoạt đầu dò radar và tìm kiếm mục tiêu. Nếu mục tiêu nằm trong vùng đã dự đoạn trước, tên lửa sẽ tự dẫn đường đến mục tiêu. Nếu tên lửa được bắn ở tầm ngắn, trong tầm quan sát (WVR) hoặc gần ngoài tầm nhìn, tên lửa có thể tự sử dụng đầu dò của nó để dẫn đường đánh chặn.[36]

Chế độ dẫn đường tự do

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài dẫn đường bằng radar, còn có một chế độ dẫn đường tự do, gọi là "tầm nhìn" (visual). Trong chế độ này, tên lửa sẽ bắn vào mục tiêu nó nhìn thấy đầu tiên, chế độ này phù hợp khi đang phải đối mặt với kẻ địch có số lượng áp đảo.

Các biến thể và nâng cấp

[sửa | sửa mã nguồn]
Một tên lửa AIM-120 AMRAAM được trưng bày tại Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Smithsonian

Phiên bản tên lửa không đối không

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện đang có 4 phiên bản chính của tên lửa AMRAAM, tất cả đều đang phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ, Hải quân Hoa KỳThủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Phiên bản AIM-120A đã ngừng sản xuất và sử dụng chung kiểu cánh lưới và rộng với phiên bản kế tiếp là AIM-120B. Phiên bản AIM-120C có kích thước nhỏ hơn để có thể vừa với khoang vũ khí của F-22 Raptor. Việc chuyển giao phiên bản AIM-120B bắt đầu từ năm 1994, còn phiên bản AIM-120C bắt đầu từ năm 1996.

Tên lửa AIM-120 AMRAAM (bên phải) gắn ở trong khoang vũ khí của F-22 Raptor

Phiên bản C đã được nâng cấp thường xuyên trước khi được giới thiệu. Phiên bản này có ngòi nổ được cải tiến (tích hợp Thiết bị phát hiện mục tiêu) so với các phiên bản tiền nhiệm. Việc phát triển biến thể AIM-120C-7 bắt đầu từ năm 1998 bao gồm các cải tiến trong bám bắt mục tiêu và tăng tầm bắn (cải tiến chi tiết không được tiết lô). Nó được thử nghiệm thành công vào năm 2003 và đang được sản xuất cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Phiên bản này giúp Hải quân Hoa Kỳ thay thế tiêm kích F-14 Tomcat bằng F/A-18E/F Super Hornet. Trọng lượng nhẹ của tên lửa đã cho phép các phi công có thể hạ cánh trên tàu sân bay với khối lượng lớn hơn.

Phiên bản AIM-120D là một phiên bản nâng cấp gần như toàn diện, bao gồm tăng 50% tầm bắn và hệ thống dẫn đường mới làm tăng tỉ lệ tiêu diệt (Pk). Raytheon bắt đầu thử nghiệm phiên bản D vào ngày 5 tháng 8 năm 2008. Tâm bắn của phiên bản D không được công bố nhưng được dự đoán vào khoảng 160 km.[37]

Phiên bản AIM-120D (P3I Phase 4, trước kia thường gọi là AIM-120C-8) là một biến thể nâng cấp từ AIM-120C với hệ thống liên kết dữ liệu 2 kênh, nâng cao tính chính xác của hệ thống định vị nhờ GPS nâng cấp IMU, tăng tầm tiêu diệt mục tiêu, và khả năng phóng tên lửa với góc lệch tâm lớn (high off-boresight). Tốc độ tối đa của tên lửa này là Mach 4 và đang trong giai đoạn thử nghiệm. Hải quân Hoa Kỳ dự định đưa tên lửa này hoạt động vào năm 2014, và toàn bộ nhóm tác chiến tàu sân bay ở Thái bình duơng sẽ được trang bị phiên bản D vào năm 2020. Nhưng do cắt giảm ngân sách năm 2013 nên thời gian có thể bị lùi đến 2022.

Raytheon cũng đang có kế hoạch phát triển phiên bản sử dụng động cơ động cơ phản lực dòng thẳng có tên là FRAAM (tên lửa không đối không tầm trung tuơng lai). Phiên bản FRAAM đã không được sản xuất do thị trường tìm năng là Bộ quốc phòng Anh đã chọn tên lửa Meteor thay vì FRAAAM cho tiêm kích Typhoon.

Xe phóng mang 4 tên lửa SL-AMRAAM trên khung gầm xe HMMVV

Raytheon cũng đang làm việc với Cục phòng thủ tên lửa (MDA) để phát triển mạng lưới nhân tố phòng thủ trung tâm không phận (NCADE), một tên lửa chống tên lửa đạn đạo từ AIM-120. Loại vũ khí này sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng và đầu dò hồng ngoại lấy từ tên lửa Sidewinder. Và thay vì sử dụng đầu nổ cận đích, NCADE sử dụng cơ chế phá hủy mục tiêu bằng động năng dựa trên tên lửa SM-3.[38]

Phiên bản A và B đang gấn hết thời gian hoạt động của nó trong khi phiên bản D chỉ vừa mới bước vào giai đoạn sản xuất. AMRAAM được kì vọng là sẽ được thay thế sau năm 2020 bởi Chuơng trình tên lửa thế hệ mới (Next generation missile), nhưng đã bị hủy bỏ vào năm 2013 do vấn đề kinh phí.[39] Một phiên bản thay thế khác gọi là Vũ khí khai hỏa tầm xa (Long-Range Engagement Weapon) đã được bắt đầu phát triển vào năm 2017.

Năm 2017, chưong trình phát triển tên lửa AIM-260 (JATM) nhằm thay thế cho AMRAAM nhằm đối đầu với các tên lửa như PL-15 của Trung Quốc được bắt đầu. Viếc phóng thử nghiệm dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2021 và đưa vào hoạt động năm 2022, kết thúc giai đoạn sản xuất của tên lửa AMRAAM vào năm 2026.[40]

Norwegian Advanced Surface to Air Missile System
Bệ phóng của hệ thống NASAMS

Phiên bản tên lửa đất đối không

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: SLAMRAAMNASAMS

Hệ thống Tên lửa đất đối không tiên tiến của Na Uy (NASAMS), phát triển bởi Kongsberg Defence & Aerospace, bao gồm nhiều xe phóng (mỗi xe chứa 6 tên lửa AMRAAM) cùng với xe radar và chỉ huy. Một phiên bản mới hơn là Xe phóng có tính cơ động cao, cùng sản xuất bởi Raytheon, hệ thống sử dụng xe phóng M1152A1 mang 4 tên lửa AMRAAM mỗi xe.[41]

Thủy quân lục chiến Hoa KỳLục quân Hoa Kỳ đã thực hiện các lần phóng thử nghiệm tên lửa AMRAAM từ xe Humvee như là một phần của chuơng trình CLAWS (Complementary Low-Attitude Weapon System) và SLAMRAAM (Surface Launched AMRAAM), tuy nhiên đều đã bị hủy bỏ do cắt giảm ngân sách. Một phiên bản gần đây hơn là Xe phóng có tính cơ động cao (High Mobility Launcher) dành cho hệ thống NASAMS được phát triển bởi Raytheon sử dụng một xe phóng dựa trên xe Humvee mang theo 4 tên lửa AMRAAM và 2 tên lửa AIM-9X Sidewinder.[42]

Tên lửa AMRAAM-ER

Là một phần của chuơng trình SLAMRAAM, Raytheon đã giới thiệu một loại tên lửa đất đối không tăng tầm phát triển từ tên lửa AMRAAM gọi là AMRAAM-ER.[43] Thực chất đây là tên lửa RIM-162 ESSM được trang bị đâu dò của AMRAAM với hệ thống dẫn đường 2 tầng.[44] Tên lửa lần đầu xuất hiện tại Triển lãm hàng không Paris 2007[45][46] và được bắn thử nghiệm vào năm 2008.

Do dự án SLAMRAAM bị căt kinh phí vào năm 2011, việc phát triển hệ thống NASAMS đã được tái khởi động vòa năm 2014. Vào tháng hai năm 2015, Raytheon thông báo rằng tên lửa AMRAAAM-ER sẽ trở thành một loại tên lửa cho hệ thống NASAMS, dự kiến sẽ bắt đầu được sản xuất từ năm 2019[47] và dự kiến sẽ được bắn thử vào năm tháng 8 năm 2016.[48][49] Phiên bản này có tầm bắn tối đa được nâng lên 50 % và trần bay được nâng lên 70 %.[50][51]

Năm 2019 Qatar đã đặt mua các tên lửa AMRAAM-ER như một phần trong gói mua các hệ thống NASAMS.[52]

Tên lửa đã được bắn thử nghiệm tại Trung tâm Vũ trụ Andøya vào tháng 5 năm 2021.[53][54]

Quốc gia vận hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia hiện đang vận hành

[sửa | sửa mã nguồn]

 Úc

Bản đồ các quốc gia vận hành

 Bỉ

 Bahrain

 Canada

 Chile

 Cộng hòa Séc

 Đan Mạch

 Phần Lan

 Đức

 Hy Lạp

 Hungary

 Indonesia

 Israel

 Italy

 Nhật Bản

 Jordan

 Kuwait

 Malaysia

 Morocco

 Hà Lan

 Na Uy

 Oman

 Pakistan

 Ba Lan

 Bồ Đào Nha

 Qatar

 Romania

 Ả Rập Xê Út

 Singapore

 Hàn Quốc

 Thụy Sĩ

 Tây Ban Nha

 Thụy Điển

 Đài Loan

 Thái Lan

 Thổ Nhĩ Kỳ

 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

 Hoa Kỳ

Các quốc gia sẽ vận hành trong tuơng lai

[sửa | sửa mã nguồn]

 Bulgaria[55]

Các loại vũ khí tuơng tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “United States Department Of Defense Fiscal Year 2015 Budget Request Program Acquisition Cost By Weapon System” (pdf). Office Of The Under Secretary Of Defense (Comptroller)/ Chief Financial Officer. tháng 3 năm 2014. tr. 53. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2014.
  2. ^ “Here Is What Each Of The Pentagon's Air-Launched Missiles And Bombs Actually Cost”. 18 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ Updated Weapons File (PDF) (Bản báo cáo). Defense Technical Information Center (DTIC). 2003–2004. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2012.
  4. ^ a b c Parsch, Andreas (25 tháng 7 năm 2007), M-120, Designation Systems, lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2005
  5. ^ Richardson, Doug (2002), Stealth – Unsichtbare Flugzeuge (bằng tiếng Đức), Dietkion-Zürich: Stocker-Schmid, ISBN 978-3-7276-7096-1
  6. ^ “New long-range missile project emerges in US budget”. 2 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  7. ^ “AIM-120 AMRAAM”. deagel.com. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2022.
  8. ^ “AIM-120 turn rate at 60k feet”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2019.
  9. ^ “JA37 Viggen Jaktviggen”.
  10. ^ “Wayback Machine” (PDF). web.archive.org. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
  11. ^ “Precision Strike: Enabler for Force Domination” (PDF). Air Armament Center, via DTIC. 10 tháng 6 năm 2008. tr. 10. Lưu trữ (PDF) bản gốc 13 tháng Năm năm 2015.
  12. ^ “Raytheon AIM/RIM-7 Sparrow”. www.designation-systems.net. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  13. ^ “Navy Retires AIM-54 Phoenix Missile”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  14. ^ Gordon, Michael R. (15 tháng 4 năm 1994). “U.S. JETS OVER IRAQ ATTACK OWN HELICOPTERS IN ERROR; ALL 26 ON BOARD ARE KILLED”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  15. ^ Kopp, Carlo (15 tháng 3 năm 2008). “The Russian Philosophy of Beyond Visual Range Air Combat”: 1–1. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  16. ^ “US coalition downs first Syria government jet”. BBC News (bằng tiếng Anh). 19 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  17. ^ Mizokami, Kyle (26 tháng 6 năm 2017). “How Did a 30-Year-Old Jet Dodge the Pentagon's Latest Missile?”. Popular Mechanics (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  18. ^ Browne, Ryan (21 tháng 6 năm 2017). “New details on US shoot down of Syrian jet | CNN Politics”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  19. ^ “U.S. aircraft shoots down a Syrian government jet over northern Syria, Pentagon says”. Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  20. ^ Su-22 Shoot Down 4 USN Pilots Explain ALL at TAILHOOK 2017, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022
  21. ^ Rogoway, Tyler (14 tháng 9 năm 2017). “Here's The Definitive Account Of The Syrian Su-22 Shoot Down From The Pilots Themselves”. The Drive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  22. ^ Roblin, Sebastien (29 tháng 2 năm 2020). “Here's the Reason why Russian Aircraft Keep Dying In Syria”. The National Interest (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  23. ^ Alsaafin, Linah. “Turkey shoots down two Syrian fighter jets over Idlib”. www.aljazeera.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  24. ^ “İki Su-24'ü aynı Türk pilotu vurdu | SavunmaSanayiST” (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). 1 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  25. ^ “Syrian L-39 Shot Down By Turkish Air Force F-16 Over Syria”. The Aviationist (bằng tiếng Anh). 3 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  26. ^ “https://twitter.com/1savasansahin/status/1280910781761159172”. Twitter. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  27. ^ Roblin, Sebastien (26 tháng 3 năm 2020). “This Is How The JF-17 Became The Backbone Of Pakistan's Air Force”. The National Interest (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  28. ^ Trevithick, Joseph (28 tháng 2 năm 2019). “India Shows Proof U.S. Made F-16s And AIM-120 Missiles Were Used By Pakistan In Aerial Brawl”. The Drive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  29. ^ “PAF celebrates Surprise Day on 2nd anniversary of Operation Swift Retort”. www.radio.gov.pk (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  30. ^ Team, BS Web (27 tháng 2 năm 2019). “Full text: India lost one MiG 21, pilot is missing in action, confirms MEA”. Business Standard India. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  31. ^ “Outgunned By Pakistan F-16s, IAF Plans To Re-Arm Its Sukhois With Israeli Missiles”. web.archive.org. 28 tháng 5 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  32. ^ Newdick, Thomas (5 tháng 11 năm 2021). “Saudis Cleared To Buy Hundreds More AMRAAM Missiles They've Been Using To Shoot Down Drones”. The Drive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  33. ^ a b “Spanish fighter jet accidentally fires missile In Estonia - ABC News”. web.archive.org. 8 tháng 8 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  34. ^ González, Miguel (28 tháng 9 năm 2018). “Sanción mínima para el piloto al que se le escapó un misil en Estonia”. El País (bằng tiếng Tây Ban Nha). ISSN 1134-6582. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  35. ^ “Coffin Corners for the Joint Strike Fighter”. www.ausairpower.net. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  36. ^ “AIM-120 AMRAAM”. Air Force (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  37. ^ Trimble2017-11-02T10:46:53+00:00, Stephen. “New long-range missile project emerges in US budget”. Flight Global (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  38. ^ staff, Defense Industry Daily. “NCADE: An ABM AMRAAM Or Something More?”. Defense Industry Daily. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  39. ^ Rosenberg2012-02-14T16:15:00+00:00, Zach. “USAF cancels AMRAAM replacement”. Flight Global (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  40. ^ “Air Force Developing AMRAAM Replacement to Counter China”. Air Force Magazine (bằng tiếng Anh). 20 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  41. ^ “New capability in the NASAMS air defence system - KONGSBERG”. www.kongsberg.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  42. ^ “New capability in the NASAMS air defence system”. Kongsberg.com. 21 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2016.
  43. ^ “Surface-Launched AMRAAM (SL-AMRAAM / CLAWS) Medium-Range Air Defence System, USA” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2010.
  44. ^ “Raytheon goes for grand slam”. www.flightglobal.com (bằng tiếng Anh). Flight Daily News. 20 tháng 6 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2010.
  45. ^ Raytheon Introduces Increased SL-AMRAAM Capability. Raytheon Company. June 19, 2007
  46. ^ Jane’s Defence Weekly, 27 June 2007, p. 10
  47. ^ Extended range air defence fires up - Shephardmedia.com, 23 February 2015
  48. ^ Judson, Jen (4 tháng 10 năm 2016). “Raytheon's Extended Range AMRAAM Missile Destroys Target in First Flight Test”. www.defensenews.com. Sightline Media Group. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2016.
  49. ^ Raytheon.com[liên kết hỏng] - Goes long, flies high - Raytheon’s new extended-range, surface-to-air missile will enhance proven air defense system (2016-10-06)
  50. ^ Raytheon completes first AMRAAM-ER missile flight tests from NASAMS air defense system - Armyrecognition.com, 5 October 2016
  51. ^ Surface-Launched AMRAAM (SL-AMRAAM / CLAWS), United States of America - Army-Technology.com
  52. ^ ROGOWAY, TYLER (12 tháng 7 năm 2019). “Qatar To Get New AMRAAM-ER Surface To Air Missiles, U.S. Capital May Be Next”. www.thedrive.com. The Drive. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  53. ^ “Update: Raytheon readies for initial flight test of baseline AMRAAM-ER design”. janes.com. 5 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2021.
  54. ^ “Raytheon Missiles & Defense, KONGSBERG complete first AMRAAM-ER missile live-fire test | Raytheon Missiles & Defense”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  55. ^ “Bulgaria selects AMRAAM missile to bolster its air-to-air defense capabilities | Raytheon Missiles & Defense”. www.raytheonmissilesanddefense.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cẩm nang để một mình - đừng cố để có một người bạn
Cẩm nang để một mình - đừng cố để có một người bạn
Tôi đã từng là một người cực kì hướng ngoại. Đối với thế giới xung quanh, tôi cảm thấy đơn độc đến vô vàn
Long Chủng và Slime trong Tensura sự bình đẳng bất bình thường.
Long Chủng và Slime trong Tensura sự bình đẳng bất bình thường.
Những cá thể độc tôn mạnh mẽ nhất trong Tensura, hiện nay có tổng cộng 4 Long Chủng được xác nhận
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Hình như mọi người đều nghĩ Harry Potter thích hợp nhất ở nhà Gry và cảm thấy tất cả mọi yếu tố tính cách của Harry đều chính minh cho một Gry thực thụ
Cảm nhận của cư dân mạng Nhật Bản về Conan movie 26: Tàu Ngầm Sắt Đen
Cảm nhận của cư dân mạng Nhật Bản về Conan movie 26: Tàu Ngầm Sắt Đen
Movie đợt này Ran đóng vai trò rất tích cực đó. Không còn ngáng chân đội thám tử nhí, đã thế còn giúp được cho Conan nữa, bao ngầu