Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Sân bay Biên Hòa | |
---|---|
Một phần của Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam (VPAF) Không lực Việt Nam Cộng hòa (RVNAF) Không quân Hoa Kỳ (USAF) | |
Tọa độ | 10°58′37″B 106°49′6″Đ / 10,97694°B 106,81833°Đ |
Loại | Căn cứ không quân |
Thông tin địa điểm | |
Kiểm soát bởi | Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Không quân Hoa Kỳ |
Điều kiện | Chiếm giữ vào năm 1975 bởi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, được sử dụng làm sân bay quân sự |
Lịch sử địa điểm | |
Xây dựng | 1955 |
Sử dụng | 1955 - nay |
Trận đánh/chiến tranh | Chiến tranh Việt Nam |
Thông tin sân bay | |||
---|---|---|---|
| |||
Thông tin chung | |||
Vị trí | Biên Hòa | ||
Độ cao | 79 ft / 24 m | ||
Đường băng | |||
Sân bay Biên Hòa hay Căn cứ không quân Biên Hòa là một sân bay quân sự nằm ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Sân bay Biên Hòa từng là căn cứ không quân của Không lực Việt Nam Cộng Hòa và Không lực Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, sân bay Biên Hòa được Không quân Nhân dân Việt Nam tiếp quản sử dụng.
Đơn vị đóng quân: Trung đoàn Không quân tiêm kích 935 (Đoàn Biên Hòa) trực thuộc Sư đoàn Không quân 370 với biên chế trang bị sẵn sàng chiến đấu: tiêm kích đa năng Su-30MK2V (đóng vai trò chủ lực), một số cường kích A-37, tiêm kích hạng nhẹ F-5 (không còn hoạt động và được niêm phong)
Biên Hòa tọa lạc tại một khu đất bằng phẳng, yên bình ở một vùng nông thôn cách Sài Gòn 25 km (16 mi) về phía Bắc. Không quân Pháp đã thành lập sân bay quân sự, Base aérienne tactique 192, được hoạt động tích cực trong suốt Chiến tranh Đông Dương.
Vào tháng 2 năm 1953, Không quân Pháp đã thành lập cơ sở tại Biên Hòa để đại tu các máy bay F8F Bearcat.[1]:69 Vào ngày 15 tháng 4, các phi công thuộc Không quân Hoa Kỳ đến Sài Gòn để giúp Pháp thiết lập cơ sở đại tu máy bay F8F và được điều động đến Biên Hòa.[1]:70
Vào ngày 1 tháng 6 năm 1955, Căn cứ Không quân Biên Hòa trở thành căn cứ hỗ trợ của RVNAF khi Pháp giải tán kho hàng chính tại Hà Nội. Tại thời điểm đó căn cứ chỉ có một đường băng dài 1.737 mét (1,737 km) rộng 46 mét (0,046 km).[2]
Vào tháng 12 năm 1960, Nhóm cố vấn hỗ trợ quân sự Việt Nam (MAAG) của Hoa Kỳ đã yêu cầu Hải quân Hoa Kỳ, với tư cách đại diện Bộ Quốc phòng tại Đông Nam Á, lên kế hoạch và xây dựng một số sân bay phản lực tại miền Nam Việt Nam, bao gồm Biên Hòa.[3] Vào tháng 12 năm 1961, công ty xây dựng Hoa Kỳ RMK-BRJ được chỉ đạo bởi Cán bộ phụ trách xây dựng của Hải lực Việt Nam Cộng hòa bắt đầu xây dựng đường băng mới, một trong nhiều dự án được xây dựng bởi RMK-BRJ tại Căn cứ không quân Biên Hòa mất hơn khoảng 10 năm.[3]:30–32